Critical thinking giữa thời Corona
Hôm qua trên trang cá nhân một người bạn mình quen có viết “Trước là đọc báo để lấy thông tin kiến thức. Giờ cần có kiến thức để đọc...
Hôm qua trên trang cá nhân một người bạn mình quen có viết “Trước là đọc báo để lấy thông tin kiến thức. Giờ cần có kiến thức để đọc báo.” Mình thấy rất tâm đắc câu nói này và mình sẽ đi sâu vào điều cốt lõi phía sau câu nói này. Một điều nữa vì trước những thông tin về dịch bệnh nên mình đã viết bài vì mình nghĩ kỹ năng critical thinking có thể cần trong thời điểm này, và đó cũng là lý do cho tiêu đề ở trên. Nếu bạn nào chỉ quan tâm đến thông tin về corona mà không quan tâm gì đến kỹ năng này thì có thể dừng ở đây.
Đọc thêm:
Cách đây 5 năm, lần đầu tiên mình đã nghe đến cụm từ Critical thinking từ một cô giáo dạy môn thuyết trình thời đại học của mình, người cũng cho mình rất nhiều kiến thức và niềm cảm hứng với môn học này, để cho đến bây giờ mình vẫn rất yêu thích việc chuẩn bị và thuyết trình. Quay lại về Critical thinking, ban đầu khi được học về nó mình vẫn chưa hình dung rõ ràng tầm quan trọng, tại sao nó lại cần thiết cho cuộc sống, công việc và nó khó như thế nào. Tuy nhiên, sau một thời gian tập trung vào tư duy phản biệt mình dần dần nhận ra sự quan trọng của kỹ năng này. Critical thinking được dịch ra tiếng việt là tư duy phản biện, là việc phân tích và đánh giá khách quan một vấn đề để đưa ra quan điểm (dịch từ từ điền Oxford). Khi đã nghe đến đây, hẳn bạn đã hiểu ra phần nào tầm quan trọng và vì sao khó để thực hành kỹ năng này. Tuy nhiên, không điều gì là không thể nên mình sẽ bắt đầu phân tích về hai phần chính:
1. Tại sao tư duy phản biện quan trọng và cần thiết trong cuộc sống, công việc
Việc tư duy phản biện cũng được hiểu như một kỹ năng bạn có khi đương đầu với một vấn đề và bạn càng thành thạo kỹ năng bao nhiêu thì khả năng đương đầu với vấn đề của bạn càng lớn bấy nhiêu. Nếu như bạn để tâm đến tư duy phản biện thì bạn cũng có thể trách được nhiều tranh cãi không đáng có trong công việc và cuộc sống.Ví dụ như trước khi share một thông tin hay một vấn đề gì đó bạn sẽ cân nhắc đến nguồn thông tin bạn đang share, từ đó mang đến cho mọi người những thông tin chính xác. Đặc biệt, trong thời dịch này, việc này càng trở nên quan trọng.Hoặc giả như thay vì đi tranh cãi với đồng nghiệp và với ai đó về một thông tin bạn chưa thật sự chắc chắn hoặc chưa có bằng chứng cụ thể có thể giúp bạn tránh được những tranh cãi không đáng có. Tuy nhiên, việc này không đồng nghĩa với việc bạn không đưa ra quan điểm của mình, mà bạn chỉ tạm dừng lại để xác nhận quan điểm của mình một cách chắc chắn.
Đọc thêm:
2. Tại sao tư duy phản biện lại khó và làm sao để vượt qua?
Có một thời điểm mình bị ám ảnh về tư duy phản biện đến nỗi cảm thấy mệt mỏi khi cứ phải xét xem những thông tin đọc liệu có một cách nhìn nhận nào khác không và nó có phải là thông tin chính xác hay không. Nhất là trong thời điểm thông tin đang tràn ngập hiện nay, việc có được một góc nhìn đáng giá và một thông tin chính xác đòi hỏi bản thân người đọc vận dụng nhiều kiến thức nền tảng và kiến thức sâu hơn để nhận biết và tự đưa ra quan điểm của mình. Và vào thời điểm bị nghĩ quá nhiều về tư duy phản biện, mình đến giới hạn của việc đó và phải ngừng việc suy nghĩ về tư duy phản biện.Thay vì thế mình không bận tâm nhiều về nó nữa và bắt đầu làm một số điều để cải thiện khả năng tư duy phản biện của mình thay vì cứ chú ý vào nó:
Đọc thông tin từ nhiều nguồn:
Group facebook về những mảng bạn quan tâm: Nguồn thông tin này rất đáng giá vì nó đến từ những người có kinh nghiệm thực tế, và chính vì nó mang tính cộng đồng và khách quan rất cao nên bạn có thể nhìn thấy mọi ý kiến, từ những người khác ý kiến, những người cùng ý kiến và bổ sung cho ý kiến của bạn, những chuyên gia và những người ít kinh nghiệm. Hãy thử nghĩ bạn không cần bỏ chi phí ra để học được rất nhiều chỉ từ những comment từ một bài viết của bạn trên facebook.
Youtube: Có rất rất nhiều youtuber ngoài kia đang cho bạn rất nhiều kiến thức hoàn toàn miễn phí, hãy chọn lọc youtuber và chỉ thực xem những video bổ sung cho mục tiêu hiện tại của bạn trong cuộc sống, công việc, giáo dục.
Facebook của người nổi tiếng trong lĩnh vực bạn quan tâm: Bạn có thể follow rất nhiều người nổi tiếng và “cao thủ” trong lĩnh vực của họ và học tập nhiều điều. Tuy nhiên, một lần nữa hãy cân nhắc người bạn đang follow vì người đó có thể hình thành tư duy và con người bạn. Trong thời dịch này, bạn có thể follow các trang thông tin chính phủ và các trang cá nhân của các bác sĩ nổi tiếng.
Tìm kiếm nguồn thông tin bằng ngôn ngữ khác: Việc tìm kiếm và đọc được những thông tin từ những ngôn ngữ khác sẽ giúp bạn có những góc nhìn mới và đa dạng hơn về cùng một chủ đề.
Khách quan hơn:
Đây là một rào cản mình nghĩ với nhiều người và trong đó có cả mình. Tuy nhiên, mình nghĩ có thể nghĩ như thế này: việc bạn tạm bỏ ý kiến cá nhân của mình trước để xem ý kiến của một người khác là một cách để tôn trọng đối phương. Vì vậy thay vì ngay lập tức phản biệt ý kiến bạn có thể nghe người đó nói nhiều hơn và sau khi lắng nghe thấu đáo sẽ đưa ra quan điểm của mình.
Luôn mong muốn học hỏi:
Không chỉ để cải thiện kỹ năng tư duy phản biện, đây còn là cách giúp bạn trở nên thông minh hơn. Nó cũng giống như việc bạn học một ngôn ngữ vậy, hãy tự hỏi mỗi khi gặp một từ mới điều bạn sẽ làm là gì. Dựa vào đó bạn cũng sẽ cải thiện tốt hơn khi gặp một vấn đề mới, đó là hãy tìm cách tra cứu và hỏi.
Đây là kinh nghiệm cũng như quan điểm của mình về tư duy phản biện, rất mong nhận được nhiều ý kiến để giúp mình cải thiện kỹ năng này ngày càng tốt hơn.
Follow Spiderum hoặc SUBSCRIBE youtube của mình để xem thêm các bài viết khác và review sách nhé: https://www.youtube.com/channel/UCethxsxAxkwDr-m1S1kiRUA
Kỹ năng
/ky-nang
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất