“ Trong khi tư tưởng tồn tại, ngôn từ vẫn tồn tại và văn học trở thành một lối thoát, không phải từ mà là để sống” – Cyril Connolly.

Nếu cho rằng triết học như 1 khối rubik không phải ai cũng dễ dàng nắm bắt được quy luậy, thì vô tình ở tôi - một người "máu lửa" với văn học lại cảm nhận được nếu những khối rubik nhàm chán ấy được điểm thêm những gam màu rực rỡ của những "khói óc bay bỏng" và chỉ cần ta nắm được quy luật và cách vận hành, tự khắc sẽ tạo thành một hình khối sinh động, cũng giống như việc ta biết và áp dụng đúng đắn triết học vào đời sống qua sách báo hay những câu chuyện. Và cũng chính điều đó giúp tôi hiểu ra rằng dù cho một bước tranh đơn điệu đến mức khó hiểu chỉ cần một câu truyện giàu cảm xúc đằng sau ất sẽ có những khán giả cảm thấy hào hứng với bức tranh đó và điều đó tương tự như việc các chuyên ngành khoa học hẹp xuất hiện, ngôn ngữ trở thành đối tượng cho chính ngôn ngữ học. Dù vậy, ngôn ngữ vẫn không thể đoạn tuyệt với triết học hơn hết triết học là nơi nuôi dưỡng những hạt giống tâm hồn đang trong quá trình dần hoàn thiện.
<i>Triết học - đại diện như khối Rubik tẻ nhạt cần được tô điểm.</i>
Triết học - đại diện như khối Rubik tẻ nhạt cần được tô điểm.
Chúng ta thường mơ mộng và tò mò về những điều bay bổng khi còn bé, mong muốn được khám phá ra sự thật của những dấu chấm hỏi to đùng được hình thành bằng việc tiếp nhận hình thái, sự việc đó từ đôi mắt và tạo ra những nghi vấn trong tâm hồn và có lẽ ngày nay chắc rằng không ít người đã diễn tả điều đó qua những câu hát, lời văn. Ta tự hỏi liệu Cuội có thực sự ngồi trên cung trăng, liệu Hoàng tử bé có đang đi từ hành tinh này sang hành tinh khác và một vài người lại “bán tính, bán nghi” về sự tồn tại của các vị thần cùng những giai thoại về họ. Những câu chuyện mang ý nghĩa hướng tới con người và nhân cách sống, những câu chuyện ấy được tạo thành dựa trên một chuẩn mực nào đó về triết lí sống, hướng đến cái chân - thiện - mỹ trong nhân cách con người và đối với triết học những triết lí đó giống như cách mà nhân sinh quan đã hướng đến, vậy Nhân sinh quan trong triết học là gì? Dựa vào những luận điểm nào ta cho rằng văn học vốn bị ảnh hưởng từ triết học và ngược lại.
Nhân sinh quan là một bộ phận của thế giới quan nếu ta hiểu theo nghĩa rộng, gồm những quan niệm về cách sống, lẽ sống của con người, sống làm sao cho thật ý nghĩa, sống làm sao để nhìn ra được phương châm và giá trị cuộc sống. Nhân sinh quan trong triết học có liên quan gì đến văn học khiến tôi cho rằng ngôn ngữ vẫn không thể đoạn tuyệt với triết học. Có thể nói tính nhân sinh quan ẩn mình trong các tác phẩm đó đã chọn cách thả mình theo cốt truyện của nhũng tác phẩm văn học, mang đến ý nghĩa và phương châm cho con người mà không gặp bất kì trở ngại nào về sự logic và thiếu mạch cảm xúc.
Cách mà triết học cộng sinh cùng văn học tạo nên những "giá trị ngầm" cho nhân sinh, triết học vốn không vô dụng chỉ là ta chưa tìm thấy được phương hướng.
Để dẫn phân tích cụ thể cho một luận điểm về mối quan hệ giữa văn học và triết học thì Biêlinxki, một nhà Mĩ học và Phê bình Nga đã làm rất tốt điều đó, một người đã giúp tôi hình dung rõ hơn về mối quan hệ triết – văn, đã viết: “Một người chứng minh, một người biểu hiện và cả hai người cùng thuyết phục, chỉ có khác là một người thuyết phục bằng những kết luận logic; người kia bằng những hình tượng. Song chỉ có số ít nghe và hiểu được người thứ nhất, còn ai cũng có thể nghe và hiểu được người thứ hai”. Thật vậy, chúng ta không bác bỏ những lập luận “cằn cỏi” của triết học, nhưng chúng ta còn mơ hồ khi tiếp thu những lập luận ấy vì chúng ta có xu hướng tiếp thu những gì bay bổng và dễ dàng hình dung, nhưng liệu người thứ hai có tự tin để truyền đạt một cách bay bổng nếu thiếu kiến thức và cái nhìn chi tiết, logic có căn cứ của người thứ nhất, Vậy nếu hai người họ cùng phối hợp lại sẽ như thế nào? Người thứ nhất đưa ra những căn cứ, người thì hai diễn giải những căn cứ ấy theo cách mềm mại, sinh động của mình, đấy chính là sự cộng sinh của Triết học cùng với văn học và ngôn ngữ, không phải dựa dẫm đơn phương hay kí sinh vào phía còn lại mà văn học và triết học vốn đã nương tựa lẫn nhau hình thành nên mối quan hệ khắng khít, vô hình chung triết học rèn luyện nên những trí tưởng tượng non nót được diễn giải qua những lời văn, ứng dụng triệt học vào cuộc sống chúng ta thông qua những ngồi bút mềm mại, tinh xảo điêu khắc cho những triết lí, những luận điểm thêm phần xinh đẹp và thu hút sự chu ý từ mọi người bởi vì "ngọc không mài sẽ không sáng". Cũng như cách chúng ta xây nhà, chúng ta đi từ khung, sườn nhà, ta đi từ nền móng tẻ nhạt để đảm bảo căn nhà kiên cố, ta an nhiên trang trí tô điểm tổ ấm của mình bằng những phụ kiện, họa tiết phù hợp chọn sao cho ngôi nhà nổi bật và ưng ý với chúng ta nhất và sau cùng như một món quà tinh thần, ta cùng nhau ngồi lại nhìn ngắm thành quả.
