Nhìn các cặp đôi tay trong tay mùa Noel, sự ghen tị hiện rõ trên khuôn mặt tôi.
Tôi thường tán dóc với lũ bạn về việc tôi đi chơi với ai trong ngày lễ, về việc tôi chuẩn bị cưa đổ em nào. Nhưng bất cứ khi nào tôi có cơ hội trong mối quan hệ tình cảm tôi đều từ chối nó.
Tôi nghĩ mình có vấn đề.
Rõ ràng là tôi rất muốn yêu, tôi rất muốn cảm giác mỗi đêm có ai đó nhắn tin lãng mạn với mình, tôi muốn cảm giác được ai đó ôm ấp mỗi khi tôi buồn. Nhưng tôi lại cảm thấy không an toàn khi chuyện đó thực sự diễn ra.
creadit: <a href="https://www.istockphoto.com/portfolio/patronestaff?mediatype=photography">patronestaff</a>
creadit: patronestaff

Hội chứng sợ yêu (Philophobia)

Mọi người đều muốn được yêu, họ dành hàng giờ đồng hồ để dựng nên khung cảnh trong mơ về mái ấm của họ. Nhưng khi họ có cơ hội họ tìm cách tránh xa nó. Từ Philophobia bắt nguồn từ từ “filos” trong tiếng Hy Lạp, mang nghĩa yêu hoặc được yêu. Những người mắc phải hội chứng này có xu hướng tránh đi mọi chất xúc tiến có thể gắn kết thành một mối quan hệ tình cảm.

Vấn đề của tôi

Tuổi thơ tôi không mấy trọn vẹn với sự ly hôn của ba mẹ tôi. Điều đó ảnh hưởng rất lớn về mặt tâm lý, việc lớn lên với sự méo mó trong nhận thức về hôn nhân không phải là một điều tốt.
Mẹ kể với tôi, khi còn nhỏ tôi đã thề tôi sẽ không bao giờ có bạn gái và việc kết hôn chỉ diễn ra trong trí tưởng tượng của mẹ. Chứng tỏ sự méo mó đã ở trong tâm trí tôi từ rất lâu.
Một phần căn bệnh đến từ mối tình đầu không mấy suôn sẻ của tôi. Mối tình đó khiến tôi suy nghĩ rất nhiều về sự kém cỏi của bản thần, tôi có lẽ không xứng với họ.
Trong tuyên ngôn độc lập của Bác Hồ có nói:
Tạo hoá cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do, và quyền mưu cầu hạnh phúc
Ấy thế mà chính chúng ta lại tự tước đi quyền mưu cầu hạnh phúc của chính mình, nghĩ mà chán.