Hôm nay là đêm cuối cùng tôi ở thành phố Hồ Chí Minh tham dự Diễn đàn và Triển lãm quốc tế Thành phố thông minh châu Á 2023 (Smart City Asia 2023) để trở về Hà Nội. Trong mấy ngày làm việc tại đây tôi nhớ đến một chương trình mà mình tham gia đề xuất, một số dự án trong nó đã được triển khai tuy vậy đến hiện tại đã phải dừng lại vì tính chất thời điểm của nền kinh tế không mấy sáng sủa.
Tôi rất hy vọng một ngày nào đó trong tương lai gần nó sẽ được kích hoạt trở lại, cho dù đến lúc đấy tôi có tham gia nó nữa hay không thì tôi tin rằng nó vẫn là một chương trình giúp chúng ta sống tốt hơn và khác biệt ít hơn.
Cũng không tiện kể chính xác về chương trình , chỉ có thể chia sẻ một vài thông tin liên quan. Chắc tất cả những người quan tâm đến công nghệ, hay các xu hướng mới đều đã từng nhìn thấy cụm từ “kinh tế tuần hoàn”. Vậy tại sao chúng ta lại có cụm này, thì ngoài rất nhiều các góc cạnh được các tổ chức chính trị (Đại hội đồng Liên hợp quốc, các quốc gia,…); các tổ chức khoa học, các học giả, giới báo chí truyền thông thì tôi còn thấy 1 lý do khác:
Nền kinh tế tuyến tính (Linear Economy) sẽ luôn là nguyên nhân tạo ra xung đột giữa các nền kinh tế.
Lý do đơn giản vì cách thức hoạt động của nó, nơi mà tạo ra sản phẩm giúp tạo ra sức ảnh hưởng và sở hữu nguyên liệu tạo ra quyền lực. Có lẽ ẩn sâu trong những nhà hoạt động chính trị — xã hội — kinh tế, đều hiểu rằng nếu chúng ta tiếp tục phát triển theo hướng kinh tế tuyến tính, chúng ta sẽ vẫn luôn chấp nhận hiện thực rằng lúc nào đó chúng ta sẽ rơi vào trạng thái đối đầu. Vì sản phẩm hay nguyên liệu đều là hữu hạn, đã của anh thì không thể là của tôi.
Nền kinh tế tuần hoàn (Circular Economy) với cách thức vận hành của nó sẽ giải quyết việc đối đầu này. Vì chúng ta sẽ cần phải chia sẻ nhiều hơn, tìm thấy nhiều hơn những điểm chung sống, hợp tác nhiều hơn để sử dụng những năng lực riêng khác biệt.
Tốt đẹp nhưng cũng vô vàn thách thức, vì chính cách vận hành này - để có thể hiện thực hóa nó - khó khăn nhất cần vượt qua đấy là thay đổi tư duy, nhận thức của những nhóm người áp dụng.
Chẳng phải vô lý khi nhắc đến cách thức triển khai Nền kinh tế tuần hoàn, chúng ta đều dễ dàng nhận thấy khung triển khai dù ở các quốc gia phát triển, các nền kinh tế già châu âu châu mỹ, đến các vùng kinh tế đang và kém phát triển châu á, châu phi. Đều theo mô hình sau: việc đầu tiên chúng ta cần làm đó là thay đổi chính sách nhà nước, dẫn đến các chính sách tài khóa có lợi cho triển khai nền kinh tế tuần hoàn, từ đó đầu tư tập trung cho các thành phố từ đó kích hoạt các vòng lặp kinh tế và lan tỏa dần ra các khu vực lân cận.
Mô hình này chung cho cả phạm vi toàn cầu, hay phạm vi khu vực. Ví dụ như ở phạm vi toàn cầu thì sau khi có các khung chính sách liên quan, thì Năm tài khóa 2022, World Bank Group đã giải ngân đạt 31.7$ cho các chương trình dự án chống biến đổi khí hậu, tăng 19% so với năm 2021. Hay thông tin tổng hợp từ ELLEN MACARTHUR FOUNDATION: Từ đầu 2020, tài sản được đầu tư từ các nguồn vốn đại chúng tăng 6 lần cho các nền kinh tế tuần hoàn toàn phần hoặc một phần ( từ 0.3 tỷ $ lên 2 tỷ $)
Trong 18 tháng từ 2020, ít nhất mười công ty phát hành trái phiếu với một phần tiền được sử dụng cho các hoạt động có sẵn, các dự án mới trong khuôn khổ Kinh tế tuần hoàn, tổng trị giá trên 10 tỷ USD. Các trái phiếu này được thực hiện thông qua các ngân hàng đầu tư hàng đầu bao gồm Barclays, BNP Paribas, Ngân hàng Deutsche, Goldman Sachs, HSBC, Intesa Banca IMI of Sanpaolo, Tập đoàn Mizuho Financial, Morgan Stanley, Rabobank, và Société Générale và những tổ chức khác. Các quỹ như The City Climate Finance Gap Fund: Thành lập bởi WB và EIB năm 2020 với vốn hóa 55M $ dự kiến tăng vốn hóa lên 100M$ với mục tiêu giải ngân 4B $ đầu tư cho các dự án trong danh mục kinh tế tuần hoàn, chống biến đổi khí hâu cho các thành phố.
Khung mô hình, phương pháp triển khai thì đều chung như vậy, nhưng một số vấn đề cần xử lý như sau:
Đây là 1 vài hình ảnh trong đề án tôi đệ trình được trích nguồn từ các tài liệu của UN, UNECE’s Economic Cooperation and Trade Division, World Bank và quỹ ELLEN MACARTHUR FOUNDATION, OECD,…
Vậy Khi bạn áp dụng các loại tài sản của đô thị vào mô hình kinh tế tuần hoàn thì câu hỏi xảy ra là ai là người sở hữu cái gì? Các mô hình đồng sở hữu đối với một số loại tài sản trong nhóm City Infrastructure, và City Resouces rất khó để kiểm soát nếu muốn đẩy mạnh các hoạt động trong khung ReSolve.
Khó nhưng không có nghĩa là bất khả thi lý do vì với các công nghệ hiện tại thì tôi tin rằng việc ứng dụng để định hình, quản lý, theo dõi, phối hợp, triển khai các tài sản trong danh mục tài sản của thành phố vào các hoạt động kinh tế tuần hoàn thì đều có cơ hội.
Trong đề án tôi có đề xuất 1 Landscape cho hoạt động triển khai, Tôi có thể chia sẻ một phần thông tin như bức hình này
Ý tưởng xuyên suốt của đề án là, chúng tôi là bằng việc xây dựng City Technology Framework, chúng tôi có thể cùng các public sector, cũng như các business stakeholder, technology stakeholder, tham gia cung cấp sản phẩm, dịch vụ vào nền kinh tế tuần hoàn cho các thành phố. Tất nhiên mỗi Component đều được xây dựng một big idea và khung triển khai riêng ví dụ như:
Nếu bạn quan tâm đến chủ đề này thì đây là danh sách một vài tài liệu tôi đã tham khảo đề xây dựng chương trình. Hy vọng giúp ích được bạn.
Tài liệu tham khảo:
· A guide to circular cities June 2020 — The United for Smart Sustainable Cities (U4SSC) is coordinated by the International Telecommunication Union (ITU), the United Nations Economic Commission for Europe (UNECE) and the United Nations Human Settlement Programme (UN-Habitat), along with the support of 14 other UN agencies and programmes.
· DELIVERING THE CIRCULAR ECONOMY A TOOLKIT FOR POLICYMAKERS — Ellen MacArthur Foundation
· THE CIRCULAR ECONOMY OPPORTUNITY FOR URBAN & INDUSTRIAL INNOVATION IN CHINA — Ellen MacArthur Foundation
· Guidelines on Promoting People-first Public-Private Partnerships Waste-to-Energy Projects for the Circular Economy — Economic Commission for Europe Committee on Innovation, Competitiveness and Public-Private Partnerships.
· ICT Standardisation supporting Circular Economy — Report of the Study Group Circular Economy — a sub-group of the EU Multi-Stakeholder Platform for ICT Standardisation.
· Văn Kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII — NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA SỰ THẬT — Tháng 3/ 2021.
· Nghị quyết số 124/2022/QH về kế hoạch phát triển kinh tế — xã hội năm 2021 của Quốc Hội ngày 11 tháng 11 năm 2020
· Nghị quyết số 01/NQCP: Về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2021 của Chính phủ ngày 01 tháng 01 năm 2021
· Quyết định số 687/QĐ-TTg ngày 07 tháng 06 năm 2022 về việc Phê duyệt đề án Phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam — Thủ tướng chính phủ
· Quyết định 2157/QĐ-TTg ngày 21/12/2021 thành lập Ban Chỉ đạo quốc gia triển khai thực hiện cam kết của Việt Nam tại Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu (COP26).
· Platforms in the peer-to-peer sharing economy — Journal of Service Management Vol. 30 №4, 2019 pp. 452–483 Emerald Publishing Limited 1757–5818 DOI 10.1108/JOSM-11–2018–0369
· Measuring the Digital, Platform & Sharing Economy -14th Management Seminar for Heads of National Statistical Offices in Asia and the Pacific: The Future of Economic Statistics -Philippine Institute for Development Studies — Jose Ramon G. Albert, Ph.D.
· Digitalization, circular economy and the future of labor: How circular economy and digital transformation can affect labor — https://www.researchgate.net/publication/33720374 -Anthony Larsson.
· The digital circular economy A driver for the European Green Deal — EXECUTIVE SUMMARY SUSTAINABLE PROSPERITY FOR EUROPE PROGRAMME 17 MARCH 2020 — European Policy Center.
· The circular economy: Going digital — Annika Hedberg, Stefan Šipka — European Policy Center.