Trân trọng luận điểm của Biêlinxki vì đã giúp ta hình dung rõ hơn về vai trò và mối quan hệ của triết học, thì tác phẩm “Antigone” lại khiến ta thán phục khi góp công không ít vào việc nhìn nhận luận điểm ấy, tác phẩm “Antigone” được dự đoán viết vào năm 441 trước Công nguyên tại Hy Lạp với nữ nhân vật chính Oedipus, đã mang đến cho ta một cái nhìn rộng hơn về mối quan hệ của triết học và văn học, bằng ngôn ngữ, văn học đã diễn đạt lên một câu chuyện nhân văn và ý nghĩa, “Antigone” được miêu tả như là duy trì luật pháp thần quyền và lẽ tự nhiên, chứ không phải cúi đầu trước sức mạnh thế tục xoay quanh các mối quan hệ xã hội như tình yêu, mối quan thân tộc và nhà nước, nghĩa vụ đạo đức và ham muốn với cách xây dựng hình ảnh nhân vật nữ tuyệt vời, đã truyền cảm hứng cho nhiều thế hệ các nhà tư tưởng, triết gia sau này để có thể tìm ra nhiều khía cạnh mà triết học đã ảnh hưởng lên tác phẩm, sự ảnh hưởng từ những lý thuyết chính trị, lịch sử triết học, và cả những mâu thuẫn biện chứng: cộng đồng với cá nhân, nhà nước với quan hệ thân tộc, mâu thuẫn về phương diện giới tính nam tính - nữ tính.
<i>Antigone và những định kiến xã hội.</i>
Antigone và những định kiến xã hội.
Còn ở Việt Nam chúng ta có cái nhìn tổng quát hơn trong các tác phẩm “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố, “Số đỏ” của Vũ Trọng Phụng hay tác phẩm “Chí Phèo” của Nam Cao.., những tác phẩm ấy chẳng những đã phản ánh rõ nét việc phân chia giai cấp trong xã hội mà còn vẽ lên bức tranh hiện thực về những mảnh đời bất hạnh hay những câu thoại châm biến đến lối sống “a-dua” của một số thành phần trong xã hội. Nếu nói văn chương là phương pháp hình tượng hóa bản chất và lối sống của con người bằng những hình tượng sinh động chi tiết thì triết học lại dùng tư duy logic để khái quát, trừu tượng hóa lại những qui luật chung về những chuẩn mực. Điển hình như tôi từng đọc trong một bài báo, ở đây họ nêu rõ ra Luận điểm của Mác, Ăng-ghen về tính giai cấp hay Mác – Lênin dùng học thuyết giá trị thặng dư để vạch rõ bản chất bóc lột của giai cấp tư sản đối với những người vô sản, từ đó lí giải nguyên nhân cuộc sống khổ cực của nhân dân lao động. Chi phối nhiều đến việc phân tích các tác phẩm nghệ thuật. Ở tiền tuyến ta có người lính cầm súng, gươm, đao, giáo, mác để đuổi đánh quân thù thì ở hậu phương ta có những “chiến sĩ” dùng ngòi bút của họ, dùng những luận cứ và khói óc của họ vạch trần bộ mặt thật của giai cấp thống trị.
"Những khoảng khắc vàng"  hiếm có của nền văn học Việt Nam.
"Những khoảng khắc vàng" hiếm có của nền văn học Việt Nam.
Nếu triết học là bộ môn khó nhằn với những sinh viên yêu thích sự linh động, nếu triết học mang đến một cái nhìn bao la vô chiều hướng khó lòng nắm bắt được và nếu triết học theo một số người “có hay không đều không quan trọng” thì triết học trong tôi vốn là người “bạn thân” với văn học, không phải những định nghĩa, hay các công thức khoa học mà đơn giản triết học là đường lối để ta hướng đến mục đích sống của nhân loại. Nếu bạn muốn tìm những ứng dụng của triết học trong cuộc sống, tôi xin hứa văn học sẽ là công cụ khai sáng con đường của bạn. Triết học khô cằn như những viên sỏi thì hãy để văn học trở thành một con suối, nơi mà những viên sỏi được mài dũa trở thành một vật trang trí sinh động, hãy cứ để con suối làm nhiệm vụ đó, chúng thanh tẩy cặn bã cho nhau và ta để chúng cùng tắm mát những tâm hồn đồng điệu, hay chí ít dùng tiếng suối để làm ta dừng chân thư giãn một chút trong chuỗi ngày bận rộn với nhịp sống hối hả một cách vô định.