Bên trong Cinema Paradiso những đêm chiếu bóng.
Đây là bộ phim Ý thứ hai mà mình may mắn có dịp biết đến và tìm được xem (bộ đầu tiên là Life is Beautiful của đạo diễn Roberto Benigni). Và quả là hay thật, nên cứ tạm gạt bỏ qua một bên về vốn kiến thức ích ỏi của mình về nền điện ảnh của nước Ý đi, thì chỉ còn lại những màu sắc tươi đẹp của cả 2 bộ phim đã mang tới.
Khi nói về nước Ý, nói về Sicily, thường thì chúng ta sẽ nghĩ ngay tới những băng đảng Mafia, những vị bố già lạnh lùng và uy nghi hoặc những cuộc xả súng, thanh toán lẫn nhau đẫm máu để tranh giành địa bàn và quyền lực như cái cách mà những bộ phim Hollywood đã đem tới, nhưng không ! Ít nhất là ở trong "Rạp Chiếu Bóng Thiên Đường", Cinema Paradiso* này thì chúng ta sẽ được quay ngược thời gian về quá khứ, nơi có một nước Ý thật êm ả, bình yên và đậm màu bản sắc dân tộc của chính họ ;). 

Trở về thời điểm chính mà bộ phim đưa chúng ta tới, tại nước Cộng Hòa Ý một vài năm sau khi Đệ Nhị Thế Chiến kết thúc. Khi mà nước Ý vẫng có phần còn nhiều hoan sơ và cổ kính, sau một thời gian dài gánh chịu những thiệt hại sau pha lỡ dại "pick a wrong side" của vị độc tài Benito Mussolini, nên nhìn chung vẫn còn gặp nhiều khó khăn về kinh tế và xã hội. Nhưng ở đó, tại một ngôi làng nhỏ tên Giancaldo ngụ trên đảo Sicily, chúng ta chỉ thấy một thế giới mà nơi những quy tắc và những chuẩn mực của xã hội không còn là điều bắt buộc để đánh giá một ai đó, nơi mọi tầng lớp trong xã hội (ít nhất là trong cái thị trấn nhỏ nằm trên đảo Sicily ấy) tụ họp với nhau tại một rạp chiếu địa phương kế bên nhà thờ chính của thị trấn , thực chất chính là sảnh đường chính của nhà thờ khi ấy được tổ chức và chịu sự quản lý của Cha Adelfio. Vào những tối có chiếu bóng, tất cả mọi người dân sinh sống tại đó như rũ bỏ hết mọi gánh nặng mưu sinh kéo nhau đến ngôi nhà của Chúa để được xem phim. Dường như ai cũng đều thả mình theo những giây phút vui vẻ hiếm hoi mà họ có được, khi những nhu cầu được có một hình thức giải trí còn khá là hiếm hoi và chiếu bóng được xem là một thứ gì đó mà ở thời bấy giờ, khó lắm người ta mới có được, nhất là với tầng lớp lao động bình dân.
Chiếu phim ngoài trời ở kế bên bờ sông thơ mộng.

Tôi sẽ lượt qua đoạn mở đầu của bộ phim, vì những ai đã xem qua rồi thì cũng đã biết được diễn biến chính của bộ phim như thế nào, ở bài viết đầu tay này tôi chỉ muốn sơ lượt qua về nội dung của phim mà đi thẳng vào những điều tôi yêu thích của bộ phim này, self-note: Đây không phải là một bài review phim cũng không hẳn là một bài đánh giá hay giải thích ý nghĩa, chỉ là để chia sẽ cảm xúc mà thôi và viết cho thỏa !
Cậu bé Toto nhân vật chính của chúng ta.
Theo chân nhân vật chính của chúng ta, một cậu bé 8 tuổi nghịch ngợm có tên là Salvatore Di Vita, được người dân trong làng Giancaldo gọi với tên thân mật là "Toto". Cậu sống cùng mẹ của mình là bà Maria và một đứa em gái nhỏ, trong khi bố của cậu hiện vẫn đang được cho là mất tích sau thời gian phục vụ quân đội, dù cho chiến tranh khi đó đã kết thúc và vẫn bặt vô âm tín, không thấy trở về đoàn tụ với gia đình. Vì thế nên dù cho tuổi còn nhỏ, nhưng cậu đã được xem như là một người đàn ông trong gia đình, tạm thay bố trông coi và đỡ đần công việc nhà cho mẹ những lúc bà ra ngoài đi làm thêm kiếm sống, nuôi nấng hai anh em. 
Toto và mẹ, bà Maria Di Vita.
Nhưng xui rủi sao, bản tính vốn vẫn chỉ là một cậu bé nên đang ở tuổi ăn tuổi học, ham chơi hơn ham làm, luôn hiếu động và tò mò về mọi thứ xung quanh mình đã kéo theo nhiều rắc rối theo suốt cuộc đời cậu cho đến tận lúc trưởng thành. Và chính tại cái nơi ấy, cái nơi mà rạp chiếu bóng ở được tận dụng ngay bên trong thánh đường của một nhà thờ địa phương, có lẽ là vì thế nên rạp phim được đặt tên là Paradiso (trong tiếng Ý có nghĩa là Thiên Đường). Vào những hôm có lễ, cậu bé Toto sắm vai trợ tế cho Cha xứ Adelfio làm lễ như là một công việc part-time :)))), nên vì thế sau mỗi khi thánh lễ kết thúc, cậu ta lại lén lút theo Cha qua rạp để xem phim chùa =)))). Tại đấy chúng ta sẽ bắt gặp nhân vật được xem là quan trọng nhất của bộ phim, nếu không có con người này, chắc hẳn sẽ không có câu chuyện nào được hồi tưởng lại của Toto sau này, khi đã trở thành một vị đạo diễn tài ba và sinh sống tại thủ đô Rome (người đã từ bỏ quê hương ra đi không về được mấy chục năm trời) đó chính là bác thợ máy Alfredo (hình như kiêm luôn chủ rạp thì phải) của Cinema Paradiso.
Xin được nói riêng về phân đoạn này một chút, vào thời điểm sau khi chiến tranh kết thúc, tình hình nước Ý khá là suy thoái, mọi thứ như tạm chững lại trong đó có cả ngành điện ảnh nước nhà một thời huy hoàng. Nên để đáp ứng được nhu cầu giải trí của người dân, đã có một số lượng các bộ phim từ Hollywood được du nhập vào thời đấy, nhất là các bộ phim tình cảm, lãng mạng rất đưa ưa chuộng vào lúc bấy giờ. Nhưng cũng chính vì thế mà nó trở thành đối trọng đối với giáo hội công giáo La Mã, nên những vị Cha xứ như Cha Adelfio cũng kiêm luôn nhiệm vụ làm người kiểm duyệt cho các bộ phim, trước khi được đem đi chiếu phục vụ người dân, thì vào lúc sớm trong ngày rạp phim phải chiếu trước một buổi cho Cha thượng tọa, những phân cảnh lãng mạng ướt át khi có thì sẽ đều được Cha yêu cầu cắt bớt và bác Alfredo bắt buộc phải tuân theo.

Bác thợ máy Alfredo.
Có lẽ vì việc được sinh ra ở một chốt làng quê hẻo lánh, nên không phải lúc nào cũng được tiếp cận với những loại máy móc cũng như một niềm đam mê cháy bỏng nào đó. Có lẽ cơ duyên với Chúa đã đưa cậu đến với tình yêu dành cho bộ môn nghệ thuật thứ 7 mà ở đây thông qua một hình thức được ngắm nhìn một nhân viên đứng ở phía sau hậu trường làm việc. Cậu mê phim ảnh tới mức làm đủ mọi cách để thuyết phục bác Alfredo share lại cho mình những mẫu phim vụn đã được cắt ra, đến nỗi khi bác không chịu, cậu vẫn lén tìm cách để loot một ít và đem về nhà. Hay như đến nỗi việc lấy tiền mà mẹ giao cho cậu để đi tạp hóa mua đồ ăn cho cả nhà, mà cậu lại "biển thủ" mất một ích để mua vé xem phim, đến khi xem xong bước ra khỏi rạp bị mẹ phát hiện và tẩn cho một trận tơi bời :))))), cũng may mà có bác Alfredo, vừa tan sở ngay đó ra tay nói dùm mấy câu với mẹ của Toto. Sau đợt đó, có lẽ một phần vì nhìn thấu và cảm thông cho hoàn cảnh chú bé, thiếu mất tình thương của người cha nên hai bác-cháu đã thân thiết và khắn khít hơn, bác Alfredo còn chủ động cho phép cậu bé những khi rãnh rỗi được vào phòng máy và ngồi lại xem bác làm việc. 
Hai bác-cháu ở trong phòng máy.
Bác Alfredo và Toto.
Nhưng đỉnh điểm có một hôm, cậu đi với bác Alfredo vừa về đến nhà, thấy mẹ đã đứng chờ sẵng trước hẽm, chỉ trực chờ thấy cậu là mắng chửi ngay. Số là những thước phim (thứ vốn rất dễ bắt lửa và gây cháy ở thời điểm ấy) cậu giấu ở dưới gầm giường mà mẹ cậu vẫn thường hay dặn là tránh xa cái lò sưởi ra hôm nay đã bén lửa thiệt xém thiêu rụi cả căn nhà cũng như đứa em gái của mình luôn nữa. Bà Maria hôm đấy hết sức nổi giận và còn dọa không cho Toto đến rạp chiếu chơi với bác Alfredo nữa xD. Tức giận là vậy, nhưng nhiêu đó là không đủ để mẹ Toto ngăn cản được tình yêu trong cậu dành cho phim ảnh, từ dạo đó bác Alfredo còn chính thức truyền nghề phụ máy cho Toto, và những ngày tiếp theo, ngày qua ngày cậu càng nằm lòng các kiến thức cơ bản, cũng như chuyên sâu hơn trong việc điều hành cũng như chỉnh sửa, cắt ghép các đoạn phim (theo yêu cầu từ Cha Adelfio) lẫn cạch sử dụng và bảo trì máy móc. Và đến một hôm, có lẽ Toto cũng không ngờ rằng đây chính là thứ mà tổ nghiệp đã dành cho cậu ... Một tai nạn trong lúc làm việc đã xảy ra khiến cho bác Alfredo phải giải nghệ và trong làng chỉ còn mỗi Toto là người duy nhất biết được cách phải nên làm như thế nào.
Toto lúc thanh niên, cùng mẹ ăn trưa tại phòng máy.
Tất cả những diễn biến trên chỉ mới đi được tới một nữa thời lượng của phim, những gì diễn ra sau đó mới hé lộ cho chúng ta biết được thêm đã có chuyện gì xảy ra như lúc ở đầu phim. Nhưng như mình đã nói ở trên, mình chỉ muốn viết bài này như một công cụ để nói lên tình cảm của mình dành cho bộ phim, chứ thực sự không muốn review hay đánh giá nó, nên mình sẽ để ngỏ phần còn lại dành cho các bạn tự khám phá (những bạn nào chưa có dịp thưởng thức thì nên tìm và xem thử một lần trong đời). Các bạn sẽ được thấy những hình ảnh hết sức chân thật và yên bình của chốn làng quê nước Ý, những cánh đồng, đồi núi và bờ biển, tình yêu và niềm hy vọng đã được đạo diễn Giuseppe Tornatore gửi gắm vào từng khung hình.
Cuối cùng, xin được cảm ơn và có vài dòng tái bút: cuối cùng điều mình ấp ủ bấy lâu này là thử viết 1 bài gì đó để gửi lên spiderum nay đã thành hiện thực. Hy vọng những chổ chưa thật sự thuyết phục hoặc lỗi câu cú nếu có, mình sẽ xem xét và edit lại sau, mong các bác bỏ qua và nếu có cùng sở thích với ai đó thì tiếp tục ủng hộ mình nhé ! :P
THIRTY1
Chú thích:
*: Cinema Paradiso (tựa gốc: Nuovo Cinema Paradiso, tiếng Việt: Rạp Chiếu Bóng Thiên Đường), là một bộ phim của Ý được thực hiện bởi đạo diễn "Giuseppe Tornatore" với hai ngôi sao thời bấy giờ là "Jacques Perrin"  và "Philippe Noiret", bộ phim được vinh danh ở lễ trao giải Oscar năm 1989 ở hạng mục "Phim nói tiếng nước ngoài hay nhất".