Chuyện bán sách trên Amazon (p.2)
Phần I ở đây . Phần I kể về mấy cách thức kiếm tiền từ AMZ, và tôi thì nhắm tham gia kiếm tiền từ việc tự xuất bản sách và bán....
Phần I ở đây.
Phần I kể về mấy cách thức kiếm tiền từ AMZ, và tôi thì nhắm tham gia kiếm tiền từ việc tự xuất bản sách và bán.
Tóm tắt một số điểm mà tôi thấy mình khá hợp với KDP là:
- Không tốn đồng vốn đầu tư ban đầu nào *
- Kể ra thì tôi cũng có khiếu vẽ vời, thiết kế
- Dễ làm, dễ xuất bản thông qua nền tảng của AMZ
- Không bị giới hạn số lượng hay gì khác
(*) phần này là sau khi tìm hiểu kỹ hơn thì tôi thấy mình không cần đầu tư $ vào các giai đoạn, tự mình có thể làm hết được
Cụ thể hơn, so sánh với các cách thức khác mà tôi có liệt kê ở phần 1, bán sách qua KDP thì không cần sản phẩm vật lý (vì ở Việt Nam thì làm sao mà ship hàng qua Mỹ được), tôi cũng tính tham gia Merch bán áo phông nhưng mà Merch thì đang giới hạn người tham gia (phải có thư giới thiệu hoặc email cho đội ngũ của họ để được nhận lời mời vào), tôi có mail mấy lần nhưng chưa có kinh nghiệm nên không được invite, thành ra cũng nản. Kể ra sau này tôi cũng thử đầu tư vào đó xem sao, vì Merch cũng có 1 số nét tương đồng với KDP.
Tìm hiểu kỹ thì việc thiết kế, biên soạn một cuốn sách cũng lắm công phu. Tôi thì có tự học về design và thích design nên cũng tích lũy được kinh nghiệm. Xem qua thì việc xuất bản được 1 quyển sách (ebook hoặc paperback - bìa mềm) khá đơn giản. Nếu không trục trặc gì thì thông thường từ 2~3 ngày sau khi submit là sách của mình sẽ được public trên nền tảng rồi, quá hay.
KDP thì lại không bị giới hạn lúc đăng ký tài khoản như Merch, ai cũng có thể đăng ký được, chỉ cần email + lập tài khoản để nhận tiền (nếu sau này bán được sách có lợi nhuận). Vậy là theo hướng dẫn lập tài khoản và setup hoàn thành tài khoản luôn, 1 buổi là xong.
Amazon Kindle Direct Publishing (KDP)
là nền tảng xuất bản sách mà bất cứ cá nhân nào cũng có thể tham gia. Nói nôm na, AMZ là 1 platform bán hàng, và trong đó có mặt hàng sách. Sách thì có các định dạng ebook (kỹ thuật số) đọc trên các thiết bị điện tử, paperback là bản in bìa mềm, và audio book là định dạng âm thanh (cũng nghe trên các thiết bị điện tử), ngoài ra còn có nhiều định dạng vật lý khác nhưng đó không nằm trong nền tảng KDP này.
Có thể hiểu đây là 1 dạng Print on demand (in theo yêu cầu). Nghĩa là tôi publish sách của mình lên nền tảng, khi có ai đó tìm kiếm (hoặc thấy) và đặt mua thì lúc đó AMZ mới in sách của tôi ra (với bản paperback) và vận chuyển tới người mua (đối với ebook và audio book thì không cần in và ship mà quá trình đơn giản hơn nhiều). Khách trả tiền, tôi và AMZ cùng nhận được lợi nhuận (win-win)
Vậy có lợi quá, nền tàng của AMZ là toàn cầu với nhiều thị trường khác nhau và số lượng truy cập vô cùng lớn. Theo thống kê vài năm trước thì số lượng ebook bán ra trên AMZ đã lên tới triệu bản/tuần, một con số quá khủng khiếp.
Sách thì có nhiều loại, cũng có thể được viết bằng nhiều ngôn ngữ, nhưng lại không hỗ trợ tiếng Việt. Mà muốn bán được nhiều thì phải viết bằng tiếng Anh, không biết tiếng Anh thì phải thuê ngoài (do đó tốn chi phí)
Một vấn đề nữa là viết chủ đề gì, theo triết lý kinh doanh thì bán những thứ khách hàng cần, chứ không phải là thứ mình có (hoặc mình muốn làm), do đó nghiên cứu thị trường trước khi bắt tay vào làm là điều bắt buộc.
Tôi tìm hiểu một số web tiếng Việt về mảng này xem đã bão hòa hay chưa, tìm hiểu xem có khóa học nào không, và các kiến thức free trên mạng xem tình hình như thế nào.
Để xuất bản được một quyển sách (tiếng Anh, về 1 chủ đề nào đó) thì cần:
- Tìm hiểu thị trường có tiềm năng không thì mới nhảy vào (tức là tìm xem chủ đề nào sẽ bán chạy)
- Có chủ đề rồi thì viết sách (nếu không tự viết được thì phải thuê freelance viết hộ, bước này tốn khoản 30~50$ tùy độ phức tạp của sách của mình)
- Viết xong thì phải xem lại, biên soạn chỉnh lý các kiểu cho hợp lý (nếu không tự làm được nữa thì lại phải thuê ngoài, tầm ~10$)
- Biên soạn, dàn trang, theo đúng định dạng định xuất bản (có thể bước này chung với bước trước)
- Thiết kế bìa sách (cover) --> nếu không có khả năng design thì lại cũng phải thuê (5~10$)
- Viết tiêu đề sách, tiêu đề phụ, mô tả cho cuốn sách đó sao cho hấp dẫn người đọc
- Xong rồi thì tổng hợp lại rồi submit lên web, ngồi đợi được xuất bản, rồi ngồi đợi tiếp có ai đó vào mua sách thôi.
Nói chung xong các bước này rồi thì để đó để nó tự sinh lợi nhuận (hoặc theo dõi để luôn cải thiện).
Nếu thuê ngoài nhiều thì xong một cuốn sách cũng phải tốn tầm 60~80$ đầu tư ban đầu, ví dụ một cuốn lãi được $2 thì bán tầm 30~40 cuốn thì hòa vốn, sau đó là đút túi.
Nghe qua đó thôi tôi đã thấy nản quá, việc xuất bản sách này chi tiết ra thì cũng nhiêu khê, và cũng tốn chi phí ban đầu. Thế là tôi lại nghiên cứu tiếp xem có sách gì mà không cần đầu tư nhiều không ;)) lên mạng search qua thì cũng có, và khá là hay, nhu cầu của những thể loại này vẫn còn khá lớn.
Đó là sách giấy, thể loại khá lạ là Sách nội dung thấp (Low content book - LCB hoặc No content book)
Sách nội dung thấp là gì?
Tên như ý nghĩa thôi, no-content là không có nội dung, low content là nội dung ít. Nếu bạn nghĩ về sách là phải có nội dung thì no-content book dịch ra tiếng việt thì như là cuốn sổ tay, những quyển notebook có bìa đẹp và ruột sách bên trong có không gian để khách hàng có thể ghi chú. Như vậy chỉ cần thiết kế chút xíu bìa, còn trong thì để trống để người ta ghi chú.
Bạn có thể làm ra 1 quyển sách giống vậy và Amazon sẽ in sách này ra và ship sách này cho bạn. Mọi thứ đã có Amazon lo :D.
Túm lại LCB là loại sách đơn giản, dễ làm, với kiến thức và cách làm đúng thì sẽ mang lại lợi nhuận.
LCB thì có các loại như:
- Notebook (sổ tay, ghi chép)
- Diary (nhật ký)
- Journal (cũng 1 kiểu dạng ghi chép nhật ký cá nhân)
- Sketchbook (quyển với trang trống để vẽ vời)
- Planner (sổ để lập kế hoạch)
- Trackbook, Logbook (sổ theo dõi, ghi chép 1 nội dung cụ thể nào đó)
- Workbook (cũng như trên, ví dụ ghi chép môn học)
- Coloring book (sách tô màu, cái này khá hay vì bên nước ngoài người lớn bọn nó thích tô màu nhiều)
- Activity book (các loại sách tương tác, giải đố, cứ hiểu đơn giản ví dụ Sodoku đó) cái này mùa dịch thì bán được nhiều vì người ta ở nhà giết thời gian nhiều.
Có những loại thì làm ra đơn giản, có những loại thì phải đầu tư công sức chút (bù lại nội dung hay thì người ta sẽ thích và mua nhiều hơn)
Đến đây thì tôi thấy hướng đi đã khá rõ ràng rồi, lân la các group, diễn dàn để lượm thêm kiến thức và hành động thôi :v
Chuyện trò - Tâm sự
/chuyen-tro-tam-su
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất