PHẦN 4

Phần 3 ở đây.
Phần 3 mô tả cách tìm niches theo tiêu chí để làm sao tối ưu ra được lợi nhuận, tiêu chí chung nhất thôi còn mỗi người sẽ có một chiến lược khác nhau (và sở thích khác nhau)

Phần này ví dụ cụ thể về việc tìm 1 nich để làm sách :v (theo cách của tôi)

Dễ nhất là bắt đầu từ làm NCB (no content book), ví dụ notebook hoặc sketchbook.


Đây là ví dụ 1 cuốn notebook bán khá chạy trên AMZ, BSR khoảng #86,854 tức là mỗi tháng bán được tầm 200 cuốn, mỗi cuốn profit 2$ thì riêng một sách này tác giả đã đút túi được 600 rồi. Cứ sách nào mà có thông tin sách là Independed Publish nghĩa là xuất bản qua KDP, sách này public từ 2017 giá mà hồi đó tôi biết tới nền tảng này, vì hồi trước thì độ cạnh tranh còn rất ít và hầu như đăng sách lên là ... bán được

Tụi Tây rất khoái những gì liên quan đến nghề nghiệp, hoặc sở thích, vậy thì cứ bám vào đó chịu khó tìm kiếm là sẽ ra được idea hay. Nếu chưa biết bắt đầu tìm niches từ đâu thì có thể lên google sợt "top carrier in USA", "top paid profession in USA", rồi thì những sở thích chung chung như chó, mèo, unicorn ("top favourite dog/cat/flower... breeds" chẳng hạn), rồi verify niches đó được không bằng cách lên thanh AMZ search gõ "notebook for ...(keyword)", thấy cái nào ổn thì lưu lại và triển tiếp thôi.

Đó là cách bắt đầu cơ bản nhất cho người mới, sau này quen với hệ thống và cách làm rồi thì vô vàn các niches tiềm năng khác cho khám phá. Thị trường KDP hiện tại khá cạnh tranh nhưng vẫn còn rất nhiều niches mới còn chưa được khám phá ra (và cả những niches mới tinh tự tạo ra nữa).

Đó là cách tìm niches trực tiếp từ AMZ, ngoài ra thì chịu khó lướt các list Best Seller, hoặc New Release để tìm hiểu các ngách bán chạy khác, từ đó modify và tạo sách theo những niches đang trend đó cũng khá hiệu quả.

Thông thường thì tôi hay lựa những niches "evergreen" tức là không phụ thuộc vào mùa hay event nào trong năm, có thể có doanh số quanh năm và như thế thì ổn định hơn. Ngoài ra có thể nghiên cứu thêm các event, hodiday theo mùa thì nếu làm tốt đến đúng mùa doanh số sẽ lên thấy rõ thôi, và bù trừ lại cho các sách chung chung kia. Để ý thì Mỹ có nhiều ngày ghi nhớ lớn quanh năm kích thích người ta mua sắm như: Patrick Day, Easter Day, Memorial Day, Independence Day, Father Day, Mother Day, Labor Day, Back to School Day, Halloween Day, Thanksgiving Day, Noel Day, New Year Day, .... Cái này sợt google "Federal Holidays in USA" là sẽ ra.

Tìm niches và ý tưởng thì vô số cách, tham khảo Pinterest, Instagram, Facebook trend... các kiểu nữa thì chỉ sợ là không có thời gian và công sức để làm hết được thôi :v (làm sách thôi nhé chưa nói đến có bán được hay không :))

Về journal, sketchbook, ... những loại mà nội dung bên trong không có gì nhiều thì cũng tương tự notebook.

À bọn Tây cũng có một cái hay là thích những câu quote hay và dí dỏm, thế nên nếu trình TA tốt (hoặc modify tốt) và am hiểu văn hóa thì chỉ cần đưa mấy câu quote hay lên bìa sách là cũng bán được, bọn nó hay mua để tặng đồng nghiệp, người thân... Nhất là mảng áo thun thì bán khá chạy.

Nâng cao hơn, về Coloring book và Activities book lúc nào rảnh hơn viết sau :v

Có một vấn đề cần hết sức lưu tâm đó là bên Mẽo thì rất coi trọng bản quyền (Sở hữu trí tuệ), do đó nguyên tắc là không được phép copy sản phẩm của người khác vì không sớm thì muộn sẽ bị band tài khoản và công sức làm ăn sẽ đổ bể. Thông thường thì AMZ sẽ hold tiền 60 ngày tính từ khi chốt vào mỗi cuối tháng. Tức là ví dụ cuối tháng 8 này bán được nhiêu sách thì đến tận cuối tháng 10 mới tất toán và tiền mới chuyển về tài khoản. Cái này là chính sách của họ rồi, tham gia thì phải theo luật chơi (chắc là hold để tránh phát sinh ví dụ như hoàn hàng hoặc là tranh chấp như kiểu bản quyền chẳng hạn).

Mỗi thị trường thì sẽ có một report và bắn tiền riêng biệt nhau. À bán sách trên AMZ thì có rất nhiều thị trường, ví dụ khi đăng sách lên sẽ có một mục cho lựa chọn là bán ở all thị trường hay chỉ lựa 1 số thôi:
Marketplace       |     Currency
Amazon.com    \    USD
Amazon.co.uk    \    GBP
Amazon.de    \    EUR
Amazon.fr    \    EUR
Amazon.es    \    EUR
Amazon.it    \    EUR
Amazon.nl    \    EUR
Amazon.co.jp    \    JPY
Amazon.in    \    INR
Amazon.ca    \    CAD
Amazon.com.br    \    BRL
Amazon.com.mx    \    MXN
Amazon.com.au    \    AUD

Trên đây là liệt kê các Marketplace và đồng tiền tương ứng (mỗi Marketplace nếu có lợi nhuận bán được ở thị trường đó thì sẽ được trả bằng đồng tương ứng đó).

Thường là tick chọn hết để tối đa hóa lợi nhuận, mỗi nước thì có luật IP riêng, tuy nhiên cố gắng không vi phạm bản quyền gì thì cứ vô tư.

Về thiết kế, có 2 phần là làm bìa sách (cover) và làm ruột (interior - nội thất bên trong)

Cover, thì cái này lại tùy cá nhân mỗi người, nhưng tôi thì hay xem những sách best seller trong cùng ngách để xem họ design và phong cách như nào, vì những cái đó đã được chứng thực qua doanh số của khách mua. Quan niệm là làm những gì mà khách hàng thích và mua chứ không làm những gì mà mình (nghĩ) là khách thích (hoặc mình thích). Thế nên cứ xem khoảng 5~7 sách best seller và design tương tự đó (tất nhiên phải khác đi chút rồi). Nếu không tự design được thì thuê ngoài, ví dụ có mấy platform để có thể tìm freelance để outsourcing công việc (Fiverr chẳng hạn, 5$ là có được một số cover đẹp đúng chuẩn pro rồi)

Ruột thì lại càng đơn giản hơn, không cần thuê mà chỉ cần lên google tìm các mẫu và tải về, thậm chí là set được bao nhiêu trang và tải về là được luôn, nếu muốn có thể chỉnh sửa add thêm giá trị và tạo độ cá tính (unique) cho sách.

Hai cái này thì thiên về kỹ thuật nhiều hơn nên cũng không có gì để nói nhiều.

Phần tiếp là đặt tiêu đề, viết mô tả và đặt giá hợp lý để thu hút người ta mua, mai viết tiếp.