EPS  là chỉ số cơ bản nhưng cực kỳ quan trọng trong đầu tư cổ phiếu nói chung và trường phái phân tích cơ bản nói riêng. Trong nhiều trường hợp, đặc biệt là bản thân mình thì EPS là chỉ số quyết định xem mình có đi sâu vào để nghiên cứu thêm về một công ty hay không. Vậy EPS là gì? Nó nói lên điều gì ở một công ty? Chúng ta cùng tìm hiểu nhé.

Lưu ý: các mã chứng khoán được đề cập đến trong bài viết chỉ được dùng để làm ví dụ và sử dụng cho mục đích bàn luận. Mình không lên án hay khuyến nghị các bạn đầu tư bất kỳ mã nào trong bài này. Thêm nữa ngoài ESP vẫn còn rất nhiều các yếu tố quan trọng khác cần xem xét trước khi đầu tư. Số liệu của bài viết dựa vào các báo cáo tại những thời điểm nhất định và có thể sẽ thay đổi so với số liệu tại thời điểm bạn đọc bài viết này.

EPS: viết tắt của cụm từ Earning Per Share, tức là lợi nhuận trên mỗi một cổ phiếu trong một chu kì (thường tính theo năm). Công thức của nó là:
EPS=Lợi nhuận sau thuế/ Số lượng cổ phiếu đang lưu hành.

Ví dụ: Công ty A có lợi nhuận sau thuế là 1 tỷ. công ty này hiện đang lưu hành 1 triệu cổ phiếu. Từ đó ta suy ra EPS của công ty là:
 1.000.000.000 / 1.000.000 = 1.000 vnđ.

Thu nhập trên mỗi cổ phiếu của Công ty A là 1.000 vnđ tương đương EPS: 1.000 vnđ.

EPS nói lên điều gì?

 Có thể nói đây là một trong các chỉ số cơ bản nhất để đánh giá hiệu quả kinh doanh của một công ty. Đây cũng là chỉ số góp phần giúp các nhà đầu tư có thể định giá dễ dàng hơn cổ phiếu của mình. Một công ty có chỉ số EPS tốt chứng minh rằng lợi nhuận của nó cao và doanh nghiệp đã phát hành một lượng cổ phiếu vừa phải nhằm đảm bảo quyền lợi của các cổ đông, những người đã tin tưởng đầu tư vào công ty của họ.

- Vậy nếu một công ty có EPS cao thì chúng ta nên đầu tư và sở hữu nó?

Những góc khuất của chỉ số EPS.

Một điều cơ bản mà ai cũng biết rằng EPS không hoàn toàn là lợi nhuận mà các nhà đầu tư sẽ thu về mỗi năm sau khi đã nắm giữ cổ phiếu. Nguyên nhân là vì phần lợi nhuận sau cùng của công ty ngoài việc công ty trả cổ tức thì còn dùng cho những mục đích khác như tái đầu tư vào doanh nghiệp. Đây cũng là chuyện chấp nhận được, vì một doanh nghiệp nếu không muốn bị đào thải thì yêu cầu phải không ngừng phát triển để cạnh tranh. Đồng thời các khoản đầu tư nếu hợp lý sẽ mang lại nhiều lợi nhuận hơn vào các năm tiếp theo. Nhưng nếu đầu tư sai lầm thì lại có nhiều chuyện để nói, mình sẽ đề cập đến vấn đề này ở những bài viết sau. Trong một số trường hợp, các khoản lợi nhuận này được dùng với mục đích khác ngoài trả cổ tức và tái đầu tư, từ đó làm giảm chỉ số EPS thực tế của doanh nghiệp.

Lấy một ví dụ chính là Tổng công ty chuyển phát nhanh bưu điện EMS, một công ty đã hết sức quen thuộc với giới hành chính văn phòng. Số liệu sau đây mình trích từ nghị quyết đại hội cổ đông thường niên năm 2020 của công ty này. Đây là đường link nghị quyết nói trên: https://bitly.com.vn/bnjjyr

Theo đó thì lợi nhuận sau thuế năm tính đến 31/12/2019 của công ty này là 58,358 tỷ vnđ. số lượng cổ phiếu đang lưu hành là 9.159.125 (chưa tính lượng cổ phiếu được phát hành thêm sau đại hội này). Theo công thức ở trên, ta lấy lợi nhuận sau thuế chia cho số lượng cổ phiếu lưu hành sẽ ra chỉ số EPS6.371 vnđ. So với giá của EMS ngày 18/6/2020 (cũng là ngày của nghị định này) là 38.300 vnđ (số liệu được lấy từ finance.vietstock.vn) thì chỉ số EPS này có thể nói là rất tuyệt vời. Vì đến cả một công ty như Vinamilk (được coi là con gà đẻ trứng vàng cho những ai vẫn còn nắm giữ nó từ những năm 2008) đang có giá 102.700 vnđ (tại thời điểm mình viết bài này) cũng chỉ có chỉ số EPS4.770 vnđ.


 Note: thông tin CTCP Vinamilk ngày 4/4/2021 trên finance.vietstock.vn

Với chỉ số EPS trên thì PE (Price to Earning Ratio- số năm nhà đầu tư hoàn tiền với giá mua cổ phiếu hiện tại nếu lợi nhuận không đổi, một chỉ số cũng rất quan trọng khác của đầu tư chứng khoán) của EMS chỉ có 6 năm. So với con số hơn 21 năm của Vinamilk thì đây là một con số đáng mơ ước, nhưng có thật là như vậy?

Như đã nói ở trên, EPS chỉ thể hiện lợi nhuận sau thuế của mỗi cổ phiếu, nhưng việc dùng khoản tiền lợi nhuận này vào mục đích gì thì lại là một vấn đề khác, và đó cũng chính là vấn đề của EMS. 



Công ty này đã trích ra gần 38 tỷ để khen thưởng và phúc lợi cho toàn bộ cán bộ công nhân viên của mình. Ngoài ra còn chi thêm 320,5 triệu thưởng cho ban quản lý và điều hành. Phần còn lại sau khi đã chi trả cổ tức thì chỉ trích quỹ đầu tư và phát triển là 8,1 tỷ. Điều đáng nói là những con số này không xuất hiện trong báo cáo kết quả kinh doanh hay cân đối kế toán, nó chỉ xuất hiện trong bản lưu chuyển tiền tệ hoặc các nghị quyết được công bố tại đại hội cổ đông, từ đó khiến cho việc bạn bỏ lỡ nó khá dễ dàng. chỉ số EPS thực tế lúc này chỉ còn có 2.188 vnđ  chỉ bằng   so với con số 6.317 vnđ chúng ta tính được trước đó. khiến chỉ số PE tăng lên thành 17,5. Lúc này EMS không còn là một cổ phiếu quá tuyệt vời. Bạn nào đi làm mà cuối năm muốn nhận 1,45 tháng lương thưởng thì có thể cân nhắc vào làm tại EMS nhé. Còn những nhà đầu tư như mình, thì chắc sẽ cân nhắc một thương vụ khác.

Bài học rút ra: 
-Bạn kiếm nhiều cũng quan trọng đó nhưng không quan trọng bằng việc bạn dùng nó như thế nào. 
-Số liệu tài chính, báo cáo tài chính của các công ty Việt Nam minh bạch hơn bạn tưởng, chỉ là bạn không đọc kĩ chúng mà thôi.
Cám ơn bạn xem hết bài viết với rất nhiều số liệu này. Nếu được ủng hộ mình sẽ có thêm nhiều bài viết như thế này nữa trên spiderum. Hẹn gặp lại.