Cứ vào độ gần tết là cộng đồng mạng lại quay lại bài toán mấy năm rồi ngồi giải: Gộp Tết ta vào với Tết tây. Người ủng hộ người không là lẽ thường bởi quan điểm khác nhau làm nên giai điệu của cuộc sống. Tuy nhiên có vài số liệu mà mình tự tìm tòi và muốn chia sẻ để rộng đường dư luận.
 Tết ta trong ngôn ngữ quốc tế ?
Bạn có thể lên wiki và tìm kiếm từ khóa Tết. Bạn sẽ được Wiki định nghĩa Tết cũng như mô tả những thông tin về ngày tết.
Kết luận:  Ngay trong ngôn ngữ quốc tế danh từ “Tết” của Việt Nam cũng được giữ nguyên như sự tôn trọng và thừa nhận của quốc tế đôi với bản sắc văn hóa của Việt Nam.
Tìm ra điểm chung và tôn trọng sự khác biệt là quan điểm chi phối không chỉ quan hệ giữa con người với con người mà giữa các quốc gia với nhau nữa bạn nhé.
Tết ta là tết Trung Quốc?
Hiện nay có các quốc gia ngoài Việt Nam như Trung Quốc, Hàn Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản, Thái, Campuchia, Mông Cổ, Ấn Độ.... ăn tết nguyên đán theo lịch mặt trăng. Nếu cứ khư khư nói tết âm là tết của tàu thì có lẽ cũng nên bỏ cả tết trung thu, tết thanh minh đi. Ah, với nói thêm tết dương không phải của Việt Nam nhé. Lịch dương ( lịch Gregorian) là của cụ Giáo Hoàng Gregorin XVIII khởi xướng. Nếu theo luận điểm này chỉ có 2 nước là Tàu ( tết âm) và Ý ( tết dương) là có tết còn lại các nước đều không chỉnh chủ.
Nghỉ tết dài, ảnh hưởng tới giao thương hàng hòa.
Cái này là luận điểm nhiều người mang ra tranh luận, tuy nhiên không có ai đưa ra cho Quân 1 con số để so sánh xem trong 1 năm, Việt Nam nghỉ lễ bao nhiêu ngày so với tây nên Quân đã tự đi tìm, con số như sau:
Tổng số ngày nghỉ phép và lễ tại Việt Nam năm 2016 là 22 ngày ( Bộ LĐ) trong đó có 12 ngày phép và 10 ngày lễ.
Còn tại Úc: 10 đến 13 ngày / năm nghỉ lễ, Nhật: 15 ngày nghỉ lễ, Sing: 11 ngày ( số liệu 2016).
Vì thế, việc ảnh hưởng tới giao thương hàng hóa phần nhiều do năng suất lao động thấp vào thời gian tết. Đây là sản phẩm của tư tưởng chây lười của cá nhân người lao động.
Và khi chây lười và bệ rạc đã trở thành truyền thồng thì dù gộp hay không gộp sẽ không làm thay đổi được gì vì đây là vấn đề nằm ở mỗi cá nhân.
Tết mệt
Đây là nỗi niềm giãi bày của các mẹ khi họ ngập đầu trong tết với việc mua sắm, chuẩn bị đồ ăn, nhậu nhẹt, cỗ bàn...
Tuy nhiên hãy quay trở lại với ý nghĩa nguồn cội của tết và xoay chuyển nó xung quanh giá trị cốt lõi đó thay vì gạt bỏ nó như 1 thứ đồ thừa.
Tết là ngày sum họp gia đình, ngày đoàn viên, ngày tri ân tổ tiên, là lúc để thể hiện những nét đẹp văn hóa của dân tộc như " kinh trên, nhường dưới, nói lời hay, ý đẹp....".
Bởi thế hãy giáo dục cho con cháu mình về những ý nghĩa lớn lao đó và chính bản thân mình cũng phải chỉnh đốn lại mình để lấy đó làm gương và sửa đổi cho đúng nghĩa " TẾT".
 Học người Nhật
Năm 1872 Nhật không còn ăn tết tàu nhưng thành quả của 1 Nhật Bản hùng cường ngày hôm nay là do cách mạng Minh Trị ( 1966 - 1969) trước thời điểm gộp tết. Nhật Bản ngày hôm nay được xây nên từ nền tảng kỷ luật, công nghệ, khoa học, giáo dục, tinh thần cần cù chứ không phải vì thay đổi 1 vài ngày tết.
Cái kết:
1. Chúng ta đang lệ thuộc vào tàu không phải vì chung cái tết hay vì văn hóa tàu mà chúng ta bị bao vây bằng hàng hóa và kinh tế Tàu. Vậy chúng ta có thoát lệ thuộc được chỉ bằng thay đổi vài ngày tết?
2. Ai sẽ đảm bảo sau khi gộp tết, Việt Nam sẽ trở thành 1 quốc gia phát triển với nền kinh tế hùng cường cùng thế giới. Phát triển kinh tế là vấn đề vĩ mô bằng tầm nhìn, chính sách của cả chính phủ và người dân chứ nếu chỉ vì ngày tết thì đơn giản quá.
3. Nếu tết là hủ tục xấu thì tết đã không tồn tại suốt 4000 năm với bao thằng trầm biến cố của lịch sử dân tộc Việt.
Nếu tết không còn phù hợp, hãy để xã hội tự đào thải nó.
4. Hãy chia sẻ việc nhà, việc tết với Mẹ, vợ... và gia đình mình.
 Tết xấu xí, tết nhiều tệ nạn, tết nhạt hòa, tết mất vui.... là do cách chúng ta ăn tết.
Tết không có tội, chúng ta đang gán tội của ta cho tết.
Hình ảnh có thể có: một hoặc nhiều người, văn bản cho biết 'trantuanviet.com'


~ Quân Bio, bài viết từ 2016 mà 2020 vẫn thấy lôi ra bàn nên đăng lại ~