DẠY HỌC ONLINE TẠI SAO KHÔNG HIỆU QUẢ ?
Từ thế kỉ XI tức năm 1070, Trường Đại học đầu tiên của Việt Nam được thành lập, như mọi người có thể biết tôi đang nói tới Văn Miếu...
Từ thế kỉ XI tức năm 1070, Trường Đại học đầu tiên của Việt Nam được thành lập, như mọi người có thể biết tôi đang nói tới Văn Miếu Quốc Tử Giám. Nhưng hôm nay tôi không muốn bàn về việc Quốc Tử Giám được xây dựng như thế nào, nếu quý vị nào tó mò thì có thể Google. Vấn đề hôm nay tôi đang nói tới đó là từ rất lâu về trước (trong bài viết này tôi sẽ lấy thế kỉ XI làm mốc) cách học và cách dạy không có nhiều thay đổi so với thế kỉ XXI nghĩa là đã hơn 1000 năm trôi qua giáo dục Việt Nam không có nhiều thay đổi so với thời kì trước. Tất nhiên khác biệt là rõ ràng khi nói về hệ thống phân cấp giáo dục, kiến thức, các môn học… Nhưng về cách thức dạy học không có nhiều thay đổi, vẫn là học sinh tới lớp học, giáo viên giảng dạy kiến thức mới, giáo viên đưa ra câu hỏi, học sinh trả lời câu hỏi, nếu học sinh không trả lời được thì giáo viên tự hỏi tự trả lời. Một số người nghĩ rằng tôi cũng học cách học đó suốt những năm ở phổ thông và giờ vẫn sống tốt, vậy thì có gì phải thay đổi nhiều cơ chứ ? Rất tiếc đó lại là một điều hết sức sai lầm. Bằng chứng là trong giai đoạn hiện nay – Covid 19 trở thành một mối quan ngại, một vấn đề ảnh hưởng nhiều tới chất lượng giáo dục. Vì bối cảnh không cho phép học sinh học trực tiếp dẫn tới việc học sinh phải học qua internet, máy tính và các công cụ khác. Và bởi vì học sinh và cả giáo viên ở Việt Nam hầu hết chưa quen với việc dạy và học trực tuyến dẫn tới chất lượng dạy và học không đảm bảo, bằng chứng là rất nhiều phụ huynh của những học sinh phàn nàn rằng học sinh học online không hiểu phần lớn kiến thức giáo viên dạy.
Tiện nói về việc dạy học online thì đó không đơn giản chỉ là việc giáo viên tương tác với học sinh thông qua Zoom hay Google meeting hay các công cụ giao tiếp khác… Còn có nhiều vấn đề mà khi quản lý một lớp học online nảy sinh như hỗ trợ học sinh sử dụng các công cụ vì không phải học sinh nào cũng có khả năng tự tìm tòi khi bắt đầu sử dụng một công cụ trực tuyến mới, quản lý bài tập, lên kế hoạch xây dựng hoạt động online, xây dựng hoạt động online… Nếu là một giáo viên thì các bạn hoàn toàn có thể biết được rằng giáo án mà một giáo viên phải soạn sẽ có những hoạt động được thiết kế trong quá trình dạy học. Nhưng vấn đề đặt ra đó là những mẫu giáo án đó không bắt kịp được với sự thay đổi của xã hội. Có nghĩa là hầu hết những mục như hoạt động, mục tiêu, phương tiện dạy học trong mẫu giáo án cũ đều chỉ áp dụng cho việc dạy học trực tiếp trên lớp, hoàn toàn không phù hợp với bối cảnh dạy học online.
Các bạn đọc có thể tham khảo những ý tưởng trong link này : https://www.ted.com/talks/sir_ken_robinson_bring_on_the_learning_revolution
( Nếu các thầy cô giáo quan tâm thì trên nền tảng học trực tuyến Coursera có những khóa học giảng dạy từ các trường Đại học lớn nói về cách thức dạy học online được xây dựng từ năm 2010)
Đó là minh chứng cho thấy giáo dục có sự thay đổi qua các thời kì và chúng ta cần phải thay đổi để bắt kịp với thời đại. Chỉ tiếc rằng giáo dục của chúng ta, giáo viên của chúng ta, học sinh của chúng ta hơi chậm so với thế giới ngoài kia mà thôi. Lý do thì các bạn có thể đọc trong bài viết cũ của tôi, tôi có nói một vài vấn đề nảy sinh trong giáo dục Việt Nam.
Nếu mọi người nhìn dưới góc nhìn tiêu cực rằng tôi đang tự nhục dân tộc thì mọi người hoàn toàn sai. Tôi chỉ đang nhìn vào các vấn đề còn tồn đọng và nói lên ý kiến của mình về vấn đề đó.
Chuyện trò - Tâm sự
/chuyen-tro-tam-su
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất