Từ những ngày đầu của bóng đá, khi các cầu thủ chuyền bóng xung quanh sân, đã luôn có những cầu thủ có lối chơi sáng tạo giúp đội nhà giành kết quả tốt trong trận đấu. Những ý tưởng này không chỉ là chiến thuật, chúng còn vượt xa hơn thế. Chúng tạo ra bộ khung, tạo ra một cấu trúc mà dựa vào đó, chiến thuật được tạo ra. Chúng là lối chơi, một tập hợp các tư tưởng và ý tưởng dẫn dắt lối chơi. Một ánh sáng soi đường. Đấy là những triết lý của môn thể thao chúng ta yêu quý, và Libero-một triết lý rất riêng-dẫn đầu những tư tưởng này."
Đấy là mẫu hình chiến thuật được khai sáng từ những năm 30. Từ đó, nó đã được cải tiến và phát triển và gây dựng nhiều thành công với những tư tưởng chiến thuật khác nhau, dù từng bị coi là lỗi thời. Hậu duệ của nó vẫn phát triển, dù không mấy được để ý. Chúng thường thầm lặng trong một góc khuất, chờ đợi trong kiên định cái ngày được đưa ra ánh sáng một lần nữa.
Karl Rappan, một cựu cầu thủ Áo, dành cả sự nghiệp HLV của mình ở Thụy Sỹ, huấn luyện 4 CLB và ĐTQG.  Khoảng thời gian ở Thụy Sỹ cũng chính là lần đầu ông áp dụng triết lý Libero của mình. Ở thời đó, đã có nhiều phương án chiến thuật dùng để định hình trận đấu, và nhiều người cũng nói rằng Rappan không phải là người đầu tiên nghĩ ra triết lý này. Dẫu vậy, ông là người đầu tiên định hình nó và sử dụng nó những thời điểm ít ai để ý.
Ở thời đó, đội tuyển Thụy Sỹ vẫn chưa phải là một thế lực bóng đá. Rappan nghĩ rằng nếu muốn thi đấu hiệu quả ở World Cup-giải đấu khi đó mới thành lập- ông sẽ phải phát triển một hệ thống chiến thuật giúp họ có thể đối mặt với những thiếu hụt mà họ gặp phải về mặt chiến thuật.
Chiến thuật phổ biến của ngày đó là 2-3-5 và WM, dù vài đội bóng thi đấu với 3 hậu vệ, nhất là Real Madrid và Brazil. Rappan nhận ra rằng, họ sẽ chẳng đẩy cao được đội hình nếu chỉ đơn giản là đặt họ vào các vị trí khác nhau. Thay đổi chiến thuật là không đủ. Ông cần một triết lý mới, một kiểu mẫu có thể giúp cho cầu thủ của ông trong các giai đoạn khác nhau của trận đấu, nhất là trong các tình huống luân chuyển bóng.
Dù lâm vào tình thế khó khăn do chỉ có 11 cầu thủ, giải pháp của ông đó là tạo nên một lớp phòng ngự đồng thời cũng tạo ra cơ hội từ những pha phản công liên tục. Việc giúp cho cầu thủ tự do chính là câu trả lời, một triết lý mà có lẽ ông vô thức mượn từ Thucydides. Và chính ông là người có đủ sự can đảm để áp dụng điều đó. Và chúng ta có sự ra đời của Libero.

Thay vì chơi với ba hậu vệ, Rappan rút một cầu thủ từ hàng tiền vệ để biến bộ ba hậu vệ thành bộ tứ hậu vệ, với Libero chơi như một nhạc trưởng. Thường được gọi là Verrou trong tiếng Pháp, một cầu thủ thi đấu tự do để hỗ trợ các hậu vệ đồng đội "dọn dẹp" những tình huống hỗn loạn. Libero là cái chốt cửa. Từ đó, ta có thể hiểu vì sao từ "Sweeper" (Trung vệ quét) được gắn với vị trí này.
Việc áp dụng vị trí này dù vậy, ko hẳn là một phương án phòng ngự. Kéo hàng tiền vệ để gia cố hàng phòng ngự có nghĩa là để ngỏ cơ hội ở khu trung tuyến, nhưng sự linh hoạt của triết lý này được thể hiện khi tuyến sau giành lại được quyền kiểm soát. Ở những thời điểm đó. Nhiệm vụ của Libero đó là thực hiện những pha phản công liên tục.
Khi đối thủ tập trung vào tấn công, việc dâng cao hàng phòng ngự một cách nhanh chóng thường sẽ rất có lợi khi các khoảng trống sẽ dễ được tận dụng. Triết lý này, vì vậy, không chỉ giúp hàng phòng ngự, nó còn hỗ trợ mặt trận tấn công, và định hình lối chơi của đội bóng do Rappan cầm quân. Cũng như triết lý của Nhu Đạo, biến sức mạnh của địch thủ thành điểm yếu. Khi tập trung vào tấn công, và khi được hỗ trợ bởi hàng tiền vệ thưa thớt của đối thủ, cơ hội ghi bàn dần tăng cao.
Bài test thật sự nằm ở thành công mà nó mang lại. 2 tuần trước khi World Cup 1938 ở Pháp diễn ra, Thụy Sỹ đối đầu Anh ở Zurich trong một trận giao hữu. ĐT Anh được đánh giá là đội bóng mạnh thứ 4 hành tinh, dù hồi đó FIFA mới chỉ có một bảng xếp hạng không chính thức. Đội bóng của Rappan thắng 2-1 trước đội hình 2-3-5 của đội khách.
Đem theo chiến thuật vào giải đấu, Thụy Sỹ loại Đức 4-2 sau khi để hòa 1-1, trước khi thua đội về nhì, Hungary. Triết lý của Rappan đã được chứng minh.
CTTG thứ 2 nổ ra khiến triết lý này không thể lan tỏa, nhưng bắt chước chính là sự khen ngợi chân thành nhất. Một số đội bóng đã bắt đầu áp dụng chiến thuật của Rappan trong suốt những năm 50. Nổi bật nhất trong số đó là HLV huyền thoại Helenio Herrera của Inter Milan những năm 60, Herrera áp dụng chiến thuật của Rappan và cũng không quên đưa vào chút phong vị Italia, từ đó đưa vào từ điển bóng đá một danh từ mới:Catenaccio.

Dù từ này theo nghĩa đen là "Cái chốt cửa", nhưng cũng như Verrou, mọi thứ rất khác khi được áp dụng trên sân. Libero của Rappan không chỉ mang tư tưởng của hậu vệ-khả năng đọc tình huống và kiểm soát tình huống- mà còn phải mang tư tưởng của tiền vệ khi kiểm soát bóng, và đam mê săn bàn của tiền đạo khi có cơ hội. Libero cần có sự dũng cảm mà Thucydides gọi là "chìa khóa tự do"
Herrara gạt hết những yếu tố này ở Libero. Libero của ông ít khi dâng cao. Nhiệm vụ chính của anh ta là phòng ngự. Và ông tìm được một cầu thủ hoàn hảo cho vị trí này:Armando Picchi.
Dù được dùng cho mặt trận phòng ngự, triết lý này đem lại nhiều thành công cho Inter của Herrera. Được gọi là Grande Inter (Inter vĩ đại), đội bóng của HLV Argentina thống trị cả giải quốc nội lẫn Châu Âu, vô địch 3 Scudetto, 2 Cup Châu Âu và 2 Cup liên lục địa trong khoảng từ năm 1962 đến 1966. Với việc Catenaccio trở thành chiến thuật chính ở Calcio, nhiều đội bắt đầu thuộc nằm lòng nó. Định hình chiến thuật dựa trên khuôn mẫu này.
Thành công của Inter, và nhất là lối chơi của Picchi, đã tạo nên vai trò của các cầu thủ như Tarcisio Burgnich, Giancinto Facchetti, và sau này là Gaetano Scirea-người gần với triết lý của Rappan hơn- cho Juventus và Franco Baresi ở AC Milan. Catenaccio, đứa con của Catenaccio, đã vươn mình và trở thành một triết lý thống trị bóng đá Italia
Sự sáng suốt của triết lý Libero-dù được coi là một sự sáng tạo tẻ nhạt và ngột ngạt-đã được thể hiện qua các danh hiệu, và nó vẫn được coi là một nguồn cảm hứng cho bóng đá quốc nội Italia cũng như ĐTQG
Dù vậy, cây phả hệ cũng có nhiều nhánh. Và ở Bắc Âu, một biến thể của triết lý đã dần bén rễ. Ở Hà Lan, quá trình hình thành Bóng Đá Tổng Lực của Rinus Michel cũng khá gần với Rappan, nhưng được áp dụng trên toàn đội, hơn là chỉ một vài cá nhân.
Những cầu thủ có thể thích nghi với những vị trí khác nhau mà không bị giảm tính hiệu quả, trong khi vẫn hoạt động trong hệ thống của toàn đội có thể coi là giấc mơ của mọi HLV có tầm nhìn xa như Rappan,và nó được đưa vào áp dụng cho một trong những Libero tuyệt vời nhất thời đó: Barry Hulshoff.

Trong suốt sự nghiệp đầy rẫy những chấn thương của mình. Anh vô địch Châu Âu 3 lần, khi ghi hơn 6 bàn trong 12 trận đấu cho Oranje, thường bằng những pha băng cắt, cũng như kiến tạo cơ hội từ những pha di chuyển liên tục từ hàng ngự. Nếu Catenaccio là đứa con chăm chỉ, hiệu quả của Rappan thì Totaalvoetbal lại là đứa nổi bật và được yêu thương hơn
Cũng ở Đức thời điểm đó, một lối chơi dựa trên Libero nữa được tạo ra bởi Franz Beckenbauer. Ban đầu là một tiền vệ sáng tạo, "Hoàng Đế" định hình lại vai trò của Libero, đưa nó đến thành công khi cả hai đội bóng Bayern Munich và ĐT Đức đạt được thành công từ nó. Tinh tế với quả bóng khi di chuyển vào hàng tiền vệ. Beckenbauer đồng thời cũng là một hậu vệ đầy hiệu quả, có thể thi đấu ở vị trí đó tốt như khi kiểm soát bóng.
Khả năng áp dụng triết lý Libero chính là thứ giúp cho Beckenbauer có thể tham gia trực diện vào lối chơi từ xa,  kiểm soát trận đấu cho đội bóng cũng như gia cố thêm cho triết lý Libero. Vị trí của Beckenbauer trong ngôn ngữ của NFL gọi là "Quarterback". Một vị trí có khả năng đẩy đội hình lên cao từ những cú chuyền dài. Ông cũng có khả năng dẫn bóng khi hàng phòng ngự mở ra. Các đội bóng có Beckenbauer hoạt động ở vị trí Libero thường có tỷ lệ thành công cao.
Beckenbauer đã làm được điều mà Picchi làm trước đó: sinh ra một "kẻ kế thừa" di sản của Kappan. Matthias Sammer tiếp tục phát huy truyền thống này. Có thể nói anh chính là một trong những Libero "bán thuần Đức" cuối cùng, nhưng trước đó Lothar Matthaus cũng làm điều tương tự. Dù Beckenbauer đã "thiết kế" ra nó, mỗi cầu thủ kế cận ông đều đặt lên vị trí đó phong vị của bản thân, định hình cho chiến thuật của cả đội.
Khi Matthaus dần ở cuối sự nghiệp thi đấu cho Die Mannschaft, tốc độ của anh dần trở thành điểm yếu nơi hàng phòng ngự, và thay vì đứng sau hàng tứ vệ, anh đá như một hậu vệ quét ngay trước mặt họ. Libero lại tiến hóa, và lại phát triển thêm nhiều lối chơi mà ở đó vị trí này được đặt vào nhiều vị trí khác nhau trong đội. Để giữ vững vai trò của một triết lý có tầm ảnh hưởng lên các khuôn mẫu thi đấu.
Claude Makelele là một trong số ít các cầu thủ có vị trí đặt tên theo mình, và khi xét đến việc lối chơi này khiến anh có được vinh dự đó, sẽ không khó để thấy rằng nó là một sự phát triển của Libero, nhất là khi xét đến việc Matthaus dâng cao.


Dù ít thiên về phòng ngự, Andrea Pirlo cũng có những yếu tố của một Libero khi là một nhạc trưởng. Dù Beckenbauer hơn Picchi, và ít năng động hơn Hulshoff, vẫn có ADN Libero trong lối chơi của anh. Và anh tất nhiên cũng mượn lời của một triết gia cho cuốn tự truyện của mình: Tôi suy nghĩ, vì vậy tôi chơi bóng. Dù vậy, sẽ là sai lầm khi cho rằng các tiền vệ là hậu duệ của Libero.
Hậu vệ, nhất là trung vệ có thể dâng cao và tham gia tấn công là một "của hiếm". Rio Ferdinand là một ví dụ, và sự phát triển của khái niệm "thủ môn quét"- như Manuel Neuer hay Hugo Lloris, Ederson trong những năm gần đây- cũng giúp giữ vững sức sống cho triết lý này. Có những cầu thủ có thể thi đấu như Libero có thể giúp đội bóng dâng cao và áp dụng lối chơi.
Vậy nên, thay vì nói rằng triết lý Libero đã bị gạt khỏi lối chơi hiện đại. Ta có thể cho rằng nó đã được phát triển-như cái cách nó được phát triển dưới thời Rappan. Giá trị và tầm quan trọng của nó được nâng lên thay vì giảm đi, với nhiều vị trí giờ mang thêm nhiều trọng trách được giao cho chỉ một cầu thủ. Dựa trên sự thông thái của Thucyndides, với lời khẳng định của ông rằng "Lịch sử chính là triết học được dạy bằng ví dụ" có thể được áp dụng vào đây.
Nếu vậy, liệu triết lý Libero có thể quay lại như thời Rappan ? Xin mạn phép sửa lời của Jean Jacques Rousseau:"Libero sinh ra tự do, nhưng bất cứ đâu anh ta cũng bị xiềng xích"
Với việc triết lý này dần hòa tan vào những yếu tố khác nhau của các CLB hiện đại, liệu có ngây thơ không khi trông chờ vào một cuộc tái hợp trong tương lai ?  Những suy nghĩ này không quá xa xỉ. Những HLV trẻ hơn, tiên phong hơn Pep Guardiola có lẽ đang dần trở lại với triết lý khởi nguyên của Rappen. Gerard Pique thường chơi ở vị trí đó khi đá cặp với Carles Puyol, Liệu John Stones có được dành cho một ví trí tương tự ở Manchester City ?
Có lẽ là không, nhưng đừng bao giờ gạt bỏ một triết lý đã được cho là một triết lý phi thường, một triết lý vượt xa sân bóng. Hãy quay lại với bạn Sử gia người Hy Lạp một lần nữa. Có thể bạn vẫn nhớ Thucydides từng nói rằng "Bí quyết của hạnh phúc là tự do... và bí quyết của tự do là dũng cảm." Một tầm nhìn, hay sự dũng cảm của 1 HLV có thể sẽ đem trở lại gã Libero ban đầu của Rappan một lần nữa. Và dù gã Libero đó là ai, anh ta chắc chắn sẽ là ngượ đặt nền móng cho một chu kỳ mới của Libero.
Lược dịch từ bài viết:The evolution of the libero and how it changed the course of so many philosophies của Gary Thacker đăng trên These Football Times trong chuyên mục Philosophies.