Đánh giá về chuyện đánh giá: IELTS hay trend TIK TOK
Có thể do nhân chi sơ bản tính nhiều chuyện nên đi tới đâu thì tôi cũng phải hóng drama tới đó và spiderum cũng không ngoại lệ. ...
Có thể do nhân chi sơ bản tính nhiều chuyện nên đi tới đâu thì tôi cũng phải hóng drama tới đó và spiderum cũng không ngoại lệ.
Tôi thì hay theo dõi những màn đấu khẩu của ông anh Tornad và bà chị Gwens ( ai biết thêm drama nào bổ não chứ không hại phổi thì cho xin hít hà ké với ). Tôi chẳng về phe ai cả, cũng chẳng đánh giá ai đúng ai sai vì quan điểm của tôi đến đây để học hỏi, tìm hiểu cách mọi người lập luận, phát triển các ý của mình để thuyết phục người khác, một phần khác thì do tôi còn trẻ người non dạ, ngu dốt vậy nên tốt hơn cả giữ cái đầu mở để có thể tiếp thu được tinh hoa từ mọi phía, biết đâu về sau khi tôi tích góp được một lượng kiến thức, hiểu biết nhất định thì tôi lại debate, một mình cân cả thế giới thì sao.
Nhưng không phải mọi chuyện chúng ta đều có thể không đánh giá nó, để gọi là "giữ cái đầu mở" hoặc đánh giá nó theo cách khách quan, nhất là những chuyện có thể gây ảnh hưởng đến người khác, thì nó cần được xét tính đúng sai, vô hại hay có hại. Như tôi có lần đã từng kể về năm cấp 2 của mình (link bài ở dưới ) khi tôi bị bọn con trai trong lớp giật dây áo lót, vì khi đó những người tôi tiếp xúc, môi trường của tôi tiếp xúc chỉ thu hẹp lại trong phạm vi lớp học, vậy nên tôi không biết những hành động đó là như nào, những người xung quanh tôi đều làm vậy nên nó là đúng, nó là bình thường. Mấy đứa bạn của tôi mỗi giờ ra chơi đều túm năm tụm bảy để nói về thằng này đẹp trai, thằng này ngon, mũi thằng này cao, da con này đen... Để giờ đây tôi nhìn vào một người, tôi sẽ đánh giá họ qua ngoại hình để xem họ đang ở đâu và xứng đánh nhận được những gì. Mặc dù tôi đang cố thay đổi để bỏ đi sự phán xét đấy, bằng cách đánh giá họ qua hành động, những việc họ làm. Nó cũng giống như kiểu bạn rate cho quán trà sữa này 5 sao trên now vì đóng gói đẹp, phục vụ nhanh, đồ uống ngon... Nhưng không lẽ con người cũng đối xử với nhau dựa trên những ngôi sao đó ? Tôi nghe nói có quốc gia nào đó đang có dự định làm ứng dụng đánh giá công dân ( Black mirror SS03Ep01 đã nói về vấn đề này rất hay ).
Tôi đang học cấp 3 và tôi không hề thích việc học một chút nào, đặc biệt là toán, tôi không học nó vì tôi thấy nó vô dụng đối với tôi, hay cả những môn tự nhiên khác như lí hóa sinh cũng vậy tôi không học nó, vì đơn giản cuối cùng tôi không thi nó. Tôi cảm thấy mình như đang sống trong chủ nghĩa bằng cấp vậy, nên khi trường tôi yêu cầu hệ lớp của tôi cần phải có bằng ielts trước học kì 1 lớp 12, khiến tôi không hiểu thực sự mục đích của nó là gì. Ừ thì đúng nó là tiếng anh, ngôn ngữ toàn cầu nhưng cái bằng ielts nó thực sự cần thiết đối với những người không đi du học ? Đè nhau ra đóng mấy củ để ngồi phân tích biểu đồ, nghe mấy đứa lạc đường, book phòng rồi ngồi đọc mấy bài về hạt thơm hạt cay ? Nó thể hiện được điều gì mà bây giờ mọi người chạy theo nó như một trend trên tik tok để tất cả mọi người cùng mèo méo meo mèo meo...
Để hàng ngàn trung tâm tiếng anh mọc lên như nấm, thầy cô giáo giả mạo bằng điểm, hiện tượng mua đề lộ đề tràn lan ? Tôi không bảo nó là xấu vì nhờ nó trình độ tiếng anh nước ta tốt lên nhưng thực sự nó thể hiện cho cái gì, nó có thực sự cần thiết không thì tôi không chắc. Vậy nên trong quá trình tôi ôn luyện ielts, thực sự cũng chẳng khá lên nhiều vì đơn giản tôi không thích nó nên tôi không muốn làm nó. Để rồi đến một hôm, khi tôi đọc quyển A brief history of humankind bằng tiếng anh, đã khiến tôi vỡ lẽ ra rất nhiều điều, tôi nhận ra còn cả một bầu trời tri thức ngoài kia đang đợi tôi. Tôi bắt đầu đọc Forbes, New York Times,... và thực sự nó đã làm tôi thỏa mãn rất nhiều với những drama không lối thoát nhất là trong mùa bầu cử này. Nào thì Trump chơi Biden, Biden chơi Trump, Obama chơi Trump, cả Biden và Obama cùng nhau hợp lực chơi Trump.... Để bây giờ thay vì ngắm Barron Trump, tôi nghe các phát biểu của Trump, mở twitter chỉ để ngóng xem ông hôm nay quyết định cà khịa ai, search cụm tik tok cũng chỉ để xem cuối cùng ByteDance chọn chàng rể nào, để giờ trên newfeed youtube chỉ toàn recommend in a nutshell, oversimplified,... thay vì các clip mukbang hay makeup, thay vì ngồi hóng hết drama trong gossip girl thì tôi lại cày cosmos của carl sagan để ngồi thao thao bất tuyệt, chém gió tung dời trước mặt crush, để đi về như một người hùng với điểm 9 trên tay khi bị gọi kiểm tra miệng bất ngờ trong tiết sử..
Và quan trọng hơn hết để cho tôi thấy ý nghĩa thực sự của bằng cấp, của sự hiểu biết nhưng không khiến tôi thay đổi quan điểm rằng tiếng anh hay bất cứ thứ tiếng gì khác nó cũng chỉ là một ngôn ngữ để giao tiếp, trao đổi với nhau. Còn ielts hay bất cứ bằng cấp nào khác nó chỉ là một mục tiêu để sau khi ta học hỏi những kiến thức cần thiết thì ta có thể chinh phục nó. Có thể các môn học toán lí hóa không áp dụng nhiều trong thực tại nhưng đúng là nó có rèn luyện cho tư duy của ta tốt lên, nó cho ta thứ để cố gắng, để ta biết cái gì cũng cần phải luyện tập kiên trì thì mới có thể tốt lên được, nó rèn cho ta đức tính cần cù. Tôi không ủng hộ, cũng không phản đối nền giáo dục nước nhà vì tôi thì cũng chỉ là dân đen (who am i to judge), chỉ là hiểu được những điều này khiến tôi phần nào có động lực đến trường hơn, chăm chỉ hơn vì tôi biết những điều tôi đang làm không phải là vô nghĩa. Nó cũng đã khiến tôi suy nghĩ lại về những thứ mình tin từ trước về chuyện học tập bằng cấp, phải chăng tôi đã dùng quan điểm khách quan để đánh giá một cách cá nhân chuyện này vậy nên nó mới tạo dựng định kiến trong tôi như vậy ?
Tản mạn một chút sang sách self-helf, tôi thì không phải là fan của thể loại sách này cũng mới chỉ có đọc một hai cuốn tiêu biểu vì được anh chị em hang hốc tặng. Tôi thấy có khá là nhiều quan điểm trái chiều về loại sách này, nhiều người coi nó như rác rưởi, ung thư, vô dụng nhưng nhiều người lại bảo nó truyền động lực cho họ rất nhiều. Nhưng cái gì tồn tại đều có nguyên do của nó, như rác rưởi tồn tại cho bạn thế nào là rác rưởi, vô dụng tồn tại cho bạn biết thế nào là hữu dụng. Bởi chung quy lại nếu muốn thành công thì cũng chỉ có một bài học cốt lõi là cần cù, chịu khó, học hỏi nhiều chứ bây giờ bắt người ta viết cách không làm mà đòi có ăn thì khi ăn *** **** ăn *** thì đừng có chửi tác giả nhé hay viết về cách để thất bại thì cô dâu tám tuổi còn lâu mới có cơ mà đọ.
Vậy nên đối với sách self-help thay vì dùng ý kiến đánh giá khách quan của mình để áp đặt lên người khác, để đánh giá xem quyển sách đúng hay sai, có ích hay vô ích thì hãy thử đánh giá xem nó có ích với ai, gây hại với ai ? Bởi nếu cứ áp đặt như vậy rất dễ tạo nên định kiến, để những quyển sách thực sự hữu ích trong tương lai được xuất bản lại phải chịu sự khinh bỉ, chỉ trích vì định kiến chi phối cảm xúc của con người rất nhiều. Như một ví dụ sau đây bà chị tôi không thích giọng của một ca sĩ tôi thích, có một lần tôi bật một bài của anh ý nhưng không cho chị tôi thấy là anh ấy hát, chị tôi khen tới tấp nào thì là giai điệu hay, luyến láy hay, giọng đầy cảm xúc. Và thế là bẵng đi một thời gian tôi bật lại đúng bài đấy, cho bà ấy biết là anh ấy hát thì bà lại bảo à thằng này hát thảm nào cứ phè phè, nghe như vừa hát vừa thở ý... Không biết nói gì luôn....
Đến đây thì sau khi đọc lại bài của tôi cũng chẳng hiểu tôi viết cái gì luôn định đăng một chút trong chuyện trò tâm sự nhưng nhận ra bài này cũng giống quan điểm tranh luận... Và chắc đây sẽ là bài cuối cùng của tôi trên spiderum trong năm nay vì tôi sắp phải thi đủ các thể loại thứ rồi.
Bài viết không phải đánh giá cũng không phải tranh luận chỉ là đôi lời tâm sự về chuyện đánh giá mà tác giả trải qua, vui lòng cân nhắc trước khi đọc. Và nếu ai có quan điểm gì khác thì mong có thể cho mình xin tư vấn và địa chỉ đế có thể cắt kính nơi bạn.
Peekaboo
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất