Cố gắng chỉ hiệu quả khi bạn biết mình làm gì!
Chuyện là những năm đến trường, không ít người trong chúng ta hằng ngày nghe những câu từ đầy nhiệt huyết về sự cố gắng như kiểu "...
Chuyện là những năm đến trường, không ít người trong chúng ta hằng ngày nghe những câu từ đầy nhiệt huyết về sự cố gắng như kiểu " Cố lên các em, còn một chút nữa thôi các em đã hoàn thành xong cấp " chẳng hạn. Cả lớp ai cũng nghe răm răm và rồi cùng lại bỏ ngoài tay, tất nhiên có những người cố gắng thật và sau khi hết cấp ba, cái cố gắng của họ cũng hết luôn. Là sao vậy???
Khi tôi bước vào cuối cấp ba, bạn bè tôi có hai trường phái rõ rệt một là tất bật học ngày học đêm, hai là tới cuối ngày thi thì mới biết nên học đại học gì. Còn tôi thì kha là trung hòa cả hai trường phái này khi tôi chẳng học thêm lấy một môn gì, tôi cũng thường xuyên nghỉ học trong lớp đến nỗi giáo viên điện bảo rằng không biết tôi đậu được cuối cấp không huống chi là đại học!!
Có điều tôi khá rõ về việc chọn trường đại học. Tôi ngay từ đậu đã xác định học Ulaw hoặc Ueh và tôi nghĩ tôi cũng khá khôn lõi khi chọn ban xã hội để dễ dàng được điểm cao học bạ Toán, Lý, Hóa để dễ dàng xét tuyển.
Tôi cũng thường hay hỏi mày học trường gì thế và nhận được câu trả lời khá hoang mang. " Tao tình học đại học Luật khối D ", thế tôi lại bảo " Vậy mày đi học thêm Hóa, Sinh chi vậy " thì tụi nó lại bảo chẳng biết, mẹ kêu sao thì làm vậy???
Ngay từ giây phút đó, tôi đã dần dần mơ hồ hình dung ra hai từ " cố gắng" nghĩa là gì rồi!!
Quan điểm:
Theo quan điểm của tôi " cố gắng " chỉ thật sự phát huy hiệu quả khi bạn biết bạn đang và sẽ làm gì trong một khoảng thời gian nhất định.
Bọn Mẽo có câu nói khá hay mà tôi thấy cũng kha khá liên quan là:
Hay là " Slow is smooth smooth is fast"
Vậy là để sự cố gắng của bạn đạt được hiệu quả tối ưu, đỡ mất đi sức lực thì bạn nên hiểu rõ " Ta đang làm cái gì? ". Đừng vì lười biếng vài phút suy nghĩ mà nhảy vào làm luôn, tin tôi đi mệt hơn nhiều đấy!!
Đây là nguyên nhân chính vì sao khi ở trường, đa phần học sinh chẳng ai chịu cố gắng vì bản thân họ cả. Thiết nghĩ, trường nên tập trung rèn luyện thêm khả năng tư duy, lẫn phân tích của học sinh thay vì 7-8 tiết Toán một tuần. Chẳng hiệu quả đâu khi chúng nó chẳng biết mình đang cố gắng vì điều gì!
Đó cũng chính là lý do vì sao các thủ khoa cấp ba có xu hướng tự học hơn ra lò luyện 9-10 tiếng một ngày đấy. Vì người ta biết người ta đang làm gì.
Vậy làm thế nào để ta tăng khả năng nhận thức, suy xét để tối ưu hóa thời gian chúng ta?
Ngủ:
Tôi nghĩ rằng điều đầu tiên bạn nên làm là đi ngủ:)) Thật vậy, khoa học cũng đã nghiên cứu rằng con người chúng ta nên ngủ ít nhất là 8 tiếng, có thể nó không đúng với một số ít người nhưng nhìn chung ta cũng nên ngủ 8 tiếng vào buổi tối và 30-1 tiếng vào buổi trưa.
Cơ quan duy nhất suy nghĩ được chính là não bộ, ta chẳng thể nghĩ được kế sách vi diệu nào nếu ta thiếu ngủ đâu.
Đọc:
Ta nên đọc sách, đọc cái gì cũng được trừ tạp chí người lớn ra nhé. Đọc không chỉ giúp bổ sung kiến thức mà cái quan trọng là đọc giúp ta biết mình ngu như nào. Khi ta biết mình ngu, cơ chế hào quang của não bộ mới nhận ra là chúng ta không có khôn như cúng ta nghĩ.
Mà các bạn biết gì không?.... Thành công lớn nhất của một con người đó là nhận ra mình ngu đấy. Chỉ khi nhận ra bản thân mình ngu thì mình mới chịu tiếp thu, mới chịu thay đổi thôi, nghe đau lòng thật :((
Nên là nếu mà bạn có đang cố gắng một cách không chọn lọc, đụng đâu cố đó thì cẩn thận nhé, vài ngày nữa là bạn kiệt sức đấy. Thay vì vậy thì bạn nên chậm lại một nhịp để tìm kiếm con đường mình đi cho phù hợp nhé.
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất