Trần Hữu Niệm (Trần Đế) (ảnh chỉ mang tính minh họa nhân vật, không thuộc sở hữu tác giả) - Nguồn: https://www.pinterest.com/pin/496592296405510911/
Trên giấy tuyên hoạ một dáng người mạn diệu, thanh y hoa mỹ thướt tha vô cùng sống động tiên minh, nhất là thần tình trên mặt kia có một loại không giải thích được liêu nhân. Đây rõ ràng là bức hoạ một mỹ nhân thanh lệ, trên mặt yểm lụa mỏng cũng không che lấp được một thân phong hoa tuyệt đại, quý khí sắc sảo. Hoa bào thanh y lả lướt, đứng dưới tàn cây đăng đề rũ xuống, cả người thấm đẫm dương quan.
Mai công công thuận miệng hỏi: “Nữ tử trong tranh là vị nào? Sư gia sao lại muốn đưa cho hoàng thượng?”
Sơn Chi thu liễm thần tình, nhìn Khiết Tử, thấy hắn khẽ cười, lại nhìn lên bức tranh.
“Bên góc phải có ấn mộc hình Kỳ lân, dấu mộc này...”
“Ông quốc.”- Mai công công lẩm bẩm.
“Chính phi của bệ hạ, hay là nói Hoàng hậu của Trần quốc. Bệ hạ nếu trong lòng e ngại lấy phải một xú phụ thì hôm nay thần coi như cho người chút yên tâm. Chính thất quả thật xinh đẹp như thiên tiên hạ phàm.”
Trong đầu Sơn Chi nhanh chóng xuất hiện ý nghĩ.
Nàng là thê tử của ta......
--------------------Hai ngày sau--------------------
Toàn bộ hoàng cung khắp nơi đều treo đền lồng đỏ thắm, lụa tía giăng mắc tầng tầng như ảo mộng, thảm nhung được trải từ hoàng môn đến cung nội, khiến người xem một trận mãn nhãn. 
Phía trên bậc thang, quần thần thiếp ý đứng thành hai hàng thẳng tắp, cung nữ, nội thị* cúi đầu nghiêm chỉnh, văn võ bá quan quần áo chỉnh tề. Trên điện cao chín tầng*, quân vương bộ dáng bệ vệ, long bào hồng sắc diễm mỹ tinh tế, tại ống tay áo, tà áo đều được ám kim hoa lệ càng tăng thêm bá khí quân lâm thiên hạ. Khuôn mặt tuấn tú không có biểu tình, đôi con ngươi trong trẻo bình định, như ngọc dương chi hoàn mỹ không cách nào xoi mói.
Phía sau cung nữ che lộng có tới chín mươi người, thái giám đứng chờ lệnh có tới bảy mươi người, bên dưới thị vệ gươm giáo nghiêm trang đứng dài từ cổng vào trong. Hạ nhân đứng hai bên chờ lệnh hay đón nhận của hồi môn thì trật tự đứng theo hàng, nhìn qua hỉ sắc rợp trời, hôn lễ của hoàng đế đương nhiên nào phải chuyện đùa. Hậu cung có bao nhiêu giai lệ đều phải đứng theo phẩm vị, các nàng dung nhan tú lệ, đầu cài kim thoa, tai đeo xuyến bạc, mỗi người một vẻ, làm không khí càng thêm hợp lòng người.
Tiến vào hoàng môn là cỗ kiệu hoa mười tám người khiêng, mành treo có ba lớp, lớp ngoài là mành ngọc trai rũ xuống, lớp thứ hai là chiếu bằng gỗ tử đàn cuộn thả, lớp cuối cùng là Hoàng Miêu ti sam cống phảm thượng hạng. Cho nên không thể nhìn được bên trong rổt cuộc có người hay không. Của hồi môn của Uyển Lan công chúa vẫn còn ở phía sau, chỉ thấy đầu không thấy đuôi, nhưng rõ ràng thấy được bức tượng Phật bằng vàng ròng phải đến bốn người khiêng mới xuể, vô số kinh thư xếp thành từng đống lớn.
Kiệu vừa đặt xuống, sứ giả nhanh nhẹn tiến đến tiếp nhận thánh chỉ Ông quốc, nhận lấy phượng tỉ hình con Kỳ Lân chế tác tinh xảo.
Hôn lễ nghi thức rườm rà, phải qua nhiều công đoạn mới đến phần giở mành đón tân hậu. Mành ngọc trai được vén sang hai bên, cố định lại, bức mành tử đàn được cuộn lên buộc chặt, sau cùng là Hoàng Miêu ti sam phải để tân hậu tự tay mình giở ra bước đến quân vương. Hạ nhân lót ghế bên dưới, im lặng chờ đợi.
Một bàn tay vươn ra, đầu ngón tay hồng hồng sạch sẽ, khớp tay tinh tế thon dài, mỗi ngón tay đều như bạch ngọc nhất đẳng điêu khắc mà thành, trắng đến gần như trong suốt.
Kế tiếp mành được giở lên, thấy mũ đội trân châu, trang sức vàng ròng chói mắt đẹp đẽ. Thấy bóng hình một nữ tử dáng người lả lướt hoàn hảo bước xuống thảm nhung bên dưới. Đương nhiên tân nương đeo vải điều che mặt.
Nữ nhân được đón tiếp trịnh trọng này là Ông Linh Quỳnh Uyển Lan, đại công chúa Ông quốc. Sơn Chi đứng trên cao mặt không đổi sắc, vẫn bệ vệ đường hoàng như vậy, phải khiến bách tính đứng bên dưới ngước nhìn lên, đồng dạng cảm thấy tựa như trời xanh cao không thể với.
Nhưng ít ai hiểu rằng, hay nói đúng hơn chỉ có Mai công công cùng Hàn Lâm học sĩ biết được tâm trạng của hắn lúc này đang là gì thôi. Vì bức hoạ kia, bức hoạ mà suốt hai ngày qua vẫn chưa được cuộn lên một lần, vẫn còn nằm trong thư phòng hoàng đế.
Cung nhân cúi người đưa hai tay lên đầu, Uyển Lan chậm rãi đặt tay mình lên trên, phượng bào phía sau dài đến độ phải tiến lên một tầng bậc thang mới hết. Hạ nhân đứng đợi lệnh hai bên biết nhiệm vụ của mình, tiến tới nhấc phượng bào lên.
Hoàng hậu vào điện trước tiên phải bái tổ, đi bộ từ chính điện lâm triều đến Phụng Nghi Đình*, đường quanh co khúc khuỷu, chưa kể đến phải mặc phụng bào nặng nề này.
----------Phụng Nghi Đình----------
Hôn lễ hoàng thất hay sắc phong hoàng hậu đều được phải tổ chức tại đây, hàm ý có sự chấp thuận và chứng giám của tổ tiên, tác thành cho đôi lứa.
Bên ngoài trồng rất nhiều kỳ hoa dị thảo, khung cảnh thanh tịnh, năm chậu mai chiếu thuỷ toả mùi hương thoang thoảng, quanh quẩn có hương khói lượn lờ tạo cho người khác cảm giác thư thái an bình.
Lúc này chỉ người có bổn sự mới được vào trong, quần thần phải ở đứng chầu bên ngoài vì đây là chốn tôn nghiêm của bậc tiên vương.
Bên trong điện, sàn được lót bằng ngọc Loan Khê sáng bóng, chính điện chạm trổ hoa lệ, vách tường đầy bích hoạ, bài trí trang lệ không cần nói, nhưng chỉ cần liếc một cái liền nhìn thấy sáu bức tượng đứng thẳng theo tỷ lệ người thật bằng đá cẩm thạch. Mỗi người vận một bộ y phục khác nhau, khí chất cũng khác nhau, có người nhìn tiên phong đạo cốt, có người uy phong lẫm liệt, có người không nộ mà oai, có người tinh tuệ sắc sảo, có người vẻ mặt hiền từ, có người ôn hòa hàm hậu. Đây rõ ràng là bộ dáng của các hoàng đế triều Trần. Hữu Niệm cùng Uyển Lan sánh đôi bước vào trong, đến bước tượng thứ sáu thì cước bộ của quân vương dừng lại làm tất cả cũng phải dừng lại theo, Uyển Lan đi bên cạnh hơi nghiêng đầu nhìn qua vị tân lang này.
Hắn nhìn vào bức tượng thật lâu, đôi mắt sáng đượm chút ưu buồn, lông mày hơi nhíu lại, bộ dáng lúc này đột nhiên khắc ghi lại trong tâm trí Uyển Lan. Ra vị này là phụ hoàng của hắn, Người trước khi băng hà đã nhường ngôi lại cho hắn.
Hai người đến trước một cái lư đồng lớn, hai bên là trống đồng và chiêng đồng đều khắc hoạ những hoa văn cổ xưa, xa nữa là hai bức tượng hình con hạc, trên mỏ ngậm một bông sen đứng trên kim quy, xung quanh tường là tranh ngũ hổ được khảm mã não mắt mèo tươi đẹp.
Khiết Tử bên ngoài cùng với văn võ bá quan đứng chờ mòn mỏi không chịu nổi, hắn ngồi chồm hỗm xuống, dùng cây quạt trên tay phẩy vù vù, bộ dáng thô thiển không xứng gì với chức danh nho nhã của hắn cả.
Cung nhân Ông quốc nhìn đến hắn như thế thì vẻ mặt lộ ra khinh bỉ, sứ thần lúc vào Trần quốc chưa từng gặp qua nhưng nhìn triều phục của hắn thì biết hắn là quan Văn giai trật Chánh tam phẩm*. 
Thế Nam cùng Thanh Cát nhắc nhở hắn phải giữ nếp, đặc biệt Tể tướng là người cực kỳ khắt khe trong việc đi đứng lễ nghi, quay sang trừng hắn mấy lần.
“Phiền Hàn Lâm học sĩ đứng lên, hoàng thượng ra đến rồi.”
Thế Nam lên tiếng nhắc nhở, Khiết Tử chép miệng phủi quần áo, nhướng mắt lên nhìn đám cung nữ ngoại bang kia nở nụ cười nhạt, phe phẩy ngọc phiến.
Sau khi ra khỏi Phụng Nghi Đình thì có thể xem Uyển Lan như hoàng hậu của Tô Bả. Hai người bọn họ chỉ còn một việc phải làm nữa thôi, hoàng thượng và Hoàng hậu sẽ lên sân rồng làm lễ tế bái thiên địa, thông cáo cho bách tính biết lục cung đã có người cai quản, vị trí bậc mẫu nghi thiên hạ kia cuối cùng cũng có người ngồi lên rồi.
Trống lớn vang lên từng tiếng nặng nề, giữa trưa như làm náo loạn bầu không khí vốn oi bức này. 
Giữa sân, hoàng thượng vận long bào đỏ rực uy nghiêm, hoàng hậu khoác phụng bào quý phái thanh cao, cùng cúi đầu hành lễ.
Bái thứ nhất, lạy thanh thiên, tạ trời cao đã se duyên người với ta, để giữa muôn vạn người có duyên gặp được nhau.
Bái thứ hai, lạy hậu thổ, cầu cho hai ta trọn đời yên tĩnh, chết cùng một huyệt. 
Bái thứ ba, lạy người tri kỷ cùng ta trăm năm chăn gối, tương kính như bưng sống bên nhau đến bách niên giai lão nên nghĩa tào khương.*
Bái thứ tư, lạy bốn phương, cầu cho bách tính an cư lạc nghiệp, dân khang vật phụ, bái lạy sơn mạch đất trời được phồn vinh.
* nội thị: tức thái giám, hoạn quan.
* đài cao chín tầng: tự chế ra thôi, đứng trên bậc cao chót vót cho oai phong.
* Phụng Nghi Đình: ai hay nghe cải lương tuồng cổ đương nhiên không thể không biết đến trích đoạn "Phụng nghi đình" ("Loan phụng hòa minh", "Lã Bố hí Điêu Thuyền"). Vì tên hay nên ngộ lấy luôn.
* Văn giai trật Chánh tam phẩm: quan văn tam phẩm, ở trật chính (có 2 trật: Chánh và Tòng, Chánh > Tòng). Tham khảo trên wikipedia về quan chế nhà Nguyễn, nguồn: https://vi.wikipedia.org/wiki/Quan_ch%E1%BA%BF_Nh%C3%A0_Nguy%E1%BB%85n
* Nghĩa tào khương: ngộ là người miền Nam, do ảnh hưởng của phương ngữ với trong "Dạ cổ hoài lang" của cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu có câu: "Xin đó đừng phụ nghĩa tào khang..." nên vẫn gọi là tào khang. Đúng của nó là tào khương hoặc tao khang (có nghĩa là cơm hèm hay cơm rượu), ý nói tình nghĩa vợ chồng lúc khốn khó, nghèo hèn, dù ăn cơm hèm vẫn ở bên nhau, không rời không bỏ. Nguồn tham khảo: http://www.baobinhdinh.com.vn/viewer.aspx?macm=6&macmp=6&mabb=107312
* Lại nói sơ về bạn Trần Đế này, suốt ba năm cấp 3 đều ngồi bên cạnh ngộ, đúng lý ngộ mới là "chính thất" của bản, nhưng ngộ không thích, mà bản cũng không thích, cho nên ngộ cho bản cưới vợ khác, ngộ đi cưới vợ khác. Về hình tượng nhân vật Trần Đế, bản đọc rất nhiều truyện tiên hiệp, huyền huyễn trọng sinh này nọ, mê mẩn nhân vật đẹp. Cho nên bản muốn Trần Đế phải có gì đó liêu quyến, yêu nghiệt. Ngộ thành toàn luôn, nhưng gu của ngộ không muốn nam nhân trên vai nặng nợ núi sông mang bộ dáng ẻo lả, cho nên Trần Đế không thể chỉ có cái mã không được. Hừm, làm khó ngộ quá mà!