Bài viết tham khảo cuốn sách Mật mã từ cổ điển đến lượng tử (Simon Singh)
Kì 1:
TẠI SAO TIÊU ĐỀ CỦA BÀI VIẾT CỦA DẤU . ?
Nếu bạn suy nghĩ rằng sự khó hiểu của tiêu đề chỉ là vấn đề chính tả của tác giả hoặc tác giả bị bí ý tưởng đến nỗi không thể nghĩ ra tiêu đề thì tin buồn là bạn đã bị điệp viên Đức qua mặt, như tất cả các nhân viên FBI khác trong chiến tranh thế giới thứ 2.

Chính sự "ngây thơ" của nhân viên FBI đã khiến cho những điệp viên Đức tuồn những bức thư "thăm hỏi" cho nhau trong suốt một thời gian dài. Tiểu xảo nào đã khiến cho những người nghiệp vụ cao như nhân viên FBI trở thành bù nhìn lâu như thế?

Một trong những kỹ thuật giấu thư tinh vi nhất của nhân loại từng được phát hiện là kĩ thuật phim vi ảnh, một phương thức liên lạc được các điệp viên Đức ở Mỹ Latinh sử dụng phổ biến. Các điệp viên Đức đã chụp thu nhỏ mặt trang giấy thành một dấu . có đường kính nhỏ hơn 1mm, để khiến bức thu bí mật và tăng độ khó cho game hơn nữa thì điệp viên sẽ giấu dấu . cực nhỏ này trên một dấu chấm câu nào đó của một bức thư "thăm hỏi" có vẻ bề ngoài vô thưởng vô phạt, người nhận thư sẽ dò la những vị trí xuất hiện dấu chấm trên bức thư và dùng kính lúp để đọc nội dung. Đừng nói về dấu . xuất hiện bình thường, dấu chấm xuất hiện bất thường thì các nhân viên FBI cũng khó lòng mà nhận ra được.
Vào thời đó thì không ai có thể tưởng tượng ra được nội dung bí mật lại được giấu ở dấu . như thế này. Sau bài viết này có lẽ một số người cần phải kiểm tra lại một số bức thư "thăm hỏi" bình thường gửi đến cho người yêu mình.
Tuy nhiên bất kì kỹ thuật giấu thư nào khi dùng lâu dài đều sẽ bị phát hiện, mặc dù hoàn hảo nhưng những tin tức đầu tiên về nó đã bị lộ ra từ phía điệp viên Mỹ. Vi ảnh đầu tiên bị FBI phát hiện vào năm 1941 khi có một lời cảnh báo rằng người Mỹ cần phải tìm cho được một dấu chấm nhỏ sáng mờ trên bề mặt, là một dấu hiệu chứng tỏ bức thư có giấu phim vi ảnh. Từ đó, người Mỹ đã đọc được hầu hết nội dung của các tấm vi ảnh bắt được và ngăn chặn một số âm mưu phá hoại của phát xít Đức ở một vùng đất bất ổn như Mỹ Latinh. 
Các điệp viên Đức đã thận trọng hơn đã tăng cường biện pháp an ninh bằng cách mã hóa thư của mình trước khi thu nhỏ lại, trong trường hợp có sự kết hợp giữa khoa học mật mã và kỹ thuật giấu thư như vậy thì người Mỹ chỉ có thể phong tỏa liên lạc nhưng không thể kiếm chác thêm thông tin mới nào về hoạt động gián điệp của Đức. Có lẽ FBI đã không lường trước được kiểu mã hóa này, hoặc xui xẻo thay khi không có một Alan Turing để giải mã những bức thư. Lại nói đến Alan Turing, cha đẻ của khoa học máy tính và nhà giải mã vĩ đại đã thành công trong việc giải mã thông tin mã hóa bằng máy Enigma, chính nhờ ông mà đế quốc Anh mới có thể trụ vững khi bị bao vây bởi loạt tàu ngầm và máy bay Đức nhờ đọc được thông tin vị trí các tàu ngầm và thời điểm xuất phát.

Máy Enigma là gì? Alan Turing đã thực hiện nhiệm vụ bất khả thi đó ra sao? Bên ngoài cuộc chiến ở tiền tuyến, cuộc chiến thông tin giữa những nhà tạo mà và giải diễn ra như thế nào? Những sự thật về lịch sử những cuộc chiến tranh trí óc sẽ dần được hé lộ vào những kì sau.
Kì 3: