Vietcera, Vietsuccess, Nguyễn Hữu Trí, Hội đồng cừu, Dưa Leo etc là những channels khá nổi tiếng trên youtube. Mục đích các kênh nhằm cung cấp cho người xem những kiến thức, góc nhìn mới. Với mình, tâm lý của người xem, mình gom các channels này là nhóm kênh phát triển bản thân (kiến thức và sự nhìn nhận)+ self-help. Sau hơn 2 năm giành thời gian theo dõi, thì sau đây là đánh giá của mình về những kênh kể trên.
Nhóm 1: Vietcera (456k sub) và Vietsuccess (330k sub) ~ "big" channel của MC
Nhìn chung, đây là 2 kênh được đầu tư chỉnh chu, bởi ekip lớn có nhiều người dẫn, không chỉ là vlog cá nhân. Mô típ là mỗi tập sẽ phỏng vấn các khách mời khác nhau, mỗi clip người xem sẽ được nghe khách mời đưa ra quan điểm, các nhìn nhận, câu chuyện của chính họ. Nếu đặt lên bàn cân so sánh thì, trong khi Vietcera chứa nội dung đa dạng, hướng tới giới trẻ, thì Vietsucess chọn cho mình định nội dung chuyên sâu về kiến thức và kỹ năng. 2 host chính của 2 kênh đều là những MC lâu năm trong nghề: MC Thùy Minh và MC Quốc Khánh. Vì là MC lâu năm trong nghề, nên 2 kênh đều có 1 thế mạnh rất lớn là mời được dàn khách profile "xịn đét" như thầy Giản Tư Trung hay nhà sư Minh Niệm. Xét về nội dung mỗi tập thì có thể thấy Vietcera mang tính sáng tạo, đột phá, có nhiều hướng tiếp cận, kênh có nhiều nội dung để khai thác như Have a sip, Have a sip- After hours, the Money Date, vv. Tuy nhiên, nếu nói về điểm mình chưa hài lòng (ở 1 số tập) là nội dung chưa khai thác sâu sắc, đặc biệt là dàn câu hỏi cho khách mời. Nếu khách mời nói hay thì tập đấy hay và ngược lại. Ở 1 số tập như MC Thùy Minh quá bận bịu với cả Vietcera mà không chuẩn bị kĩ hoặc những host trẻ khác của chương trình phong độ chưa vững vàng. Nhưng bù lại, có những tập "hợp cạ" thì rất okie.
Với Vietsuccess, ngược lại nội dung khách mời chuẩn bị kĩ lưỡng hơn, MC Quốc Khánh dẫn chắc tay, điềm tĩnh, dàn host khác của Vietsuccess cũng "chín" hơn. Chiến lược của Vietsucess cũng rõ ràng trong việc xây dựng kênh theo hướng chuyên sâu. Tuy nhiên như đã phân tích ở trên, Vietcera có nhiều nội dung mới mẻ sáng tạo, khách mời đa dạng, nên cuốn hút hơn về mặt bằng chung.
Nhóm 2: Nguyễn Hữu Trí (825k sub), Dưa Leo (874k sub), Huỳnh Duy Khương (335k sub)
Có thể bạn thắc mắc tại sao lại xếp chung mâm 3 channels này. Với mình lý do của sự sắp xếp này là dựa trên người sáng tạo kênh. Điểm chung của 3 kênh là theo style nhận định đánh giá chia sẽ từ chính chủ kênh (người có kinh nghiệm). Ban đầu, định hướng của Huỳnh Duy Khương (HDK) và Nguyễn Hữu Trí (NHT) khá giống nhau, kênh cho giới trẻ, 2 anh này xuất phát từ chung 1 trung tâm về kĩ năng là AYP thiên về phát triển kỹ năng, tâm lý. Tuy nhiên sau này, nội dung của kênh NHT có phần trendy hơn, review về những hiện tượng đang được xã hội (giới trẻ) quan tâm.
Nhận xét về NHT thì anh ra clip đều tay, đưa ra nhiều cách nhìn nhận về vấn đề mới mẻ, hợp lý, đa chiều. Tuy nhiên vì là chủ 1 doanh nghiệp dạy về kĩ năng cho giới trẻ (khách hàng tập trung tầm <25), cách trình bày và nhìn nhận vấn đề có phần hơi "trẻ" quá, không tránh khỏi những lập luận mang tính chủ quan và có phần bài xích những ý kiến trái chiều (aggressive), ví dụ điển hình ở tập làm việc ở doanh nghiệp lớn hay startup với khách mời là một chị làm việc lâu năm ở big firms, mình cảm thấy cách tranh luận của anh Trí mang tính hơn thua, cố gắng đưa ra những lập luận để chứng tỏ là làm ở startup tốt hơn, phải chăng vì anh đang là chủ 1 doanh nghiệp startup. Tuy nhiên, NHT có sự tiếp thu và điều chỉnh, như từng có thời gian anh NHT tiện tay quảng cáo hơi"lố" về khóa học và dịch vụ sinh trắc vân tay cuối mỗi clip làm cho tuyên ngôn khi lập ra kênh để nâng cao cộng đồng chứ không phải vì khóa AYP bị mâu thuẫn, về sau đã bỏ hẳn vụ này.
