Đạo đức có phổ quát và bất biến?
Giả sử rằng, Đức Phật, một người luôn được ca tụng về đạo đức, Ngài lên một chiếc thuyền. Trên thuyền có nhiều người...
Giả sử rằng, Đức Phật, một người luôn được ca tụng về đạo đức, Ngài lên một chiếc thuyền. Trên thuyền có nhiều người và người lái thuyền là một tên sát nhân. Hắn có ý giết tất cả những người trên chiếc thuyền của hắn ngày hôm đó. Đức Phật giết kẻ lái thuyền này vì tính mạng của những người khác. Đức Phật có đạo đức không?
Ngày xưa, Tào Tháo là kẻ gian hùng. Tào Tháo sẵn sàng hy sinh những chiến tướng của mình, ép chết quân sư vì mưu đồ đại nghiệp thống nhất Trung Hoa. Tào Tháo có đạo đức?

Các vương triều phong kiến xưa sụp đổ, vương triều khác dựng lên là những cuộc tái thiết đẫm máu. Để đặt được nền móng vững cho một triều đại mới thì những tàn dư, những định kiến của xã hội cũ phải được loại bỏ… Rồi những cuộc chiến tàn khốc đã diễn ra trong suốt chiều dài lịch sử nhân loại, liệu chúng có xứng đáng để người đời ngợi ca như vậy không?

Hay ở thời kỳ trước, người phụ nữ, theo quan điểm của Nho giáo, phải là người với “Tam tòng, Tứ đức”. Ở những tôn giáo khác nhau, những quốc gia dân tộc khác nhau thì những chuẩn mực đạo đức cũng có những sự khác biệt.
Vậy, Đạo đức là gì?
Morality (from Latin: moralis , lit. 'manner, character, proper behavior') is the differentiation of intentions , decisions and actions between those that are distinguished as proper and those that are improper. Morality can be a body of standards or principles derived from a code of conduct from a particular philosophy , religion or culture , or it can derive from a standard that a person believes should be universal. Morality may also be specifically synonymous with "goodness" or "rightness".
Tạm dịch là:
Đạo đức (từ tiếng Latin: moralis, lit. 'cách thức, nhân vật, hành vi thích hợp') là sự khác biệt về ý định, quyết định và hành động giữa những người được phân biệt là thích hợp và những người không đúng. Đạo đức có thể là chỉnh thể của các tiêu chuẩn hoặc nguyên tắc bắt nguồn từ một quy tắc ứng xử từ một triết lý, tôn giáo hay văn hóa cụ thể, hoặc nó có thể xuất phát từ một tiêu chuẩn mà một người tin là phổ quát. Đạo đức cũng có thể đặc biệt đồng nghĩa với "sự tốt lành" hay "đúng đắn".
Như vậy, đạo đức chẳng phải là thứ phổ quát, bất biến như chúng ta luôn nghĩ mà:
- Đạo đức biến đổi theo thời gian, hoàn cảnh cụ thể
- Các tiêu chuẩn đạo đức xuất phát từ lợi ích của cộng đồng mà hình thành, cũng là công cụ trị vì đất nước từ xưa đến nay
Nói cách khác, các tiêu chuẩn đạo đức vừa mang tính khách quan do những nhu cầu tự nhiên của con người, vừa mang tính chủ quan để phục vụ một bộ phận người. Khi một người suy nghĩ, sống và làm việc theo những quy tắc ấy, mang lại lợi ích cho cộng đồng mà anh ta sinh sống, thì người ta nói rằng: “Ông này sống đạo đức đấy”. Trong trường hợp, việc suy nghĩ, sống và thực hiện theo những quy tắc đạo đức “khô cứng ấy” không những không đem lại lợi ích mà còn gây thiệt hại thì những chuẩn mực đạo đức có thể dần thay đổi.
Tham khảo:
Nói như thế để nhắc đến Nguyên tắc lịch sử cụ thể (Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Marx Lenin) :D
Nếu chúng ta không xem xét đến thời điểm, thời kỳ cụ thể của sự vật hiện tượng, chúng ta dễ đưa ra kết luận sai lầm và sai lệch.
Nếu như chúng ta chỉ nhìn nhận từ một phía mà không nhìn ra lợi ích của các bên, chúng ta sẽ không nhìn được bản chất của hiện tượng. Nhưng, nếu đặt mình vào góc nhìn của các bên trong mâu thuẫn, mà không liên hệ vào vị trí của mình, chúng ta không đưa ra được quyết định đúng đắn gây thiệt hại cho bản thân.
Lấy ví dụ cho trường hợp này: Khi chúng ta sử dụng internet mà không có phương pháp sàng lọc, nghiên cứu thông tin, chúng ta dễ trở thành những con vẹt lặp lại những quan điểm chủ quan sẵn có mà từ khóa nhạy cảm là lịch sử, chính trị, chiến tranh Việt Nam, cộng sản, thân Tàu,… :P là ví dụ cụ thể. Chúng ta cũng dễ dàng mắc phải Confirmation Bias hơn.

Đo lường đạo đức? Khó nhỉ?
Khái niệm Đạo đức đã phức tạp như vậy thì để xác định một người có đạo đức hay không cũng rất khó:
Anh giáo viên một năm làm việc với 100 học sinh
Anh tiến sỹ nọ một năm làm việc với 1,000 sinh viên
Còn lão phó giáo sư đầu hói kia, ngồi trong văn phòng điều hòa, mồm hay chửi thề, có dạy, giảng hay chữa bệnh cho ai? Ông ta là kẻ vô đạo đức? Không, ông ta viết sách, ông ta nghiên cứu để mỗi người có phương pháp tự học, tự chữa cái ngu cho chính mình tới cả ngàn người. Ông này vẫn vô đạo đức. Cuộc sống mà.
Những lãnh đạo các quốc gia đâu có làm một công việc trực tiếp nào đâu. Vậy tất cả họ là lũ đạo đức giả?
Hoặc trở lại với những câu hỏi đầu bài viết, việc xác định một hành vi đạo đức, đo lường đạo đức không hề đơn giản nếu như bỏ đi thời gian, không gian cụ thể của hiện tượng và mục đích của việc đánh giá.
Qua đây, mong rằng, khi chúng ta nhìn nhận hoặc đánh giá một vấn đề nào đó để đi đến kết luận và hành động, chúng ta nên có một phương pháp đánh giá, phân tích khoa học, có hiểu biết cho dù là trong việc gì hay lĩnh vực nào.
Tôi nghĩ có tư duy chắc chắn vẫn hơn. Khi tư duy khoa học đã thành thói quen thì thực hiện việc đó sẽ không còn khó khăn nữa. Điều này sẽ mang lại lợi ích cho chính bạn.
Không nhớ đọc hay nghe quan điểm này từ đâu, đại khái túm váy rằng:
Con người ta sống trong Mê và Tỉnh. Chúng ta đi ngủ, mơ màng về một ai đó hay điều gì, ấy là mê. Thế thôi á? Nhưng có thứ Mê ngay cả khi chúng ta mở mắt. Người ta dành cả đời để đi tìm đánh thức bản thân mình khỏi cơn Mê ấy. Ngày xưa, Đức Phật là người toàn văn, toàn võ, đã bỏ hết những ham muốn vật chất, quyền lực tầm thường để đi tìm bản thân thức tỉnh đồng thời giúp chúng sinh tự thức tỉnh. Người được ca ngợi vì những đóng góp cho nhân loại suốt hơn 5,000 năm qua và Phật là người có đạo đức.
Có lẽ việc đạo đức nhất bạn có thể làm lúc này là tự đánh thức bản thân mình.


Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất