Các kinh ghi công hạnh của Bồ-tát Quan Âm khác nhau. Tùy pháp tu, trình độ hiểu biết sai biệt và nghiệp lực mà cảm nhận về Ngài khác nhau.
... Có vài lần, trước tánh khí lạ lùng của thiền sư Ajahn Chah, nhiều người bảo Ngài sao cứ giống như một đại sư bên Thiền Tông của Phật giáo Bắc Truyền. Khi nghe vậy Ngài Ajahn Chah chỉ mỉm cười:
-Tôi chẳng là đại sư Thiền Tông nào hết,tôi cứ thấy mình cứ giống như thiền sư Ajahn Chah mà thôi!
Lần đó có một vị sư người Triều Tiên đến viếng thăm Ngài Ajahn Chah và xin được trao cho một công án, Ngài đã từ chối thẳng thừng và còn cho đó là trò chơi của trẻ con nữa. Ngài bảo với vị này rằng muốn chơi bất cứ trò nào thì trước hết phải hiểu biết quy tắc của trò chơi đó. Đối với pháp thiền cũng vậy, phải có khái niệm và hiểu được mục đích của nó thì mới may ra tự tìm thấy cho mình một câu trả lời chính chắn. Còn cái chuyện công án gì đó thì thật ra vẫn chỉ là một trò chơi mà thôi.
Một hôm khác, vị sư người Triều Tiên này lại đến kể cho Ngài Ajahn Chah câu chuyện về cuộc đối thoại giữa Lục Tổ Huệ Năng với hai vị học Tăng Trung Hoa, xong rồi vị này mới hỏi Ngài:
-Lấy mắt mà nhìn thì rõ ràng là lá phướn bay nhưng theo Ngài thì đó là tướng của lá phướn hay tướng của gió?
Ngài Ajahn Chah trả lời không chút do dự:
-Chẳng phải là phướn động cũng chẳng phải là gió thổi mà là do nội tâm của người nhìn lá phướn.
Vị sư Triều Tiên bội phần kính phục và sụp mình đảnh lễ thiền sư Ajahn Chah. Nhưng ngay lúc đó Ngài lập tức mỉm cười và bảo rằng đó là câu trả lời của Lục Tổ Huệ Năng mà người đã đọc được trong một bản dịch tiếng Thái.
Trích trong tác phẩm: "NGÀY XƯA SƯ PHỤ- Tác giả: Jayasaro - TK GIÁC NGUYÊN dịch việt"
Khiếp đọc cái bài này xong thấy một sự xamlol vô bờ đến từ cả người viết bài và lũ comment bên dưới. Tất cả những câu chuyện phụ nữ phải abc còn đàn ông phải xyz thì đều mang tính xamlol kha khá. Vì không có quy định nào là đúng cho tất cả mọi người, mọi hoàn cảnh và mọi thời đại.

Đọc thêm:

Mình nói thẳng từ trước đến nay nếu mình đi hẹn hò với giai (giai trong tầm ngắm chứ không phải anh trai mưa em trai gió con trai yêu vân vân) thì một khi mình đề nghị share tiền tức là ý nói bố đéo muốn gặp lại mày nữa đó hihi. Yên tâm là trong trường hợp đấy các bạn có muốn giả mình cũng đéo nhận đâu, mình sẽ kiên trì trả phần mình đến cùng. Còn khi mình đã để các bạn trả tức là mình muốn có cuộc hẹn lần sau và có thể là lần sau nữa.
Có một điều mà mình luôn thấy đúng đó là một khi các bạn đã có cảm tình với nhau, các bạn sẽ auto muốn chia sẻ và làm cho đối phương được vui vẻ, và nếu các bạn có đủ điều kiện để làm điều đó thì các bạn chẳng ngại ngần gì mà không làm cả. Điều này đúng với cả nam và nữ. Ví dụ trong một mối quan hệ, bạn nam có thu nhập thấp và làm việc vất vả hơn bạn nữ, bạn nữ nhà giàu thu nhập cao chẳng bao giờ tiếc và sẽ tìm cách để bạn nam bớt vất vả hơn. Ngược lại, nếu bạn nam thu nhập cao hơn và nhìn thấy người yêu mình thiếu thốn vất vả, lại chả có động thái gì muốn chia sẻ với cô ấy, thì ơ kìa các bạn đang yêu nhau kiểu đéo gì đấy???
Trên thực tế thì trường hợp 2 thường nhiều hơn trường hợp 1, vì nam giới vốn là khoẻ mạnh và không vướng bận nhiều như phái nữ. Phái nữ sức khoẻ yếu hơn, khả năng có một công việc tốt thấp hơn và còn n thứ việc liên quan đến chăm sóc gia đình con cái nên khó tập trung hoàn toàn vào công việc để có thu nhập cao như nam giới. Đây là lý do chính để suốt chiều dài lịch sử đến nay các bạn hay thấy nam giới chu cấp cho người bạn đời của mình chứ ít thấy trường hợp ngược lại. Bước vào xã hội hiện đại, cán cân dần dần thay đổi do phụ nữ càng ngày càng có nhiều cơ hội hơn, thậm chí những phụ nữ có thu nhập cao hơn nam giới càng ngày càng nhiều, nên những quan điểm về bình đẳng share đều hoặc nữ chu cấp cho nam ngày càng phổ biến. Nhưng đấy vẫn là số ít nhé hehe.
Lý do để mình trông chờ vào việc được bạn trai chu cấp đơn giản chỉ vì mình nghèo (thật sự là nghèo lắm đó huhu ai thương người công chức nhà nước lương tháng vài triệu này) và mình thường date những người giàu hơn mình (hihi). Chứ ví dụ trong tương lai mình trúng con Vietlot chả hạn tài sản vài tỉ trong ngân hàng thì nói thực là mình cũng không tiếc gì người eo mình nếu ảnh nghèo đâu. Và mình cũng mong nhanh đến cái giai đoạn đến lượt mình thanh toán lắm sao cứ nghèo mãi huhu.
Tóm lại, thằng nào giàu thì thằng đấy trả tiền đi, bình đẳng cái đèo!!!
Lại nói về chuyện tư duy về vai trò giới của giới trẻ (trâu).
Nếu hỏi các cô gái thời nay rằng khi đi hẹn hò có nên chia tiền với bạn trai không, chắc chắn phần lớn câu trả lời sẽ là có. Họ giải thích rằng tình yêu chân thành phải là một tình yêu không toan tính, và việc tiền nong trong một mối quan hệ nên được chia sòng phẳng để thể hiện sự không toan tính đó.
Thực ra suy nghĩ đó là hoàn toàn đúng, họ chỉ không biết rằng bản thân việc chia đôi tiền cũng là một hình thức của tính toán. Nếu muốn không tính toán với người yêu thì tại sao họ chỉ sẵn sàng trả một nửa mà không phải là nhiều hơn? Nếu một ngày nào đó người bạn trai đòi bạn gái phải chi 100% liệu bạn ấy có làm theo cách vui vẻ không?
Từ ngày xưa, trong hẹn hò có một quy tắc bất thành văn là bạn trai phải là người trả tiền. Truyền thống này có lý do của nó. Phụ nữ nói chung - dù họ cố tình phủ nhận như thế nào - đều có khuynh hướng thích người giàu có và cao lớn hơn mình, vì họ cho rằng đó là những phẩm chất cần thiết để duy trì một gia đình ổn định. Dân gian có câu “Lấy vợ kén tông, lấy chồng kén giống” là vì vậy. Các bằng chứng của khoa học hiện đại cũng đã chứng minh khả năng làm chủ của đàn ông có ảnh hưởng tích cực đến trạng thái của một mối quan hệ. Để chứng minh khả năng đó, phụ nữ thường để đàn ông đến tán tỉnh và phô trương năng lực, còn họ sẽ đứng ở trên gác cao và chọn ra trong số đó người đàn ông tốt nhất. Vì lẽ đó, người cần phải tìm mọi cách để thuyết phục người phụ nữ là người đàn ông - sẽ phải là bên trả tiền.
Tuy nhiên ngày nay quan niệm này ngày càng trở nên lạc hậu trong mắt nhiều người trẻ, đặc biệt là hội nữ quyền cánh Tả. Lý do là vì ngày nay con gái cũng muốn được chủ động nắm bắt tình yêu, mà khi bản thân là người chủ động thì không thể mong đợi bên kia sẽ tự nguyện trả tiền. Điều này có thể hiện bản lĩnh và sự tự tin của con gái không? Ngược lại, nó xuất phát từ sự tự ti và ích kỷ. Tự ti là đối phương sẽ ghét mình nếu mình không chia tiền, tự ti là đối phương sẽ nghĩ mình đào mỏ,… Sự thật là những người sợ người khác phiền khi trả tiền cho mình cũng thường là những người thấy phiền khi phải trả tiền cho người khác.
Bất cứ ai khi đang yêu cũng sẽ hiểu cảm giác có thể vứt bỏ hết tất cả để được ở bên đối phương, để đối phương được vui. Đàn ông cũng vậy. Khi anh ta yêu người phụ nữ ấy đủ, anh ta có thể dùng mọi thứ mà anh ta có để đổi lấy sự đáp trả của cô ta, anh ta sẽ ngại phải mở miệng để nghị chia tiền, anh ta sợ chia tiền sẽ làm phật lòng cô ta,… Dù nhiều cô gái thời nay luôn tỏ ra cao thượng khi đề nghị chia tiền với bạn trai, nhưng tận sâu trong đáy lòng cô ta sẽ vẫn hụt hẫng và thất vọng khi bạn trai gật đầu đồng ý. Điều đó là có thật.
Vậy đàn ông phải trả tiền khi đi hẹn hò à? Không, đàn ông không bắt buộc phải trả tiền bởi nó không phải là nghĩa vụ của họ. Họ sẽ tự động làm thế khi họ yêu đủ. Nhưng một người phụ nữ đích thực sẽ không yêu một người không yêu mình đủ. Phụ nữ không giải thích, không tranh luận, không ép buộc ai phải trả tiền cho mình, nhưng sẽ rời bỏ người đó nếu người đó không làm như vậy. Không phải vì cô ta mê tiền, cô ta chỉ tìm một người yêu mình hơn.
Nói tóm lại, sự không toan tính trong tình yêu không được thể hiện thông qua sự sòng phẳng, mà ngược lại là qua sự không sòng phẳng của hai bên. Hãy lưu ý rằng, giai đoạn tìm hiểu không phải là giai đoạn hai bên hưởng thụ nhau, nó là một cuộc theo đuổi và thử thách liên tục để thử lòng trí của người nam và đức hạnh của người nữ. Một người nam ngay trong giai đoạn hẹn hò đã tính toán chi li chia tiền như thế nào, thì làm sao có thể hi vọng khi lấy về sẽ không phát cho vợ một vài đồng lẻ để đi chợ mỗi ngày, kiểm soát chi tiêu của vợ hoặc ghẻ lạnh với nhà ngoại được? Phụ nữ phải tỉnh táo chọn chồng là ở chỗ đó.
Vậy bao lâu thì bạn gái nên đề nghị trả tiền một lần?
Câu trả lời là: không-bao-giờ