Với kênh HDK, kênh này thiên về tips thuyết trình, trình bày, giao tiếp. Có thể thấy sự tâm huyết của chủ kênh HDK khi chia sẽ, đặc biệt sự bền bỉ cố gắng thay đổi của 1 người kém giao tiếp, "hướng nội" trở thành một giảng viên về kĩ năng mềm. Nhưng kênh cũng không tránh khỏi 1 điểm trừ là cách nhìn nhận mang tính rập khuôn sách vở. Đa số trải nghiệm của anh HDK thì quẩn quanh trong học viện AYP, nên ví dụ cho các lập luận của HDK đưa ra không có sự thuyết phục cao, đặc biệt với đối tượng đã có va chạm với cuộc sống ngoài xh. Chẳng hạn như khi nói về những dạng người khi giao tiếp, kênh khuyên chia theo sinh trắc vân tay.
Cuối cùng là kênh Dưa Leo (DL), 1 kênh có rất nhiều tranh cãi. Với kênh DL, anh ấy cũng dành thời gian tâm huyết cung cấp nhiều kiến thức lý thuyết và tâm lý cho người xem. Gạc qua những vấn đề drama của kênh thì mình thấy kênh này có những clip rất hay thú vị. Tuy nhiên điểm trừ của kênh lại có những clip chưa được nghiên cứu chính xác hoặc mang tính nhìn nhận chủ quan, ví dụ như clip về thuyết tiến hóa của Darwin là bịa đặt, và từng có 1 clip của Vfact phản pháo lại. Việc yêu cầu donate mang style đòi nợ cũng gây khó chịu với không ít người xem, sau này DL đã có tiết chế hơn. Với mình thì khi coi kênh DL mình sẽ có phần chọn lọc cũng như kiểm chứng lại thông tin.
Nhìn chung, 3 kênh vì là dạng vlog nên không tránh khỏi có những quan điểm không chính xác hoặc không phù hợp với nhiều người, nhưng mình vẫn đánh giá cao mục đích thành lập kênh, ghi nhận sự đóng góp "thật", ngoài ra những quan điểm, cách nhìn nhận của những "đàn anh" cũng khiến cho mình học hỏi được ít nhiều. Cái nào không phù hợp thì mình tự filter ra.
Nhóm 3: Hội đồng cừu (124k), Nguyễn Thanh Duy (458k)~vlog lứa đầu 9x
Tương tự như nhóm 2, cũng là dạng kênh vlog, nhưng có 2 điểm khác biệt lớn: Nhóm chủ kênh của các bạn trẻ hơn (lứa đầu 9x) và cách nhìn nhận trình bày vấn đề. Hội đồng cừu (HDC)Nguyễn Thanh Duy (NTD) thì backgroung tương tự, tầm đầu 9x và là du học sinh, nhưng định hướng 2 kênh thì khác.
Với NTD, bạn khai thác nội dung tâm lý, tài chính. Thường thấy ở các clip, NTD dựa trên 2 yếu tố chính là nghiên cứu (sách, tài liệu)+trải nghiệm cá nhân. Khác với nhóm 2, khi đưa ra quan điểm, NTD có thừa nhận là quan điểm cá nhân, không mang style có gắng thuyết phục hay "dạy" người xem là "bạn hãy nghe tôi". Tuy nhiên, điều đó không đồng nghĩa với việc là quan điểm bạn không có tính hợp lý. Chính vì khả năng nghiên cứu tốt+sự trải nghiệm mang tính nhìn nhận bình tĩnh mà NTD gây dựng được cho mình kênh youtube với lượt follow khá tốt.
Khác với NTD hay nhóm 2, thì HDC chọn đề tài khai thác là triết học, thứ mà có vẻ "chán" và khó vào với nhiều người. Tuy nhiên mình vẫn "cố gắng nhét" vào bài này vì với mình thông qua clip phân tích về triết, mình cảm thấy được healing và hiểu bản thân hơn. Nói cho cùng, triết học cũng chứa phần self-help trong chính nó. Một số video tiêu biểu mình thích như là TRIẾT HỌC/TÔN GIÁO CỦA "ĐỪNG PHÁN XÉT NGƯỜI KHÁC" hay CHÁNH NGỮ VÀ TỰ DO NGÔN LUẬN: Khẩu nghiệp có tính "trừng phạt". Bản thân mình khi có tìm hiểu về triết cũng có những câu hỏi tương tự xuất phát vì sự mơ hồ của bản thân nên đó là điểm hút mình đến với kênh này.
Một điều cá nhân mình thích 2 kênh này hơn nhóm 2 là mình không thấy ảnh hưởng của "business hóa" của 2 bạn, dù với NTD bạn cũng để phần donate ở Description, nhưng nội dung video hầu như bạn không hề yêu cầu hay remind về trong video của mình.
Chung cuộc, đây là những kênh tiêu biểu mà trong thời gian theo dõi youtube mình đã xem để có những gợi ý trong sự "hoang mang" về mình cũng như tiếp nạp thêm kiến thức/góc nhìn nhận, hoặc đơn giản là healing bản thân. Mình viết bài này vì mình cảm thấy coi kênh xong, đọc comment thì 95% là khen clip đó, comment "không khen" bị lọc hết rồi hay sao? Bạn có theo dõi những kênh này không? Ý kiến của bạn ntn?