Chúc mừng sinh nhật Tiên tri Muhammad - 20/11/2018
1/12/2017 - 20/11/2018 Nhân dịp lễ Mawlid – sinh nhật Nhà Tiên tri Mohammed, chia sẻ một chút suy nghĩ cá nhân về con người siêu việt...
1/12/2017 - 20/11/2018
Nhân dịp lễ Mawlid – sinh nhật Nhà Tiên tri Mohammed, chia sẻ một chút suy nghĩ cá nhân về con người siêu việt này.
Ngày sinh của Mohammed được ấn định là ngày 12 tháng 3 theo lịch Hồi đối với cộng đồng Hồi giáo Sunni, sớm hơn 5 ngày so với cộng đồng Shia. Xét riêng trong dòng Sunni, cả 4 trường phái lớn của Sunni là Hanafi, Maliki, Shafi’I và Hanbali đều công nhận, trừ nhánh Salafism/Wahabism tại Ả Rập Saudi và Qatar, lễ Mawlid là dịp kỷ niệm ngày sinh của Nhà Tiên tri, là dịp để những tín đồ ôn lại lịch sử của con người vĩ đại này và các tín đồ vẫn luôn tự cầu nguyện, ăn kiêng trong ngày Mawlid cho đến khi được Đế quốc Ottoman chính thống hóa vào thế kỉ 17 nhằm đối trọng với những ngày lễ lớn rầm rộ của cộng đồng Ki-tô.
Xét ở mức độ nào đó thì Kinh Qur’an và cũng như lời tuyên bố của Mohammed ông là nhà tiên tri sau cùng và vĩ đại nhất, tính đến nay vẫn còn chính xác. Sau Mohammed, sau Hồi giáo vẫn chưa có nhà tiên tri nào xuất hiện cả. Mohammed chính là người đưa tư tưởng độc thần giáo gốc Abraham lên mức chính thống nhất, mạnh mẽ nhất, nếu xét kĩ càng thì có phần gần với Do Thái giáo nguyên thủy của Moses hơn là Ki-tô giáo về điểm này.
Moses khi đưa được người Do Thái ra khỏi Ai Cập đã cho đập hết, kinh điển hóa và cấm tất cả các hình thức thờ Thiên Chúa bằng tượng con bò vàng. Thiên Chúa là không thể hình tượng hóa. Thiên Chúa ở trong tưởng tượng mới là Thiên Chúa cao cả nhất, đáng kính trọng nhất và cũng là đáng sợ nhất.
Đến thời của Jesus, học thuyết Thiên chúa 3 ngôi ra đời thì những lý luận về như thế nào là độc thần đã có phần thay đổi. Theo đó, Thiên chúa vẫn là duy nhất nhưng hiện hữu trong 3 ngôi vị: Chúa Cha, Chúa Con (Jesus) và Chúa Thánh Thần. Đặc biệt là khi Công giáo Roma được hình thành dưới thời Đế quốc La Mã, để phù hợp với văn hóa bản địa, Công giáo dung nạp rất nhiều tư tưởng địa phương như Thiên Chúa là duy nhất nhưng dưới Ngài là các Thánh và quyền phong thành nằm trong tay Giáo Hoàng. Nghi lễ này thậm chí còn phổ biến hơn trong các dòng Chính thống giáo phương Đông Thổ Nhĩ Kỳ hay Nga. Đến thời kỳ Phục Hưng khi các nhánh Tin Lành xuất hiện với quan điểm, dưới Thiên Chúa tất cả mọi người đều bình đẳng, tức là không có Giáo Hoàng, không có các Hồng Y, không có các khâu trung gian và tín đồ sẽ trực tiếp xưng tội với Thiên Chúa, và vì thế nên cũng không có Án Phong Thánh. Một điểm khác biệt với Công giáo hay Chính thống giáo là Tin Lành không thờ ảnh tượng. Trên cây Thánh Giá của Tin Lành không có tượng Chúa Jesus, trong các nhà thờ Tin Lành thường cũng rất hạn chế trang hoàng và ít thu tục lễ nghi hơn.
Còn Mohammed là một người quá thông minh, quá tài giỏi. Ngài nhận thức quá rõ về vấn đề này và ngay từ ban đầu đã đẩy tính độc thần lên mức cao nhất. Tất cả các hình thức, nghi lễ, đền miếu thờ các vị thần khác đều bị cưỡng chế phá bỏ hết. Trên bán đảo Ả Rập bấy giờ có hàng trăm phiến đá Kabaa nhưng cũng bị cưỡng chế phá bỏ hết, để lại duy nhất một Kabaa tại Thánh địa Mecca còn lại cho đến ngày nay. Lời cầu nguyện của tín đồ Hồi giáo luôn bắt đầu từ câu Allah vĩ đại là duy nhất và không có Thiên Chúa nào khác ngoài Allah. Lặp đi lặp lại 5 lần mỗi ngày, không một tín đồ nào có thể quên được quy ước quan trọng nhất này. Trong Hồi giáo, việc khắc hóa Thiên Chúa, các thiên sứ, tiên tri đều là báng bổ, nghiêm trọng hơn rất nhiều so với Do Thái giáo. Đã từng có thời điểm Âm nhạc và vẽ chân dung đều bị cấm. Bộ phim Disney Hoàng tử Ai Cập 1998 bị cấm tại rất nhiều quốc gia, trong đó có Malaysia vì tội báng bổ. Đấy là lý do vì sao khi Charlie Hebdo vẽ châm biếm Mohammed lại gây phẫn nộ đến thế, vẽ ca ngợi cũng sẽ bị kéo cho sập tiệm chứ chưa nói đến vẽ châm biếm.
Nếu ai từng xem Mười hai con giáp thì sẽ nhớ chi tiết lão đại gia trong phim sau khi thu thập được cả 4 con tem quý đã tự tay xé 3 và chỉ để lại duy nhất. 4 con tem có giá trị triệu đô nhưng khi chỉ còn 1 con tem duy nhất trên đời thì nó là vô giá. Nhưng gì còn có thể hình dung được thì vẫn đem lại cảm giác nắm bắt được, vẫn còn cảm giác an toàn.
Mohammed không xưng mình là giáo chủ hay là con của Thiên Chúa như Jesus mà chỉ con mình là con người bình thường, tất cả sự thờ phượng tập trung duy nhất vào Thiên Chúa, đưa vai trò của Allah lên cao nhất. Đây là quan điểm quá xuất sắc. Trong tình trạng bán đảo Ả Rập bị chia rẽ như vậy cần một thứ gì đó thật tập quyền mới có thể thống nhất lại được, quyền lực nằm trong tay một người là không thể thuyết phục, mà phải nằm trong tay Thiên Chúa.
Tuy vậy, quan điểm độc thần đến mức quyết liệt cũng dẫn đến một số nguy cơ. Một là tín đồ dễ bị trệch sang hướng chính thống và cực đoan hơn ở các tôn giáo khác. Hai là rất ít những thánh tích về Hồi giáo có thể tồn tại được.
Ngay cả chính Mohammed cũng có thể trở thành một trở nguy cơ đối với Hồi giáo. Khi tín đồ quá yêu mến và kính trọng ông, vai trò của ông trong tâm thức họ sẽ ngày một lớn. Nếu cứ diễn biến như vậy, bất cứ những gì liên quan đến Mohammed đều dễ dàng trở thành tâm điểm của các tín đồ như là sinh nhật, cách sống, nơi sinh ra,… Điều này khiến cho những người theo chủ nghĩa chính thống cực kỳ lo sợ. Họ lo sợ một ngày nào đó người ta sẽ quay sang tôn sùng, sùng bái, thờ phượng Mohammed, chống lại tôn chỉ lớn nhất của Hồi giáo là thờ phượng một Thiên Chúa duy nhất.
Chính vì thế nên ngoài Mecca và Medina ra thì các thánh tích khác đều luôn luôn nằm trong kế hoạch xóa sổ khi mà Ả Rập Saudi với dòng Salafism chính thống đang thống trị. Đó cũng chính là lý do vì sao ở đây ngày sinh nhật của Mohammed bị cấm kỉ niệm. Nơi sinh truyền thống của Mohammed luôn trong tình trạng có thể bị xóa sổ bất cứ lúc nào nếu như các tín đồ đều coi đây là một địa điểm hành hương. Ngọn núi nơi Mohammed nhận được mặc khải đầu tiên từ thiên thần Gabriel thì không biết đã bị cho nổ mìn chưa. Mà đấy cũng là lý do mà ở các nước Hồi giáo lơn đùng như Malaysia, Indonesia này nhưng các địa điểm du lịch lại lại là Phật giáo, Hindu giáo chứ không bao giờ Hồi giáo cả.
Chỉ riêng nhận thức này thôi là đủ để khẳng định Mohammed là một thiên tài, sinh ra để trở thành vĩ nhân.
-------------------
Đôi lời bàn thêm cho năm nay lễ trùng với ngày 20/11
Năm nay thật sự trùng hợp.
Thật tình mình không có đặt câu hỏi đối với vai trò của nghề giáo hay thầy giáo hay một người đóng vai trò hình mẫu về nhân cách hay các giá trị gì đó. Nói là đồng tình thì không có phải nhưng vẫn đang trong quá trình suy nghĩ, tức là cũng có những băn khoăn cho rằng nó đúng.
Thật tình mình không có đặt câu hỏi đối với vai trò của nghề giáo hay thầy giáo hay một người đóng vai trò hình mẫu về nhân cách hay các giá trị gì đó. Nói là đồng tình thì không có phải nhưng vẫn đang trong quá trình suy nghĩ, tức là cũng có những băn khoăn cho rằng nó đúng.
Nhưng mà mình thích Tiên tri Muhammad.
Cái cách mà Muhammad trình bày một tôn giáo hay vô cùng. Ông đẩy sự tôn sùng lên tới tột cùng, đến cái Islam cũng mang nghĩa "quy phục". Thế nhưng ông lại không ngồi ở đỉnh cao, đẩy toàn bộ mọi sự ràng buộc về mặc đạo đức, nhân cách, toàn diện, pháp lực,... đó cho Thiên Chúa. Ông nhận mọi sự phán xét nhưng với cương vị là một người bình thường, một nhà Tiên tri, biết chứ, làm gì có ai là hoàn thiện làm tấm gương phản chiếu trong suốt. Sống như thế vừa khổ vừa gò bó mình khỏi những giới hạn.
Cái cách mà Muhammad trình bày một tôn giáo hay vô cùng. Ông đẩy sự tôn sùng lên tới tột cùng, đến cái Islam cũng mang nghĩa "quy phục". Thế nhưng ông lại không ngồi ở đỉnh cao, đẩy toàn bộ mọi sự ràng buộc về mặc đạo đức, nhân cách, toàn diện, pháp lực,... đó cho Thiên Chúa. Ông nhận mọi sự phán xét nhưng với cương vị là một người bình thường, một nhà Tiên tri, biết chứ, làm gì có ai là hoàn thiện làm tấm gương phản chiếu trong suốt. Sống như thế vừa khổ vừa gò bó mình khỏi những giới hạn.
Tất nhiên, không ai có thể chỉ trích gì con người của Muhammad cả. Người ngoài có thể nhìn hiện trạng hỗn loạn rồi phán xét Hồi giáo là tôn giáo của giới luật hà khắc, của khủng bố, nơi phụ nnữ bị giam cầm, nơi mê tín cuồng loạn. Không bàn tới những điều đó, ít nhất vào thời điểm ra đời thế kỉ VII trên bán đảo Ả Rập, không có tôn giáo nào văn minh, nhân quyền và nữ quyền, thúc đẩy văn học, khoa học, giáo dục được như Hồi giáo. Hiếm có ai quan tâm được đến người già, người nghèo, phụ nữ, trẻ nhỏ được như Muhammad. Nhưng ông cứ chọn không trở thành một hình mẫu lý tưởng nhất. Mình muốn dùng từ nhất vì đúng là Muhammad vẫn là một hình mẫu lý tưởng.
Cũng tất nhiên, mình không thấy sai khi Chúa Jesus hay Đức Phật chọn cho mình một con đường khác. Nhưng hoặc là phải có khả năng chịu đựng và sự bao dung vĩ đại như Chúa Jesus hoặc là sống vượt ra khỏi sự khổ như Đức Phật thì mới có thể sống với sự phán xét mà vẫn an vui, vẫn tiếp tục con đường của mình mà không nảy sinh ác niệm hay bất chợt một lúc nào đó mình cứ trao đi và không nhận lại và thấy ấm ức. Nếu có phút giây nào thấy ấm ức chắc họ sẽ không chọn con đường này.
Tất nhiên ở những tôn giáo dòng Abraham thì đều có nhiều nhà tiên tri, nhưng không ai dám đưa mình lên cao như Muhammad với tư cách là vị tiên tri cuối cùng và bộ kinh Quran là thánh thiện nhất, nhưng cũng đồng thời gạt mình khỏi cái ngai vàng của sự thờ phụng. Thật sự nếu muốn làm, mình không nghĩ ông không làm được. Nhiều nhánh Hồi giáo vẫn làm được việc đó là đằng khác. Chỉ là ông cứ không làm thế, ai dại gì làm như vậy, và ai đủ xứng đáng để như vậy, ngoài Thiên Chúa Allah ra.
Ông chọn là người hướng dẫn, một nhà truyền đạo, một nhà Tiên tri, một sứ giả, là người truyền cảm hứng, là người thân tình chia sẻ, là một chiến binh, là một nhà lãnh đạo quân sự, là một chính trị gia, là chồng của 10 bà vợ. Và với cương vị nào ông làm tốt và vĩ đại. Ông chọn làm một nhân cách tốt và một con người vĩ đại chứ không chọn làm một nhân cách vĩ đại.
Peace be upon him.
Science2vn
/science2vn
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất