Bài viết ghi lại những kiến thức mình lĩnh ngộ được sau khi nghe một đoạn chia sẻ của chị Trang - Một chuyên gia trong lĩnh vực Xây dựng và tối ưu trải nghiệm khách hàng. Link video mình có để ở cuối bài viết dành cho những bạn nào có hứng thú. Va bây giờ thì bắt đầu thôi nhé.

Design thinking là gì ?

Là Quy trình, phương pháp giải quyết vấn đề theo hướng tập trung vào người dùng.

Quy trình 5 bước

Quy trình design thinking này gồm 5 bước, và nó lặp lại liên tục trong quá trình làm sản phẩm. 1 > 2 > 3 > 4 > 5 > 1 > 2 > 3...
1. Thấu cảm
2. Định nghĩa
3. Tìm ý tưởng
4. Làm mẫu thử
5. Kiểm thử

5 nguyên tắc

1. Người dùng là trên hết
2. Quan sát – Tiếp xúc – Trải nghiệm > Thống nhất hiểu biết chung về KH/Người dùng
3. Viết trước > nói sau(Tư duy độc lập > Chia sẻ). Nếu không áp dụng thì sẽ bị hạn chế sự sáng tạo, ý tưởng.
4. Tham gia từ đầu đến cuối.
5. Khám phá ý tưởng qua mẫu thử, nhiều lần.

03 Tính thực tiễn của Design thinking

1. Với con người: cần đáp ứng được nhu cầu về cảm xúc: Yêu/ghét/biết đến/quan tâm…
2. Với công nghệ: cần đáp ứng được tính khả thi
3. Với kinh doanh: cần đáp ứng được lợi nhuận.

Tìm hiểu về User persona

User persona là thông tin mô tả về một người cụ thể đại diện cho khách hàng trong tương lai – người sẽ sử dụng sản phẩm mà bạn đang xây dựng, phát triển.
Về Khách hàng tương lai, có thể chia họ ra thành 6 nhóm – 2 gian đoạn là:
Giai đoạn 1 – Khi chưa có sản phẩm thương mại (1 nhóm người dùng) > Ta có người dùng sáng tạo. Đây là người dùng sử dụng kinh nghiệm, sự sáng tạo của bản thân, học hỏi xã hội để tiết kiệm thời gian, tiền bạc, nâng cao chất lượng, hiệu suất lao động.
Giai đoạn 2 – Khi đã có sản phẩm thương mại (5 nhóm người dùng)
+ Người dùng sớm
+ Người dùng thường xuyên
+ Người dùng chủ yếu
+ Người dùng đặc biệt
+ Người dùng muộn
Link video: