Đạp thẳng vào gối: Một hướng dẫn để chống lại chiến thuật kém lịch thiệp nhất trong MMA. (Phần 1)
Có một số người tin rằng đòn đánh này cần bị loại bỏ khỏi luật thi đấu, một số khác thì lập luận rằng nó vẫn an toàn hơn so với việc...
Có một số người tin rằng đòn đánh này cần bị loại bỏ khỏi luật thi đấu, một số khác thì lập luận rằng nó vẫn an toàn hơn so với việc bị đấm vào đầu. Nhưng sự thật là kĩ thuật này vẫn sẽ tiếp tục được sử dụng, và đây là cách để khắc chế nó.
Trận đấu diễn ra tại Liverpool giữa Stephen Thompson và Daren Till là một trong những trận đấu được mong đợi nhất năm 2018 nhưng rồi nó lại trở thành một cuộc so găng nhàm chán. Thompson tái xuất hiện vào tuần trước, để rồi tiếp tục gây tranh cãi trên dòng tít của các báo MMA. Nhà ứng cử viên hai lần cho đai vô địch hạng bán trung thông báo rằng MCL của anh đã bị rách như là kết quả từ một đòn đạp ngang từ Daren Till vào khớp gối và kết luận:
“Tôi thực sự tin rằng đòn đánh đó nên bị cấm. Nó có thể chấm dứt sự nghiệp của một ai đó. Bạn cũng biết đấy Robert Whittaker đã phải trải qua một cuộc phẫu thuật ACL ngay sau trận đấu của anh ta với Yoel Romero vì cái đòn đó [...] Tôi nghĩ rằng đó là một kĩ thuật xấu xí và nó nên bị cấm.”
Đoạn thông báo này khẳng định về mặt bản chất một vấn đề mà chúng ta đã quan sát được trong các bài hướng dẫn chiến thuật cho những trận đấu trước đây của Thompson. Hệ thống các đòn đá của Thompson được xây dựng theo trường phái của Bill Wallace và xoay quanh 3 đòn đá: đá tống ngang, đá vòng cầu và đá móc, tất cả đều xuất phát từ chân trước, nhưng anh ta không bao giờ tấn công mục tiêu dễ dàng nhất của đòn đạp ngang: chân trước của đối thủ. Trong Hướng dẫn chiến thuật: Thompson vs Woodley II ta đã ghi chú rằng:
Những đòn đạp ngang tầm thấp là các đòn đá khó chịu nhất đối với một đô vật bởi lẽ những đòn đá này chỉ ở trong tầm chụp bắt trong một khoảng khắc ngắn, có tầm với xa hơn đòn đá vòng cầu, đồng thời có thể được dễ dàng sử dụng như một đòn nhử và nối tiếp bằng các đòn đá vòng cầu hoặc đá móc bằng chân trước. Không may là dường như một số võ sĩ cảm thấy có một sự ràng buộc nhất định về mặt danh dự để không sử dụng chúng. Tuy vậy, không nhiều võ sĩ có thể được hưởng lợi từ việc tận dụng đòn đá này như là Thompson.
Stephen Thomspon không phải là người duy nhất có quan điểm này. Những đòn đá thẳng vào khớp gối phía trước vẫn luôn là một đề tài gây tranh cãi không chỉ giữa các fan hâm mộ mà kể cả giữa những võ sĩ với nhau kể từ khi chúng bắt đầu đươc sử dụng nhiều hơn từ năm 2011. Kể từ thời điểm đó, đã luôn tồn tại một cuộc tranh cãi qua lại về tính hợp lệ và sự rẻ tiền của kĩ thuật này.
Những chấn thương.
Một cách tự nhiên, các cuộc tranh luận về đòn đá thẳng vào khớp gối đều mang tính chia rẽ, và những người ủng hộ đòn đá này thường nghĩa ra một kết luận nực cười nhất có thể cho vấn đề này bằng việc phát biểu những thứ như là: “Tại sao chúng ta không cấm luôn những đòn đấm để tránh cho võ sĩ những tổn thương về não?” Lập luận này bỏ qua mất một thỏa thuận chung mà chúng ta đã đạt được về một vài kĩ thuật bị cấm khác, thứ mà phần lớn fan hâm mộ hoàn toàn ổn với việc không được xem chúng. Các đòn đánh vào hạ bộ đều bị cấm trong MMA và chúng đã luôn bị cấm như vậy từ rất sớm trở về trước. Điều tương tự cũng đúng với bất kì đòn tấn công nào vào các khớp nhỏ trên cơ thể (ví dụ: ngón tay).
Các đòn đánh vào hạ bộ hay bẻ vặn ngón tay được xem là những kĩ thuật rất hiệu quả theo hướng lấy yếu thắng mạnh, nhưng các võ sĩ trong những trận đấu theo thể thức tự do (no-holds-barred) trước đây đều không giành được chiến thắng bằng những pha đấm hạ bộ knockout kĩ thuật (TKOs) hay sumbmission bằng khóa ngón tay (finger-lock). Thay vào đó chúng là các kĩ thuật có xu hướng để lại những chấn thương dai dẳng, thứ mà sẽ làm giảm đi chất lượng cuộc sống của võ sĩ và không đem lại nhiều lợi ích tức thời cho người sử dụng. Bất cứ võ sĩ nào đang thi đấu ở UFC hay Bellator đều có đủ bản lĩnh để cho phép bạn bẻ ngón tay của họ ở bất kì khớp nào và vẫn tiếp tục thi đấu. Nhưng nếu như việc tấn công vào hạ bộ và giật bẻ ngón tay để phòng thủ trước các đòn siết (choke) là hợp lệ, thì bất kì một võ sĩ nào với chỉ khoảng 10 trận đánh sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi kí tên và khó có thể giữ cho bản thân không bị vô sinh. Nhưng vấn đề cốt yếu ở đây là, việc chứng khiến những pha lên gối vào hạ bộ của nhau của võ sĩ trong tư thế clinch trên-dưới (over-under clinch) là một trải nghiệm không hề dễ chịu và thú vị. Sự tiếp nhận của số đông là yếu tố mang tính quyết định đối với một môn thể thao chiến đấu bằng nắm đấm với tính hợp pháp mong manh, và dù rằng việc lên gối vào đầu một đối thủ đã khụy xuống không hề gây ra nhiều nguy hiểm hơn so với việc sử dụng kĩ thuật này với một đối thủ vẫn đang đứng trên hai chân, công chúng đã từng không thích điều đó vậy nên hiện nay chúng ta không còn có cơ hội được thưởng thức một trong những kĩ thuật thú vị nhất mà một đô vật giỏi có thể sử dụng trong lồng đấu.
Bất cứ khi nào ý tưởng về việc cấm các đòn đá thẳng vào gối được đem ra tranh cãi, một trong những phản biện thông dụng nhất đươc đem ra sử dụng đó là chưa có một chấn thương nghiêm trọng nào từng xảy ra vì những đòn đá tầm thấp này. Lập luận ấy từng rất hiệu quả, và chắc chắn là bạn sẽ chẳng bao giờ thấy bất kì một ca tử vong nào với lí do là bị đạp vào gối, nhưng một số võ sĩ đã phải trải qua những quãng gián đoạn trong sự nghiệp thi đấu vì các chấn thương ở ACL hay MCL liên quan trực tiếp tới đòn đá này. Trong kỷ nguyên của nền võ thuật hiện đại, các vết rách ở dây chằng ấy không đồng nghĩa với sự chấm dứt đột ngột của một sự nghiệp thể thao theo cách mà chúng có thể đã từng làm trong quá khứ, nhưng những chấn thương này vẫn đòi hỏi một quãng thời gian dài tạm xa rời thể thao để hồi phục. Bạn chỉ cần hỏi Mauricio “Shogun” Rua hay Dominick Cruz để biết được một dây chằng vừa được phục hồi có thể bị tái chấn thương dễ như thế nào khi họ bắt đầu quay lại luyện tập.
Ở một trong những màn ra mắt sớm nhất của kĩ thuật này, Quinton Jackson là một minh chứng hoàn hảo cho sự khó chịu của nó. Toàn bộ đấu thuật của Jackson là xông thẳng một cách nặng nề vào đối thủ cao hơn - Jones - và cố vung đòn vào anh ta. Sau vài hiệp, Jackson đã bị dính những đòn đá này cả tá lần và không tìm ra được cách để thích ứng với chúng, dù rằng anh ta vẫn thành công trong việc ngăn không cho Jones vật ngã khi nhà vô địch cố gắng làm điều đó. Cho đến khi một cú đá làm khớp gối của Jackson bị giãn căng (hyperextended), để rồi sau đó anh ta bị vật ngã và Jones giành được chiến thắng chung cuộc một cách nhanh chóng. Jackson là một trong những võ sĩ đầu tiên đưa ra lời phàn nàn về đòn đá này và kể từ thời điểm đó anh ta đã luôn phải đấu tranh với những chấn thương lặp lại ở đầu gối thứ mà được cho rằng đã gây trở ngại cho việc siết cân của anh ấy trước trận đấu với Ryan Bader. Mặc dù có vẻ như giải grand prix hạng nặng ở Bellator xảy ra một phần là do Rampage không chịu lấy lại vóc dáng, rất khó để có thể biết chính xác mức độ ảnh hưởng của những chấn thương tái phát ở gối đến sự kiện này.
Gif 1. John Jones vs Quinton Jackson.
Và tất nhiên rồi, Robert Whittaker đã bị buộc phải rời khỏi sàn đấu cả một năm ròng vì sự kết hợp giữa chấn thương gối - kết quả trực tiếp từ một đòn đạp ngang của Yoel Romero - và một ca nhiễm trùng tụ cầu khuẩn (staph infection) đáng tiếc xảy ra trong quá trình phục hồi của anh ta. Tuy vậy thay vì phàn nàn, Whittaker quay trở lại và tận dụng mọi cơ hội để đạp vào chân của chính Romero trong trận tái đấu giữa cả hai.
Ở một trong những trường hợp đáng chú ý nhất khi trong những lần đầu tiên mà đòn đá này được sử dụng (tất nhiên là bởi 1 võ sĩ từ lò Jackson/Winkeljohn), Adlan Amagov đã làm đầu gối của Keith Berry bị giãn căng quá biên độ khớp bằng một đòn đánh gây kinh ngạc đến nỗi nó khiến cả Frank Shamrock và Pat Miletich phải ngẩn ngơ tự hỏi rằng liệu nó thậm chí có phải là một kĩ thuật hơp lệ hay không. Berry đã quay trở lại thi đấu vài tháng sau đó, nhưng sự kiện trên đã ngay lập tức làm mất đi cảm tình của nhiều fan hâm mộ về đòn đá này.
Video 1. Adlan Amagov vs Keith Berry
Quay trở lại năm 2012, tác giả của bài viết đã có cơ hội được hỏi Mike Winkeljohn về sự tiếp nhận của công chúng về đòn đá trên và người huấn luận viên tài giỏi này đã phát biểu như sau:
Tôi chắc chắn sẽ khuyên những võ sĩ của tôi sử dụng đòn đá này. Tôi nhìn nhận nó như là một kĩ thuật rất hợp lệ với mức độ nguy hiểm không hề cao như là những đòn đấm hay đá vào đầu. Tôi tin rằng nó đang bắt đầu mang tới một động năng mới cho các trận đấu, bởi lẽ giờ đây võ sĩ sẽ phải lo lắng nhiều hơn về việc bị tước đi nền tảng sức mạnh cho những đòn đánh của họ so với trước đây. Đồng thời trong 20 năm sau tôi sẽ ưa việc ăn tối với một võ sĩ đi khập khiễng vào nhà hàng hơn là với một võ sĩ không thể nhớ nổi tên của mình, vì anh ta đã không cản được những bước tiến công của đối thủ. Khớp gối rất khỏe nếu như mọi người biết chính xác cách để phòng thủ trước đòn đá này.
Chính chấn thương ở MCL của Stephen Thompson dưới chân của Daren Till đã làm cuộc tranh luận này một lần nữa trở thành tiêu đề của các báo MMA, nhưng một ví dụ ít người biết tới khác và có lẽ là còn nghiêm trọng hơn là trường hợp của Teemu Packalen. Sau khi bị Marc Diakiese phá khớp gối ở những phút đầu trong trận đấu của họ vào năm 2017, phong cách thi đấu của Packalen ngay lập tức thay đổi, để rồi anh ta lao thẳng vào một pha phản đòn từ Diakiese và phải nhận lấy một trận thua bằng knockout. Ngay sau trận đấu Packalen đã trải qua một cuộc phẫu thuật khớp gối và phải tạm dừng thi đấu trong vài tháng kế tiếp. Một trận đấu giữa Packalen và Marcin Held đã được lên lịch vào tháng 10 năm 2017, nhưng bên đầu gối bị chấn thương lại một lần nữa buộc anh ta phải rút khỏi trận đấu.
Mặc dù chúng ta sẽ không được chứng kiến những chấn thương nghiêm trọng ở mức độ gãy xương hở thịt hay là khớp gối bị bẻ ngược về sau, việc lờ đi thực tế rằng những lực tác động thẳng vào khớp gối không có khả năng gây nên những chấn thương nghiêm trọng là một điều ngớ ngẩn.
(còn tiếp)
Minh.
Thể thao
/the-thao
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất