Chiến tranh tiền tệ Mỹ - Trung: ngân hàng trung ương (Kỳ 5)
Xem các kỳ trước tại đây: Kỳ 1 , Kỳ 2 , Kỳ 3 , Kỳ 4 . Khối nợ toàn cầu đã đạt mức kỷ lục 217 nghìn tỷ USD vào cuối tháng 3/2017,...
Khối nợ toàn cầu đã đạt mức kỷ lục 217 nghìn tỷ USD vào cuối tháng 3/2017, tương đương 327% tổng sản phẩm trong nước (GDP) của thế giới.
Số nợ của toàn thế giới đã đạt mức kỷ lục! Theo báo cáo Giám sát nợ toàn cầu năm 2017 của Viện Tài chính Quốc tế - The Institute of International Finance (IIF), khối nợ toàn cầu đã đạt mức kỷ lục 217 nghìn tỷ USD vào cuối tháng 3/2017, tương đương 327% tổng sản phẩm trong nước (GDP) của thế giới. Nói cách khác, chúng ta có thể nắm giữ không tiêu dùng từng sản phẩm và dịch vụ được sản xuất ra trên toàn bộ hành tinh trong năm nay, năm sau và năm sau nữa và vẫn không đủ để trả hết nợ! Đây là các khoản vay của các hộ gia đình, các chính phủ, các doanh nghiệp và các công ty tài chính. Hình thức đi vay của các quốc gia là phát hành trái phiếu chính phủ, của giới kinh tế tư nhân là vay nợ ngân hàng và phát hành trái phiếu doanh nghiệp. Số nợ đã tăng từ mức 149 nghìn tỷ USD năm 2007 (tương đương 276% GDP) lên mức 217 nghìn tỷ USD thời điểm hiện tại!
Tổng nợ toàn cầu tất cả cả lĩnh vực (nguồn: IIF, BIS, Haver)
“Gánh nặng nợ nần không phân bổ đều. Một số quốc gia và lĩnh vực đã giảm nợ, trong khi một số khác lại gia tăng vay nợ lên mức rất cao. Ở nhóm tăng nợ, khối nợ phình to có thể tạo ra những trở ngại đối với tăng trưởng trong dài hạn và rốt cục đặt ra những rủi ro đối với sự ổn định tài chính”, báo cáo của IIF có đoạn viết.
Đâu là nguyên nhân thực sự đằng sau những khoản nợ khổng lồ của các quốc gia? Ai được hưởng lợi nhiều nhất từ việc cho vay nợ này? Kỳ 5 series Chiến tranh tiền tệ Mỹ - Trung: ngân hàng trung ương sẽ làm sáng tỏ những câu hỏi này.
Của cải tích lũy do lưỡi điêu ngoa;Chỉ là hư không của kẻ tìm kiếm cái chết.Kinh Thánh Cựu Ước: Sách Cách Ngôn 21 : 6
Mô hình lừa đảo Ponzi (The ponzi scheme)
Mô hình tháp Ponzi có lẽ khá quen thuộc với người Việt Nam dưới tên gọi mỹ miều “đa cấp tín dụng”, một hình thức vay tiền của người sau để trả nợ người trước. Đây là mô hình lừa đảo tài chính do Charles Ponzi, một người rửa bát di cư từ Parma, Ý đến Mỹ “phát minh” đầu thế kỷ 20.
Khi Ponzi di cư đến Mỹ năm 1903, ông ta chỉ có 2,5USD trong túi và một giấc mơ trở thành triệu phú đô-la. Và giấc mơ của Ponzi đã thành hiện thực dù chỉ trong giây lát!
Ponzi hứa với mọi người sẽ biến số tiền của họ sinh sôi nảy nở một cách kỳ diệu: tăng lên 50% chỉ trong sáu tuần. Với mái tóc rẽ ngôi thẳng thớm và một giọng nói cuốn hút, Ponzi đã đánh lừa các nhà đầu tư và kích động lòng tham của họ. Những nhà đầu tư đầu tiên đã thu về những món lời hậu hĩnh. Tuy nhiên, họ không hề biết rằng Ponzi chỉ đơn giản đã lấy tiền của các nhà đầu tư mới để trả lãi cho các nhà đầu tư cũ!
Charles Ponzi – người nghĩ ra mô hình Ponzi bá đạo
Mánh lới này được tiếp tục. 10 nhà đầu tư rồi 100 nhà đầu tư, 100 nhà đầu tư rồi 1.000 nhà đầu tư bị cuốn hút, cho đến khi trò chơi bị lật tẩy. Ponzi bị bỏ tù, và chết trong nghèo túng vào năm 1949.
Kể từ đây cụm từ “mánh lới Ponzi” được dùng để nói tới cơ chế khi một người dùng nợ mới để trả nợ cũ, một hình thức buôn lời hứa dối trá với nhà đầu tư. Việc trả nợ - gồm cả các khoản vay và lãi – được hoãn lại trong tương lai xa, tạo ra một quá trình nợ tái nợ không có điểm dừng! Mánh lới này sẽ rất khó bị phát hiện nếu nhà đầu tư cũ không rút tiền ra và nhà đầu tư mới cứ gửi tiền vào. Đặc biệt, khi không huy động được thêm nhà đầu tư mới nào nữa thì “mánh lới Ponzi” sẽ tự động sụp đổ khi không có tiền trả cho nhà đầu tư trước đó.
Dù bị kết án và chết trong cảnh nghèo túng nhưng Ponzi có thể “cười khẩy” nơi chín suối. Sau ông đã có hàng triệu người với ước muốn giàu nhanh chóng đã học và thực hiện “mánh lới Ponzi” bất chấp họ có thể phải đối diện với án tù “mọt gông”. Có thể kể đến trường hợp nổi tiếng của “siêu lừa” Bernard Madoff, người đã gây khoản thiệt hại khoảng 20 tỷ USD vào năm 2008. Madoff phải chịu án tù 150 năm tại Butner, NC sau khi nhận tội trong năm 2009 với những cáo buộc gian lận. Tuy nhiên, điều gây bất ngờ nhất là các chính phủ quốc gia - những người mà trước đây đã kết án Ponzi – cùng với các định chế ngân hàng siêu quyền lực đã và đang thực hiện “mánh lới Ponzi” ngay trước mắt cả thế giới trong thế kỷ 21 mà không có một lời buộc tội nào được đưa ra!
Toàn bộ chính phủ là một mô hình lừa đảo PonziWhole government is a Ponzi schemeBernard Madoff
Ở kỳ 4 series bài viết Chiến tranh tiền tệ Mỹ - Trung chúng ta đã nghiên cứu quá trình tạo tiền từ nợ của hệ thống ngân hàng phương Tây từ thế kỷ 14 cho đến hiện tại. Thực chất đó là “mánh lới Ponzi” và nó đã xuất hiện trong thời kỳ Phục Hưng. Nó tinh vi, dai, lỳ đòn hơn hẳn mô hình tháp của Ponzi và với một tầm “lừa đảo” đạt tới cảnh giới nghệ thuật! Chúng ta có thể tóm lược kỳ 4 như sau:
A. Công thức phát triển và sụp đổ của hệ thống ngân hàng phương Tây ở thế kỷ 14 – 16:
Hệ thống ngân hàng phương Tây thế kỷ 14 – 16 có một quá trình phát triển và sụp đổ giống nhau: từ chức năng ban đầu đơn thuần chỉ là định giá, trao đổi và giữ an toàn cho những đồng tiền vàng & bạc của người ký gửi, do bị hấp dẫn với khoản lợi nhuận đến từ việc thu lãi cho vay nên các ông chủ nhà băng đã bắt đầu tiến hành cho vay dựa trên vàng & bạc của người ký gửi, sau đó tạo tín dụng từ nợ của người đi vay và cuối cùng phá sản khi mọi người đổ xô tới rút tiền. Sự phát triển và sụp đổ của những ngân hàng ở Venice và Amsterdam thế kỷ 14 – 16 là những ví dụ minh chứng rõ nét nhất. Quá trình này được mô tả chi tiết hơn như sau:
Bước 1: Đầu tiên, những người ký gửi tiền vàng & bạc do nhu cầu giữ an toàn đã ký gửi số vàng & bạc của mình với các ông chủ nhà băng và nhận được một tờ hóa đơn có in dòng chữ: TRẢ CHO NGƯỜI CẦM PHIẾU KHI ĐƯỢC YÊU CẦU. Họ bắt đầu mang những tờ tiền hóa đơn này đi mua bán hàng hóa và cảm thấy rất thuận tiện, đặc biệt trong những giao dịch lớn khi không phải mang cả thùng vàng & bạc để thanh toán. Miễn là số vàng & bạc vẫn còn trong kho cất trữ của các ông chủ nhà băng như cam kết thì tờ tiền hóa đơn luôn được mọi người tin tưởng trong giao dịch. Chúng ta gọi những tờ tiền hóa đơn mà các ông chủ nhà băng phát hành lúc này là tiền hóa đơn cấp 0.
Bước 2: Tuy nhiên, bên cạnh việc kinh doanh nhận ký gửi vàng & bạc để thu phí thì những ông chủ nhà băng thời kỳ này cũng thực hiện việc kinh doanh cho vay lấy lãi từ chính số vàng & bạc của mình. Nhận thấy những tờ tiền hóa đơn rất thuận tiện trong trao đổi hàng hóa nên những người đi cũng vay yêu cầu được vay dưới hình thức tiền hóa đơn thay cho việc vay bằng vàng & bạc truyền thống. Dĩ nhiên những ông chủ nhà băng liền đồng ý!
Bị cám dỗ bởi khoản lợi nhuận từ việc thu lãi cho vay, các ông chủ nhà băng đã nảy sinh ra một ý tưởng man trá! Họ biết rằng người ký gửi vàng & bạc rất ít khi rút số vàng & bạc của mình ra. Vì vậy, họ có thể cho vay bằng những tờ tiền hóa đơn mới ứng với số vàng & bạc của khách hàng ký gửi, không phải từ số vàng của chính họ nữa!
Trường hợp người đi vay dùng tờ hóa đơn mới đi thanh toán mua hàng hóa thật, thì người bán hàng hóa thật để đổi lấy tờ hóa đơn mới hoàn toàn có thể đến ngân hàng để đổi lấy vàng & bạc thật theo lời hứa: TRẢ CHO NGƯỜI CẦM PHIẾU KHI ĐƯỢC YÊU CẦU! Các ông chủ nhà băng tính toán sẽ lấy số vàng & bạc của người ký gửi đem trả nếu trường hợp này xảy ra. Cứ miễn là người đi vay tiền hóa đơn mới trả được nợ bằng vàng & bạc thật thì khách hàng ký gửi vàng & bạc của các ông chủ nhà băng sẽ không mất mát gì! Chúng ta gọi những tờ tiền hóa đơn mới mà các ông chủ nhà băng phát hành lúc này là tiền hóa đơn cấp 1.
Hình hài của việc “buôn lời hứa dạng Ponzi” đã hình thành! Vì việc phát hành tờ tiền hóa đơn cấp 1 đã vi phạm lời hứa với người tiêu dùng tiền hóa đơn cấp 0 là sẽ đảm bảo lượng vàng & bạc ký gửi. Trường hợp người cầm giữ tiền hóa cấp 0 và người cầm giữ tiền hóa đơn cấp 1 đến cùng lúc đòi vàng & bạc thì các ông chủ nhà băng không có đủ số vàng & bạc để trả. Các ông chủ nhà băng chỉ đang đặt cược là tất cả mọi người đều không đến rút vàng & bạc cùng lúc!
Bước 3: Hằng năm, các ông chủ nhà băng bí mật hưởng lợi nhuận từ việc cho vay lấy lãi. Do trở nên giàu có hơn nên những người ký gửi vàng & bạc nghi ngờ các ông chủ nhà băng đang tiêu dùng số vàng & bạc của chính họ. Họ tập hợp lại và đòi kiểm tra kho cất trữ.
Trái ngược với suy nghĩ của mọi người, điều này không hề là một thảm họa với các ông chủ nhà băng! Mặc dù có sự gian dối nhưng âm mưu của các ông chủ nhà băng có tác dụng. Khi những người ký gửi đến kiểm tra kho cất trữ thì số vàng & bạc không hề mất gì cả, chúng vẫn an toàn! Những người ký gửi không biết rằng thảm họa chỉ thực sự xảy ra với các ông chủ nhà băng khi họ với tờ tiền hóa hơn cấp 0 và những người cầm tiền hóa đơn cấp 1 đến đòi vàng cùng lúc!
Tuy nhiên, bây giờ thay vì đòi lại số vàng & bạc, những người ký gửi yêu cầu các ông chủ nhà băng trả thêm cho họ một phần lãi suất nữa. Và tiền thân của ngành ngân hàng phương Tây hiện đại xuất hiện! Ngân hàng trả lãi suất thấp hơn cho người gửi tiền và sau đó mang đi cho vay với lãi suất cao hơn. Sự chênh lệch lãi suất giúp chi trả các chi phí cho hoạt động của ngân hàng và sinh ra lợi nhuận. Tính logic của hệ thống này rất đơn giản và như là một cách hợp lý để đáp ứng nhu cầu tín dụng!
Bước 4: Nhu cầu tín dụng tăng nhanh chóng khi châu Âu vươn rộng ra cả thế giới! Giao thương buôn bán phát triển, nhiều người cần vốn vay để kinh doanh làm ăn. Tuy nhiên, các khoản cho vay của các ông chủ nhà băng bị giới hạn bởi lượng vàng & bạc của những người ký gửi và bởi lượng vàng & bạc của chính họ. Bị mờ mắt bởi khoản lợi nhuận do việc cho vay đem lại, các ông chủ nhà băng đã nảy sinh ra một ý tưởng man trá hơn nữa!
Bởi vì không có ai ngoại trừ các ông chủ nhà băng biết được thực sự có bao nhiêu vàng & bạc trong kho cất trữ của mình, nên họ có thể phát hành những tờ tiền hóa đơn mới cấp 2 để đem cho vay dựa trên số vàng & bạc không thực sự tồn tại! (gọi là tiền hóa đơn cấp 2 để phân biệt với tiền hóa đơn cấp 0 và cấp 1 ở trên)
Đến lúc này, các ông chủ nhà băng đã biến thành những nhà ảo thuật khi tạo vàng & bạc cho vay từ “không khí”. Tương tự như trên, khi người đi vay tiền hóa đơn cấp 2 đem trao đổi lấy hàng hóa thực, thì người bán hàng hóa thực đổi lấy tiền hóa đơn cấp 2 có quyền đến chỗ các ông chủ nhà băng đòi lấy số vàng & bạc tương ứng theo “lời hứa”: TRẢ CHO NGƯỜI CẦM PHIẾU KHI ĐƯỢC YÊU CẦU. Nhưng sự thật là nếu họ đến chỗ các ông chủ nhà băng đòi vàng & bạc ngay lập tức thì không có bất cứ khoản vàng & bạc được trả vì những người đi vay chưa trả nợ! Các ông chủ nhà băng chỉ đơn giản chờ đợi “lời hứa” trả nợ bằng vàng & bạc thật của người đi vay đúng hạn và đánh cược người cầm tiền hóa đơn cấp 2 không đến đòi vàng & bạc trong thời gian người đi vay trả nợ. Nếu đột nhiên có đợt rút tiền ồ ạt của người cầm hóa đơn cấp 0, cấp 1 và cấp 2 cùng lúc thì các ông chủ nhà băng sẽ phá sản! Cũng như “mánh lới Ponzi”, âm mưu tạo tiền cho vay từ không khí của các ông chủ nhà băng rất khó bị phát hiện nếu số lượng người đến rút tiền ít và người đi vay luôn trả nợ đúng hạn.
Bước 5: Trong một thời gian dài không ai để ý đến âm mưu này. Bên cạnh đó, do nhu cầu tín dụng của châu Âu thế kỷ 15 – 16 rất lớn để giao thương buôn bán nên các ông chủ nhà băng chỉ cần ngồi “rung đùi” hưởng khoản lãi từ khoản tiền được tạo ra từ không khí khi lượng người đi vay ngày càng nhiều. Đa phần người dân vẫn cứ đơn giản nghĩ rằng các ông chủ nhà băng cho vay từ số vàng & bạc của chính họ.
Tuy nhiên, dần dà lượng cho vay không giới hạn của các ông chủ nhà băng cùng với sự giàu có phô trương của họ một lần nữa dấy lên sự hoài nghi của nhiều người. Một vài người đi vay bắt đầu đòi vàng & bạc thật thay vì những tờ tiền hóa đơn giấy đại diện. Tin đồn bắt đầu lan rộng hơn. Đột nhiên vài người gửi tiền giàu có rút hết vàng & bạc của họ. Game over! Một biển người đổ xô tới ngân hàng rút vàng & bạc. Những ông chủ nhà băng không có đủ lượng vàng & bạc để trả nợ và buộc lòng phải bỏ trốn. Đây được gọi là “run on the bank” – hiện tượng tất cả mọi người đều đổ xô tới ngân hàng, và cũng là điều mà mọi ông chủ nhà băng sợ nhất.
“Màn ảo thuật cho vay từ không khí” trong thế kỷ 14 – 16 ở châu Âu luôn là giấc mơ của các ông chủ nhà băng vì với nó họ có thể ngồi “rung đùi” hưởng lãi từ những tờ giấy “lộn” họ in ra. Miễn là người dân chấp nhận những tờ tiền hóa đơn do ngân hàng phát hành trong mua bán hàng hóa và số lượng người đến rút tiền không đáng kể thì âm mưu không bao giờ bị phát hiện. Sự phát triển và sụp đổ của những ngân hàng ở Venice và Amsterdam thể kỷ 15 – 16 được nêu trong kỳ 4 series Chiến tranh tiền tệ Mỹ - Trung là những ví dụ minh chứng rõ nét nhất cho “màn ảo thuật cho vay từ không khí” này.
Tưởng chừng “màn ảo thuật cho vay từ không khí” đã bị thế giới “văn minh” ngày nay loại bỏ trong thế kỷ 21, nhưng nó đã và đang được thực hiện với quy mô khủng khiếp trên toàn thế giới với sự hậu thuẫn tuyệt đối của các chính phủ mà không có một lời cáo buộc nào được đưa ra!
“Màn ảo thuật cho vay từ không khí” đang diễn ra khắp nơi trên thế giới với sự trợ giúp đắc lực của công nghệ mà không có một lời cáo buộc nào được đưa ra!
B. Quá trình tạo tiền từ nợ của ngân hàng phương Tây hiện đại:
Ngày nay, vàng & bạc không còn được sử dụng làm tiền tệ nữa mà thay vào đó là tiền pháp định (fiat money). Đây là một loại tiền không có giá trị nội tại, có thể in ra bất cứ lúc nào theo pháp lệnh của chính phủ và bất kỳ người dân nào chống lại không dùng loại tiền này đều bị bỏ tù. Bên cạnh đó, các giáo trình tài chính – ngân hàng đều dạy sinh viên rằng nguồn tiền cho vay của ngân hàng thương mại đến từ 3 nguồn chính: nguồn tiền gửi của người dân, nguồn vay từ các ngân hàng thương mại khác và nguồn vay từ ngân hàng trung ương. Tuy nhiên thực tế không phải vậy! Các ngân hàng thương mại, đặc biệt ở phương Tây, đã được chính phủ cho phép phát hành tiền vay dưới hình thức sổ séc (chequebook) mà không cần gì cả (từ không khí - create money out of thin air)! Chúng ta sẽ lấy ngân hàng Anh làm ví dụ để phân tich. .
1. Khi bạn gửi tiền giấy (paper money) mang logo của ngân hàng trung ương Anh (BoE) tại các ngân hàng của Anh, số tiền của bạn được ghi vào một tài khoản tiền gửi điện từ (the electronic deposit money). Đây là khoản ngân hàng nợ bạn và có thể mang ra tiêu dùng được (spendable IOUs). Bạn được hứa là nếu đến các ngân hàng của Anh đổi ra các tờ tiền giấy (paper money) dựa trên số dư tài khoản (account balance) thì đều được đáp ứng nhu cầu. Thực tế, rất ít người tại Anh đến ngân hàng đổi lấy tiền giấy vì với việc dùng thẻ ghi nợ (debit card) và dịch vụ internet banking, người dân Anh thường quen mua bán hàng hóa qua những tài khoản tiền gửi điện tử (the electronic deposit money). Ở đây, tiền giấy giống như vàng & bạc và các tài khoản tiền gửi ngân hàng (bank deposits) giống như các tờ tiền hóa đơn giấy cấp 0 trong trường hợp các ông chủ nhà băng thế kỷ 15 -16.
2. Bây giờ, nếu một người đến một ngân hàng thương mại Anh vay tiền (a bank loan) thì họ không nhận được hàng ngàn bảng Anh tiền giấy. Thay vào đó họ nhận được một tài khoản tiền gửi ngân hàng (a bank deposit) bằng quy mô của khoản vay dưới dạng thẻ ghi nợ (debit card) hoặc một tấm séc (checkbook). Đây là khoản tiền dưới dạng spendable IOUs và dĩ nhiên các cửa hàng tại Anh đều chấp nhận nó trong thanh toán mua bán hàng hóa. Các khoản vay này giống tiền hóa đơn cấp 2 được phát hành từ “không khí” không có vàng & bạc đảm bảo của các ông chủ nhà băng thế kỷ 15 – 16!
Tháng 3 năm 2014, Ngân hàng Trung ương Anh đã thẳng thắn thừa nhận việc này khi phát hành một báo cáo tên là "Sự tạo tiền trong nền kinh tế hiện đại (Money Creation in the Modern Economy)", nơi họ tuyên bố họ đang tạo tiền từ những khoản nợ của người đi vay.
Ngân hàng thương mại tạo ra tiền, dưới hình thức tiền gửi ngân hàng (bank deposits), bằng cách tạo những khoản vay mới (new loans). Khi một ngân hàng cho vay, ví dụ như cho một ai đó một khoản thế chấp để mua nhà, thì về cơ bản không đưa cho khách hàng hàng ngàn bảng Anh tiền giấy. Thay vào đó, nó ghi vào bên có của tài khoản ngân hàng của khách hàng với một khoản tiền gửi ngân hàng (a bank deposit) bằng quy mô của khoản thế chấp. Tại thời điểm đó, tiền mới được tạo ra. (At that moment, new money is created)(Bản gốc ở đây của báo cáo ở đây:
3. Đây là cách tạo tiền của ngân hàng hiện đại: càng có nhiều người đi vay nợ thì càng có nhiều tiền được tạo ra. Từ thời điểm Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) được thành lập vào năm 1694, phải mất hơn 300 năm để các ngân hàng tạo ra 1.000 tỷ bảng đầu tiên. Tuy nhiên, chỉ mất có 8 năm để các ngân hàng tạo ra 1.000 tỷ bảng tiếp theo! Hiện tại, số tiền tạo ra từ khoản tiền gửi ngân hàng (bank deposits) chiếm hơn 97% tổng số tiền trong nền kinh tế. Chỉ có 3% tiền vẫn còn ở dạng tiền mặt cũ (tiền giấy, tiền xu) mà chúng ta có thể chạm vào.
Chúng ta có thể minh họa quá trình “tạo tiền từ nợ” của hệ thống ngân hàng Anh dưới dạng bồn tắm như hình vẽ bên dưới. Khi một người đi vay nợ thì một khoản tiền điện tử dưới dạng tiền gửi ngân hàng (bank deposits) được tạo ra! Cung tiền tăng lên! Và khi họ thanh toán khoản nợ cho ngân hàng thì cung tiền giảm xuống! Và khi tất cả các khoản nợ được thanh toán thì tiền sẽ hoàn toàn biến mất trong lưu thông (tức 97% lượng tiền sẽ biến mất)!
4. Bản chất hệ thống ngân hàng đã thay đổi. Nguyên tắc hoạt động của ngân hàng truyền thống là trả lãi suất thấp hơn cho những người gửi tiền và sau đó cho vay với lãi suất cao hơn. Sự chênh lệch lãi suất giúp chi trả các chi phí cho hoạt động của ngân hàng và sinh ra lợi nhuận. Nhưng giờ đây ngân hàng đã biến thành cỗ máy in tiền từ không khí (create money out of thin air)! Để đơn giản hóa vấn đề giả sử toàn bộ hệ thống ngân hàng chỉ gồm một ngân hàng duy nhất là ngân hàng Acme. Tưởng tượng rằng có ai đó muốn vay mượn 1000 bảng Anh để mua lại một chiếc ô – tô đã qua sử dụng.
Bước 1: Anh ta đến ngân hàng Acme để vay 1000 bảng Anh được tạo ra hoàn toàn mới dưới dạng spendable IOUs. Lãi suất được tính là 10%.
Bước 2: Anh ta mua ô-tô với 1000 bảng Anh với khoản tiền dưới dạng spendable IOUs vay được. Người bán ô – tô bây giờ có một khoản thanh toán séc (checkbook) hoặc thẻ ghi nợ (debit card)
Bước 3: Người bán ô – tô gửi 1000 bảng Anh dưới dạng spendable IOUs trong tài khoản tiền gửi ngân hàng (bank account) của chính anh ta và ngân hàng hứa trả khoản lãi suất 5%.
Bước 4: Thực tế bước 1, bước 2 và bước 3 xảy ra đồng thời và quá trình kết thúc như sau: khi ngân hàng thu được lãi suất từ người mua ô – tô sẽ đồng thời trả lãi suất tới người bán ô – tô. Ngân hàng thu khoản lợi nhuận dựa trên khoản chênh lệch lãi suất cho vay và gửi tiền.
Thế nhưng câu hỏi đặt ra là tiền ở đâu ra để người mua ô – tô trả khoản lãi suất 10%? Trước đây anh ta kiếm khoản tiền mặt cũ (tiền giấy và tiền xu) để trả nợ ngân hàng. Nhưng hiện tiền giấy và tiền xu mà người mua ô – tô có thể chạm đến chỉ chiếm 3%! Do đó câu trả lời là anh ta phải trả bằng những khoản tiền spendable IOUs mà chính hệ thống ngân hàng tạo ra. Mà ngân hàng tạo ra những khoản tiền này chỉ từ việc có người khác đi vay nợ. Nói cách khác người mua ô-tô trả nợ bằng cách lấy khoản nợ mà người khác nợ mình để trả nợ cho ngân hàng hay suy rộng ra toàn bộ người dân trả nợ hệ thống ngân hàng bằng cách tái mắc nợ để lấy khoản nợ sau bù khoản nợ cũ, tạo một quá trình tái mắc nợ hệ thống ngân hàng không có điểm dừng.
Các bạn có thể gọi đây là gì? Nó có thể tóm gọn trong 7 từ: “hình thức nô lệ thời hiện đại” khi các ông chủ ngân hàng ngồi “rung đùi” hưởng lãi suất từ các khoản tiền được tạo ra từ “không khí” trong khi toàn bộ người dân phải liên tiếp mắc các khoản nợ mới để trả khoản nợ cũ với ngân hàng. Mô hình lừa đảo Ponzi đã được hình thành trong thế kỷ 21 và người tạo ra nó không ai khác lại chính là những con người đã kết án và bỏ tù Charles Ponzi: các chính phủ quốc gia.
C. Hành tinh Ponzi
Bây giờ chúng ta quay trở lại với khối nợ khổng lồ toàn cầu 217 nghìn tỷ USD mà chúng ta đã bàn ở phần đầu bài viết. Đây là các khoản vay của các hộ gia đình, các chính phủ, các doanh nghiệp và các công ty tài chính. Các bạn có thể đặt câu hỏi là tại sao thế giới lại mắc nợ ngập đầu đến như vậy? Tôi tin chắc rằng các bạn đã có câu trả lời! Do bản chất của hệ thống tài chính ngày nay là mắc nợ mới để trả nợ cũ, tạo ra quá trình mắc nợ không có điểm dừng. Không hề có khái niệm tiền đẻ ra tiền mà đúng ra phải là nợ đẻ ra nợ, nợ mới chồng lên nợ cũ đến lúc vỡ nợ không trả được thì thôi!
Ai cho các hộ gia đình, các chính phủ, các doanh nghiệp và các công ty tài chính vay? Câu trả lời là các định chế ngân hàng trung ương siêu quyền lực như Cục dự trữ Liên Bang Mỹ FED hay ngân hàng trung ương Châu Âu ECB. Về cơ bản, các khoản tiền mà FED hay ECB cho vay đều tạo từ không khí (create money out of thin air) như cách thức mô tả ở trên! Thế nhưng một điều đáng để lưu tâm là Cục dự trữ Liên Bang Mỹ FED thuộc sở hữu của tư nhân (a corporation independent privately owned) và nó không chịu giám sát của chính phủ Hoa Kỳ (kể từ khi thành lập đến nay, FED chưa bao giờ bị chính phủ Hoa Kỳ kiểm toán). Ở kỳ 2 series Chiến tranh tiền tệ Mỹ - Trung chúng ta đã bàn rất kỹ về cơ cấu của FED. FED được chi phối bởi các nhà tài phiệt phố Wall là hậu duệ của J.P.Morgan, Rockefeller, đại diện của gia tộc Rothschild... Lý giải cho cấu trúc kỳ lạ này nước Mỹ cho rằng chính phủ không đủ khôn ngoan! Và nếu chính phủ được phép in tiền, họ sẽ tạo ra quá nhiều và gây bất ổn cho thị trường! Như vậy thuyết âm mưu cho rằng thế giới đang bị điều khiển bởi một tổ chức bí mật bao gồm các chính trị gia, các tài phiệt ngân hàng, các tập đoàn toàn cầu theo các bạn có cơ sở không? Hoàn toàn có cơ sở!
Chúng ta sẽ đi sâu hơn vào món nợ 217 nghìn tỷ USD mà thế giới mắc nợ hệ thống ngân hàng toàn cầu này:
1. Hình thức vay nợ của các chính phủ quốc gia là phát hành trái phiếu chính phủ (TPCP). Đây là công cụ đã được đề cập ở kỳ 2 series bài viết Chiến tranh tiền tệ Mỹ - Trung. Nó được sử dụng lần đầu bởi các nhà cầm quyền miền nam Italy trong thế kỷ 14.
Hiểu đơn giản chính phủ có nguồn thu chủ yếu từ nguồn thuế thu của dân. Nhưng nếu thu thuế không đủ cho những khoản chi tiêu của chính phủ như trả lương cho công chức, dịch vụ công như xây cầu đường … thì chính phủ phải vay nợ. Họ in ra một tờ giấy gọi là TPCP. Tờ giấy này được bán ra thị trường để thu về một khoản tiền đưa cho chính phủ chi tiêu. Nó hứa sẽ trả lại tiền gốc cho người mua cộng với những khoản lãi định kỳ cho đến lúc đáo hạn.
TPCP được xếp vào tài sản đầu tư an toàn, đặc biệt là TPCP Hoa Kỳ vì một lý do rất đơn giản: một chính phủ quốc gia hoàn toàn có thể in tiền để trả nợ cho khoản vay trái phiếu của mình! Đương nhiên việc in thêm tiền sẽ gây ra lạm phát và chính người dân phải gánh chịu nhưng chính phủ, với tất cả sức mạnh mà người dân trao cho nó, sẽ luôn thực thi được quyền in tiền của mình.
Các chính phủ ở châu Âu như Italy, Thổ Nhĩ Kỳ và Tây Ban Nha đang mắc phải những khoản nợ ngập đầu. Chẳng hạn như khoản nợ công quốc gia của Italy trong quý 1 năm 2017 đạt 2.260.275 triệu euro, đạt 134,7% GDP! Mỗi lần đến lúc nợ đáo hạn, các chính phủ này học theo Ponzi để đảo nợ: đi vay nợ mới để trả nợ cũ bằng cách phát hành thêm TPCP. Nhưng về cơ bản không ai mua TPCP của những quốc gia này nữa! Nơi mua chúng hiện tại là ngân hàng trung ương Châu Âu ECB. Khoản viện trợ tài chính mà ECB đã mua của 3 nước này đã lên tới con số hơn 211 tỷ euro và các khoản tiền này đều tạo từ “không khí” (create money out of thin air).
2. Khoản nợ công của chính phủ Mỹ đã tăng đột biến dưới thời Barack Obama lên mức hơn 19 nghìn tỷ USD (khi Obama nhậm chức khoản nợ công chỉ là 10 nghìn tỷ USD). Chính khoản nợ công khổng lồ này khiến đôi ba lần chính phủ phải đứng trước nguy cơ đóng cửa! Mỹ chỉ duy trì được khả năng thanh toán bởi Quốc hội đã nâng mức trần nợ công. Đây cũng không khác gì hình thức mô hình lừa đảo Ponzi, khi chính phủ Mỹ không muốn giảm nợ, củng cố ngân sách mà tiếp tục nâng mức trần nợ công để vay chi tiêu.
Chúng ta hãy lưu ý rằng có một sự khác biệt giữa nợ công và nợ tư nhân. Nếu một nhà kinh doanh vận hành công việc làm ăn theo cách thức vay nợ liên tục để dùng nợ mới trả nợ cũ, ông ta chắc chắn sẽ sớm buộc phải tuyên bố phá sản. Tuy nhiên với các khoản nợ công các chính phủ với hình ảnh đại diện cho một quốc gia không được phép phá sản. Gánh nặng trả nợ sẽ được để lại cho thế hệ con cháu nếu thế hệ trước không trả được nợ!
3. Chỉ riêng Mỹ, các hộ gia đình đã nợ tới 14.9 nghìn tỷ USD, còn các doanh nghiệp nợ 13.7 nghìn tỷ USD, dữ liệu từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) cho thấy. Tại sao người dân Mỹ lại thích mắc nợ như vậy. Tại vì chi phí vay tiền quá rẻ mạt! Sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008, FED đã giữ mức lãi suất cơ bản (lãi suất mà các ngân hàng thương mại có thể vay lẫn nhau) gần bằng 0% trong 07 (bảy) năm cho đến tháng 12/2015, trước khi quyết định tăng nhẹ lãi suất lên mức 0,25% (tức là các ngân hàng có thể vay tiền của nhau một cách miễn phí). Người dân vay và doanh nghiệp có vay tiền với lãi suất thấp thì tội gì không đi vay để chi tiêu và làm ăn. Nếu đến hạn trả nợ thì lại vay tiếp để trả nợ. Chính vì thế mỗi khi FED hợp quyết định nâng lãi suất thì người dân và doanh nghiệp Mỹ lại la làng lên, cho rằng nó sẽ gây ra một cuộc khủng hoảng kinh tế!
Bản đồ nợ công các nước trên thế giới
Cả thế giới ngày nay đang sống vào việc vay nợ hệ thống ngân hàng. Những khoản nợ cũ được trả bằng những khoản nợ mới và hầu hết mọi người đều xem nhẹ việc trả nợ. Nhưng đó lại chính là bản chất của hệ thống tài chính: mắc nợ mới để trả nợ cũ, tạo ra quá trình mắc nợ không có điểm dừng. Việc này thực tế đã diễn ra trong một thời gian dài, rất dài. Không phải chỉ khi sự bùng nổ của cuộc khủng hoảng tài chính năm 2007 và các gói cứu trợ đắt đỏ thái quá của các ngân hàng và các nền kinh tế mà nhiều người ta nhận ra rằng toàn bộ thế giới này đang sống dựa vào tín dụng. Các chuyên gia kinh tế tại Ngân hàng thanh toán quốc tế (BIS) đã kết luận trong một nghiên cứu gần đây “Khoản nợ đang tăng đến quá các điểm mà chúng ta chưa hề thấy, ngoại trừ trong hai cuộc chiến tranh Thế giới”. “Những vấn đề nợ đang thách thức với các nền kinh tế lớn tồi tệ hơn chúng ta nghĩ”.
Cả thế giới đang sống dựa trên những khoản vay tiền từ “không khí” được tạo ra bởi các nhà tài phiệt ngân hàng!
TRẬT TỰ THẾ GIỚI MỚI ĐANG LÊN KẾ HOẠCH ĐỂ KIỂM SOÁT TIỀN BẠC VÀ THỰC PHẨM CỦA CÁC CON[SỨ ĐIỆP CHÚA JESUS BAN CHO TIÊN TRI MARIA DIVINE MERCY NGÀY 17 THÁNG 4 NĂM 2011]Con gái yêu dấu của Cha, hãy nói với thế giới rằng họ sắp chứng kiến một số những thảm họa sinh thái. Chúng sẽ xảy ra ở những nơi rất bất thường và bất ngờ nhất và cường độ của chúng sẽ thật nghiêm trọng. Hành vi tội lỗi của con người đã gây ra điều này. Hỡi tất cả các con, hãy ăn năn thống hối và hãy nhớ rằng những thảm họa khí hậu sẽ thức tỉnh các con khỏi giấc ngủ vùi của sự mù quáng và thiếu đức tin. Chúng cũng đang diễn ra để giảm thiểu ảnh hưởng của tổ chức độc ác trong liên minh toàn cầu và các hoạt động dại dột, độc ác của họ. Tổ chức này, nằm dưới cái mà Cha gọi là Chính phủ Một Thế Giới Mới, họ đang chờ đợi và giờ đây đang lên kế hoạch để trỗi dậy dưới sự lãnh đạo của tên Phản Kitô. Cũng với tổ chức này, họ đã gây ra sự sụp đổ của hệ thống ngân hàng và giờ đây sẽ phá hủy hệ thống tiền tệ ở khắp mọi nơi. Đây là cách để họ có thể kiểm soát các con.Con gái của Cha, khi lần đầu tiên Cha chia sẻ Thông Điệp này cách đây vài tháng, con đã nghĩ rằng các Thông Điệp này dường như có vẻ kỳ lạ nhưng con đã viết xuống những gì Cha đã nói với con. Kế hoạch độc ác xấu xa của những con rắn, đồ đệ của Satan, hiện đã được âm mưu thực hiện trong một thời gian. Một số những âm mưu xảo quyệt của họ đã được tiết lộ nhưng nhiều người lại tin rằng thế giới chỉ đơn giản đang phải trải qua thêm một cuộc khủng hoảng tài chính.Hãy thức tỉnh ngay hỡi tất cả các con. Hãy quan sát xung quanh các con và nhận xét cho chính mình. Hãy chấm dứt việc tìm cách nói bóng gió rằng, thế giới chỉ đơn giản là đang ở trong cơn thống khổ của một cuộc suy thoái do khủng hoảng kinh tế vì điều này không đúng sự thật. Những người này giờ đây sẽ kiểm soát từng người trong các con thông qua một loại tiền tệ toàn cầu và số nợ nần của quốc gia các con. Không một quốc gia nào thoát khỏi nanh vuốt của họ. Hãy chú ý đến Lời Cha. Tiền của các con sẽ chẳng còn có giá trị gì. Việc các con muốn có được thực phẩm và các nhu cầu thiết yếu khác sẽ chỉ có thể thông qua Con Dấu – là một sự nhận dạng mà Cha đã từng nói đến. Xin các con đừng đón nhận Con Dấu này vì các con sẽ ra hư mất đối với Cha. Con Dấu này sẽ giết chết các con không chỉ về thân xác mà còn về linh hồn. Hãy giữ mình ở bên ngoài vòng quyền lực này. Giờ đây hãy bắt đầu lên kế hoạch để dự trữ thực phẩm, chăn mền, nến và nước nếu các con muốn tránh việc nhận Con Dấu – Dấu của con thú.Hắn là tên Phản Kitô, kẻ sẽ cầm đầu Chính phủ Thế giới Mới này và hắn tin rằng hắn sẽ cướp đi linh hồn của nhân loại. Nhưng hắn sẽ không làm được. Trong khi nhiều người sẽ ngã quỵ dưới sự ảnh hưởng của hắn, thì các tín hữu của Cha sẽ kiên quyết trung thành với Cha là Đấng Cứu Thế Thánh Thiêng của họ.Đối với tất cả các con, những ai khinh miệt những lời tiên tri này giờ đây hãy lắng nghe Cha. Một khi sa vào sự ảnh hưởng của quyền lực toàn cầu này thì các con sẽ bị hư mất. Các con cần có đức tin mạnh mẽ để tồn tại. Lời cầu nguyện mà các con dâng lên sẽ được nhận lời. Cha sẽ bảo vệ các con trong khoảng thời gian đáng sợ này trên trái đất. Hãy chuẩn bị ngay bây giờ cho các buổi họp nhóm, nơi các con sẽ cầu nguyện trong bình an và kín đáo. Bọn chúng thuộc Trật Tự Thế giới Mới cũng sẽ cầu nguyện trong các nhà thờ xấu xa ghê tởm của chính chúng. Các nhà thờ này có mặt ở khắp mọi nơi mặc dù chúng đã được thiết lập trong bí mật. Chúng tổ chức lễ tế và tỏ lòng tôn kính với thần tượng của chúng là Satan. Hiện nay những việc thờ cúng này đang lan tràn và tất cả đều có chung một mục tiêu lố bịch duy nhất, đó là để kiểm soát nhân loại. Chúng sẽ thực hiện điều này bằng cách cố gắng kiểm soát tiền bạc, lương thực và năng lượng của các con. Hãy chống lại chúng theo cách tốt nhất mà các con có thể, qua lời cầu nguyện và việc loan truyền ơn hoán cải. Hãy cầu nguyện cho những người bị lừa dối này, những người đã được hứa hẹn với khối của cải to lớn, công nghệ, cuộc sống trường thọ hơn và các phép lạ. Họ thật sai lầm làm sao! Họ đang thực sự bị lừa dối. Khi họ nhận ra Sự Thật thì họ đã bị rơi vào đáy sâu của Hỏa Ngục và lúc đó sẽ là quá muộn.Tất cả các con hãy cầu nguyện và cầu nguyện với chuỗi kinh Lòng Thương Xót của Cha và chuỗi Kinh Mân Côi Rất Thánh hằng ngày càng thường xuyên càng tốt nếu như các con có thể, để giảm bớt tác động do âm mưu độc ác này của ma quỷ. Các con cũng hãy cầu nguyện cho những linh hồn sẽ được cất đi trong những thảm họa sinh thái toàn cầu sắp xảy ra bởi bàn tay của Thiên Chúa Cha. Họ cần lời cầu nguyện của các con. Hãy chú ý đến lời mời gọi của Cha vì lời cầu nguyện dành cho họ sẽ được nhận lời.Đấng Cứu Thế yêu dấu của các conChúa Giêsu KitôChuyển dịch từ nguồn: The Book of Truth (https://sachsuthat.com/)
Biểu tượng kim tự tháp 13 bậc với con mắt nổi tiếng trên tờ 1 đô – la Mỹ. Đây cũng là biểu tượng của hội Tam điểm với hàm ý những hội viên của hội thuộc tầng lớp tinh hoa, biểu trưng bởi con mắt, mục đích để khai sáng nhân loại, biểu trưng bởi khối kim tự tháp bên dưới.
Bây giờ câu hỏi được đặt ra là bằng cách thức như thế nào mà “màn ảo thuật cho vay từ không khí” xuất hiện từ thế kỷ 14 – 16 của giới tài phiệt ngân hàng lại có thể tái diễn ngay trong thế kỷ 21 với sự chống lưng của giới chính trị gia đến như vậy! Kỳ 5 series Chiến tranh tiền tệ Mỹ - Trung sẽ trả lời câu hỏi này.
Như đã phân tích ở đầu bài viết, “màn ảo thuật cho vay từ không khí” luôn được giới tài phiệt ngân hàng phương Tây thế kỷ 14 – 16 mong ước thực hiện vì họ chỉ cần ngồi “rung đùi” hưởng lãi từ những tờ giấy lộn họ in ra. Tuy nhiên, âm mưu này có 2 kẻ thù “truyền kiếp”: một là người dân có quyền từ chối những tờ tiền hóa đơn trong mua bán hàng hóa và sử dụng vàng & bạc thật để thay thế; hai là những đợt rút tiền bất ngờ của người nắm giữ tiền hóa đơn cấp 0, cấp 1 và cấp 2 sẽ khiến “màn ảo thuật” chấm dứt. Do đó để thực hiện được “màn ảo thuật cho vay từ không khí” này vĩnh viễn, cần có một mối liên minh với giới chính trị gia để thành lập một định chế được gọi là ngân hàng trung ương. Kế hoạch này có thể mô tả ngắn gọn như sau:
Bước 1: Thành lập một tổ hợp liên minh giữa các ngân hàng với tên gọi ngân hàng trung ương (NHTW), nơi thường được gọi là “người cho vay cuối cùng”. NHTW bề ngoài phải do chính phủ quản lý để dân chúng thấy đây là của chính phủ. Nhưng thực tế nó thuộc sở hữu tư nhân do các nhà tài phiệt ngân hàng làm chủ, như Cục dự trữ liên bang Mỹ FED là một ví dụ. Về bản chất NHTW là một ngân hàng “mẹ”, nơi tích trữ vàng & bạc để trong trường hợp có một vụ đổ xô tới một ngân hàng “con” (run on the bank) – khi tất cả mọi người cầm tiền hóa đơn cấp 0, cấp 1 và cấp 2 đều đổ xô tới ngân hàng rút vàng & bạc thì NHTW sẽ cho ngân hàng “con” trong hệ thống vay vàng & bạc để trả.
Tất nhiên, bản chất của hệ thống là để thực hiện “màn ảo thuật cho vay từ không khí” nên thực chất NHTW không có đủ số vàng & bạc để cho vay trong trường hợp quá nhiều người đến rút tiền. Thế nên khi hệ thống sụp đổ giới thì giới tài phiệt ngân hàng chọn ra vài ngân hàng “con” làm tốt thí bắt nó phải phá sản và nói với công chúng rằng do những ngân hàng này làm sai nguyên tắc chứ bản chất hệ thống không sai. Họ nói rằng chỉ cần loại bỏ các ngân hàng làm sai này là hệ thống sẽ trở nên trong sạch! Nhưng thực chất là hệ thống đã sai từ bản chất nhưng đây vẫn là cách che đậy hiệu quả!
Bước 2: Liên minh với giới chính trị gia để dùng quyền lực chính trị ép buộc người dân sử dụng những tờ giấy bạc do NHTW phát hành và không kiểm tra số vàng bạc dự trữ của NHTW [giống như những tờ giấy bạc ngân hàng (Federal Reserve Note) của Cục dự trữ liên bang Mỹ FED phát hành được luật định có giá trị trong lưu thông và FED không bao giờ bị kiểm toán như kỳ 2 series Chiến tranh tiền tệ Mỹ - Trung đã phân tích]. Và lợi ích mà giới tài phiệt mời chào để mua chuộc các chính trị gia tham gia hệ thống lừa đảo này là gì? Các chính trị gia sẽ có một nguồn cung tiền vô hạn định, không còn phụ thuộc vào số lượng hạn chế của vàng & bạc và khoản thu thuế của người dân nhằm mục đích phục vụ cho các mưu đồ chính trị của mình như tài trợ cho quân đội, gây chiến tranh để bành trướng lãnh thổ! Như chúng ta sẽ thấy ở những bằng chứng lịch sử được ra, không phải ngẫu nhiên sự ra đời của các NHTW trên thế giới lại gắn liền với những cuộc chiến tranh tàn khốc nhất lịch sử nhân loại! Đương nhiên khoản tiền các chính phủ lấy từ các NHTW phải được “ngụy trang” dưới hình thức các khoản vay có lãi suất giống như một người dân bình thường đến ngân hàng vay tiền nhằm mục đích làm cho người dân có cảm giác là NHTW này có số vàng & bạc dự trữ thực sự! Nhưng sự thật là nó không hề có gì cả!
Nếu âm mưu này thành công, giới tài phiệt ngân hàng sẽ giàu có mãi mãi. Họ sẽ thu 2 lần lãi từ những khoản tiền mà họ tạo ra từ không khí: một là khoản lãi được chính phủ chi trả và hai là khoản lãi thu được khi cho người dân vay làm ăn. Và âm mưu này đã hoàn toàn được thực hiện lần đầu tiên ở châu Âu với sự xuất hiện của mô hình NHTW hoàn chỉnh đầu tiên trên thế giới: ngân hàng trung ương Anh (Bank of England). Đây không phải là thuyết âm mưu, mà đây là sự thật lịch sử đã diễn ra.
Ngân hàng trung ương Anh – mối liên minh đầu tiên giữa các chủ ngân hàng và các chính trị gia.
Trong thế kỷ 17, Vương Quốc Anh đã cạn kiệt tài chính sau nửa thế kỉ chiến tranh với Pháp và nhiều cuộc nội chiến hầu hết do mức thuế quá cao. Vào giữa cuộc chiến của Liên minh Augsberg (Chiến tranh chín năm 1689-1698) năm 1693, vua William có nhu cầu cấp thiết về tiền. Hai mươi năm trước đó, vua Charles II đã từ chối thanh toán khoản nợ hơn một triệu bảng do các thợ kim hoàn cho vay dẫn đến hậu quả là mười ngàn người mất tiền tiết kiệm của họ. Kí ức về vụ bê bối này như vừa mới hôm qua đối với mọi người và điều đương nhiên là họ nghĩ việc cho chính phủ vay thật rủi ro. Không có khả năng tăng thuế, không thể vay mượn, Nghị viện tuyệt vọng tìm những cách còn lại để xoay xở tiền cho cuộc chiến tranh.
Và giới tài phiệt ngân hàng đã không bỏ qua cơ hội “ngàn vàng” này. Họ đã họp bàn và đề xuất với Nghị viện Anh thành lập mô hình ngân hàng trung ương Anh (BoE) với 3 đặc điểm như sau:
1. BoE sẽ được trao độc quyền phát hành tiền giấy lưu hành với tư cách là tiền giấy chính thức của vương quốc. Những tờ tiền giấy này theo luật sẽ được quy đổi ra vàng theo nhu cầu. Thực tế BoE không có vàng, quy định này chỉ nhằm đánh lừa dân chúng là nó có vàng mà thôi! BoE sẽ tạo ra tiền từ không khí và chỉ cần một phần tổng số tiền được bảo đảm bằng tiền xu (về bản chất nó giống như tờ tiền hóa đơn cấp 2 phần đầu bài viết).
2. Sau đó, BoE phải cho chính phủ vay tất cả số tiền mà chính phủ cần dưới hình thức trái phiếu chính phủ (TPCP), tức là chính phủ đưa TPCP cho BoE để đổi lại tờ giấy bạc ngân hàng do BoE phát hành. Dù khoản tiền này được tạo mới từ không khí, triều đình sẽ trả lãi vay 8% giống như một người dân bình thường đến ngân hàng vay tiền. Mục đích của việc này là làm cho người dân có cảm giác là BoE có số vàng & bạc dự trữ thực sự! Nhưng sự thật là nó không hề có gì cả!
3. Thực tế vào năm 1696, triều đình Anh đã bắt đầu đi vay dưới hình thức TPCP. Lúc đó, trái phiếu có thể quy đổi sang vàng và triều đình Anh cam kết rằng họ có đủ tiền xu hoặc vàng thật để thực hiện điều đó. Người sở hữu TPCP sẽ được hưởng lãi suất ngắn hạn. Do đó TPCP lúc này ở Anh được coi như một tờ tiền thật. Việc triều đình Anh đưa cho BoE các TPCP khi đi vay sẽ giúp BoE dùng các tờ TPCP này để làm “tiền dự trữ” tạo các khoản vay mới cho mục đích thương mại cá nhân (giống như vàng & bạc được dùng làm dự trữ cho các khoản vay hóa đơn cấp 1 ở phần đầu bài viết thì thay bằng TPCP vì TPCP có thể đổi sang vàng được). Các khoản vay này cũng được hưởng lãi suất. Do vậy, các nhà tiền tệ có thể thu lãi hai lần mà không cần tiền thật.
Trong hành động chính thức này của ngân hàng trung ương đầu tiên trên thế giới, chúng ta có thể thấy “sự giả dối” ban đầu đặc trưng cho tất cả những gì đi cùng với nó. Ngân hàng vờ cho vay nhưng thực tế là để tạo nguồn tiền cho chi tiêu của chính phủ. Nếu chính phủ trực tiếp làm điều này, người ta sẽ ngay lập tức nhận ra bản chất của những đồng tiền này, và không chấp nhận thanh toán các chiến phí theo đúng mệnh giá của tiền. Tuy nhiên,bằng việc tạo tiền thông qua hệ thống ngân hàng, công chúng không hề hay biết về quá trình này. Chẳng ai trong số họ đủ thông minh để có thể phân biệt được những tờ tiền này với những tờ tiền được đảm bảo bằng vàng trước đó.
Tiền mới được tạo ra bởi BoE tràn ngập trong nền kinh tế như là mùa thu. Các ngân hàng nội địa ngoài khu vực Luân Đôn được cho phép tự tạo ra tiền của mình nhưng họ phải dự trữ một tỷ lệ nhất định tiền xu hoặc tiền của BoE. Do đó, khi họ có nhiều tiền trong tay, họ nhanh chóng cất chúng vào két và phát hành tiền của mình với lượng lớn hơn. Kết quả của hiệu ứng kim tự tháp này là giá cả tăng 100% chỉ trong vòng 2 năm. Sau đó, điều không thể tránh khỏi đã xảy ra, cuộc đột biến rút tiền gửi khiến BoE mất khả năng thanh toán bằng tiền xu.
Tất nhiên Nghị viện Anh sẽ can thiệp. Vào tháng 5 năm 1696, chỉ hai năm sau khi BoE được thành lập, người ta đã thông qua một đạo luật cho phép nó được dùng lệnh đình chỉ thanh toán. Theo đó, ngân hàng được miễn trách nhiệm thanh toán vàng cho khách hàng theo hợp đồng. Chúng ta có thể gọi đây là gi? Là hành động ăn cướp trắng trợn với sự bảo kê tuyệt đối của quyền lực chính trị.
Chiến tranh triền miên ở Anh thế kỷ 18
Biên niên sử chiến tranh dưới đây bắt đầu cùng lúc với sự thành lập của Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) – ngân hàng vốn được thành lập với mục đích là tài trợ cho chiến tranh:
* 1689 – 1697: Chiến tranh của Liên minh Ausberg
* 1702 – 1714: Chiến tranh thừa kế Tây Ban Nha
* 1739 – 1742: Chiến tranh Anh – Tây Ban Nha (Còn gọi là chiến tranh Tai Jenkins)
* 1744 – 1748: Chiến tranh thừa kế Áo
* 1754 – 1763: Chiến tranh với Pháp và người da đỏ ở Bắc Mỹ
* 1793 – 1801: Chiến tranh chống Cách mạng Pháp
* 1803 – 1815: Chiến tranh Napoleon
Cùng với những xung đột này ở châu Âu còn có hai cuộc chiến tranh ở Mỹ: Chiến tranh giành Độc lập và Chiến tranh 1812. Trong 126 năm từ 1689 đến 1815, Anh đã có mặt trong 63 cuộc chiến tranh. Tức là cứ hai năm nước này phải chiến đấu một lần. Thời gian còn lại nước này phải chuẩn bị để chiến đấu.
Giới chính trị gia và giới tài phiệt ngân hàng ở các quốc gia phương Tây mau chóng nhìn thấy kiểu mẫu lý tưởng của ngân hàng trung ương Anh. Ngân hàng Bank of Prussia trở thành đế chế ngân hàng tại Đức. Napoleon thành lập ngân hàng Banque de France. Một vài thập kỷ sau đó, ý tưởng này trở thành hình mẫu cho Cục dự trữ Liên Bang Mỹ FED. Chẳng ai quan tâm nếu đây là mô hình mang tính phá hoại. Với họ, đây là công cụ hoàn hảo để tài trợ cho các chính trị gia cũng như đem lại lợi nhuận vô biên cho các ngân hàng. Và điểm tốt nhất ở đây là trên thực tế, dân chúng, những người cung cấp tài chính cho cả hai nhóm lợi ích, hầu như không biết về những gì đang diễn ra.
Cục dự trữ liên bang Mỹ FED – ngân hàng trung ương thứ ba của Hoa Kỳ
Bức tranh toàn cảnh về hệ thống tài chính ngân hàng thế giới không thể không nhắc đến định chế ngân hàng trung ương quyền lực nhất của thế giới: Cục dự trữ liên bang Mỹ FED. Ở kỳ 2, kỳ 3 và kỳ 4 chúng ta có điểm đến cơ cấu tổ chức và kết quả hoạt động của FED. FED được thành lập với lý do ổn định giá trị đồng đô-la Mỹ. Tuy nhiên đây là thành tích hoạt động của nó: đồng đô - la đã bị giảm giá trị tới 96% từ năm 1913 khi FED được thành lập. Tức là gần như sắp mất hết giá trị! Khoản tiền 2000 đô - la ngày nay chỉ mua được món đồ trị giá có 100 đô - la của năm 1913! Ở kỳ này, chúng ta sẽ điểm qua lịch sử phát triển của nó.
Theo trào lưu thành lập ngân hàng trung ương ở hầu hết các nước phương Tây, Alexander Hamilton, Bộ trưởng Tài chính Mỹ đầu tiên, rất ngưỡng mộ hệ thống tài chính của nước Anh và muốn áp dụng trên quê nhà. Tuy nhiên NHTW lại chính là một trong những chủ đề gây tranh cãi nhiều nhất trong lịch sử 50 năm đầu tiên của nước Mỹ. Lý do là vì người dân Mỹ rất có ác cảm với tiền giấy. Thực tế là Cục dự trữ liên bang Mỹ FED là ngân hàng trung ương thứ ba của Hoa Kỳ và Hoa Kỳ là nước cuối cùng của thế giới phương Tây áp dụng mô hình ngân hàng trung ương.
Điều khá bất ngờ là sau Trung Quốc, nơi tiếp theo trên thế giới thông qua việc sử dụng tiền giấy là Mỹ, cụ thể là vùng lãnh thổ Vịnh Massachusetts. Năm 1690, Massachusetts (ngày nay là bang Massachusettes và Maine) đã phát động một cuộc tấn công quân sự chống lại thuộc địa của Pháp ở Quebec. Massachusetts trước đây đã từng làm như thế, và mỗi lần như vậy đều mang về đủ các thứ của cải cướp bóc được còn nhiều hơn cả trả chi phí cho cuộc viễn chinh.
Tuy nhiên, lần này, cuộc tấn công lại là một thất bại thảm hại, và những người đàn ông trở về tay không. Khi những người lính yêu cầu được trả công, chính quyền Massachusetts nhận thấy kho bạc của nó trống rỗng. Những binh sĩ bất mãn trở nên ngang bướng, vì vậy các quan chức vội vàng tìm cách để tăng kho quỹ. Thu thêm thuế sẽ cực kỳ không được lòng dân, vì vậy họ đã quyết định đơn giản là in tiền giấy.
Để thuyết phục những người lính và toàn thể công dân chấp nhận loại tiền này, chính phủ đưa ra hai lời hứa long trọng: (1) chính phủ sẽ mua lại tiền giấy để đổi lấy xu vàng hay bạc ngay sau khi tiền thuế đủ để làm như vậy, và (2) sẽ hoàn toàn không có bất kỳ tiền giấy bổ sung nào được ban hành. Cả hai cam kết này ngay tức khắc bị phá vỡ. Chỉ một vài tháng sau, chính quyền công bố đợt phát hành đầu tiên không đủ để trả nợ chính phủ, và một đợt phát hành mới lớn hơn gần 60 lần đợt trước được đưa vào lưu thông. Tiền đã không được mua lại trong vòng gần bốn mươi năm, rất lâu sau khi những người đưa ra lời hứa đã không còn tại chức.
Hầu hết các thuộc địa khác đã nhanh chóng “học hỏi” được sự kỳ diệu của máy in tiền. Năm 1703, Nam Carolina đã tuyên bố rằng đồng tiền của tỉnh là “một khoản thanh toán có giá trị cao và tuân theo pháp luật”, rồi nói thêm rằng bất cứ ai từ chối chấp nhận loại tiền này sẽ bị phạt “gấp đôi giá trị của tờ tiền đã bị từ chối.” Đến năm 1716, hình phạt đã được tăng lên đến “gấp ba lần giá trị.”
Năm 1737, Massachusetts phá giá đồng tín tệ của mình xuống 66%, khiến một đô la tiền tệ mới bằng ba đô la tiền tệ cũ. Lời hứa được đưa ra là, sau năm năm, những đồng tiền mới sẽ được hoàn trả lại đầy đủ bằng bạc hoặc vàng. Và lời hứa đã không được thực hiện. Vào cuối những năm 1750, Connecticut bị lạm phát 800%. Carolinas lạm phát 900%. Massachusetts 1000%. Rhode Island 2300%.
Năm 1775 Quốc hội lục địa (Continental Congress) phát hành một loại tiền giấy gọi là continental, giống như câu thành ngữ “không đáng một continental” (not worth a continental). Loại tiền này giống như các trường hợp trên cũng đã lạm phát đến mức thảm họa, và sự kiểm soát giá cả gần tới mức ngưng phát hành.
Người Mỹ thế kỷ 18 - 19 rất dị ứng với tiền giấy và mô hình ngân hàng trung ương
Với những rủi ro tiềm ẩn mà mô hình ngân hàng trung ương Anh mang lại, người Mỹ luôn luôn dị ứng với mô hình này. Chính vì thế 2 ngân hàng trung ương đầu tiên của Mỹ là Ngân hàng Thứ nhất của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ (the First Bank of the United State) và Ngân hàng Thứ hai Hợp chủng quốc Hoa Kỳ (the Second Bank of the United State) đều chỉ tồn tại được 20 năm rồi buộc phải đóng cửa.
Tuy nhiên cuối cùng, vào năm 1913, FED chính thức ra đời. Và cũng giống như bất kỳ lý do ra đời của mô ngân hàng trung ương trên thế giới, chiến tranh thế giới lần thứ nhất nổ ra chỉ sau một năm khi FED được thành lập. Tờ báo Diễn đàn New York (The New York Tribune) viết với một sự ghê tởm: “Thế giới nhìn vào một cách sửng sốt và hoài nghi trong khi châu Âu gấp rút bước tới một tai biến khủng khiếp”.
Đừng bao giờ quên rằng “Đại chiến” (Great War) có nghĩa gì với châu Âu. Nó đồng nghĩa với việc kết thúc của các triều đại cũ, một thế giới hòa bình là sự tập trung hóa trong một cái tên và phi tập trung hóa bằng hành động, và sự bắt đầu của các quốc gia dân chủ hiếu chiến đã được tổ chức cùng các chế độ kỹ trị. Đối với nước Mỹ nó có nghĩa là sự cố thủ của đế chế tổng thống và toàn cầu hóa các nhiệm vụ về chính sách ngoại giao. Với nước Đức, nó tạo ra một điều kiện của siêu lạm phát, dẫn tới việc Hitler sử dụng quyền lực trên cơ sở kích động hận thù dân tộc. Với nước Nga, nó đồng nghĩa với sự khởi đầu của chủ nghĩa Cộng Sản.
Thế chiến thứ nhất nổ ra sau một năm Cục dự trữ Liên Bang Mỹ FED được thành lập
Cục dự trữ liên bang Mỹ FED và quá trình loại bỏ bản vị vàng trên toàn thế giới
Bên cạnh chức năng tài trợ cho chiến tranh thì Cục dự trữ liên bang Mỹ FED cũng có một chức năng rất quan trọng đối với giới tinh hoa là loại bỏ hoàn toàn bản vị vàng. Chúng ta sẽ điểm lại quá trình này:
Bước 1: FED được ủy quyền để phát hành giấy bạc của Cục dự trữ Liên Bang (Federal Reserve Notes), một loại tiền giấy mới. Lưu ý rằng 97% tiền tệ của Mỹ đang lưu thông ngày nay là những tờ giấy bạc của Cục dự trữ Liên Bang (giống như Anh hiện tại). Về bản chất nó cũng giống như tờ giấy bạc mà ngân hàng trung ương Anh năm 1694 phát hành.Theo đạo luật Cục dự trữ Liên Bang năm 1913 (the Federal Reserve Act), những tờ giấy bạc mới này cần được đảm bảo bởi vàng hoặc bởi những đồng tiền pháp định (lawful money). Dĩ nhiên thực tế FED không hề có đủ số vàng để chi trả cho những tờ giấy bạc (Federal Reserve Notes) và chứng chỉ vàng (Gold Certificates) đang được lưu thông. Luật ghi một đằng nhưng thực tế thì lại một nẻo.
Bước 2: Cuộc Đại khủng hoảng năm 1929 – 1933 (the Great Depression) nổ ra và dân chúng ồ ạt đến hệ thống ngân hàng của FED để rút vàng. Đương nhiên FED không có vàng để trả và giống như BoE, tất yếu phải có sự can thiệp của chính trị. Năm 1933, tổng thống F.D. Roosevelt ký Đạo luật khẩn cấp ngân hàng năm 1933 (the Emergency Banking Act of 1933) và sắc lệnh 6102 (Executive Order 6102) tuyên bố tạm ngừng hoạt động các ngân hàng trên toàn quốc để ngăn chặn một cuộc rút tiền gửi đột biến từ những khách hàng thiếu niềm tin vào nền kinh tế. Ông cũng cấm các ngân hàng trả bằng vàng hay xuất khẩu nó.
Bước 3: Mọi chuyện chưa dừng lại ở đây. Ngày mùng 5 tháng 4 năm 1933, Roosevelt ra lệnh đổi tất cả những đồng tiền vàng và chứng nhận sở hữu vàng có mệnh giá hơn 100 USD sang loại tiền tệ khác. Theo đó, mọi người phải đổi lại toàn bộ tiền vàng, vàng thỏi, chứng nhận sở hữu vàng cho Cục Dự trữ Liên bang Mỹ FED trước ngày mùng 1 tháng 5 với mức giá 20,67 USD cho mỗi ounce (29,35 gam). Đến mùng 10 tháng 5, chính phủ đã thu lại 300 triệu USD tiền vàng và 470 triệu USD chứng nhận sở hữu vàng.
Bước 4: Hội nghị khét tiếng Bretton Woods.
Vào năm 1941, tại khách sạn Mount Washington ở Bretton Woods, New Hampshire. Cuộc tụ họp lịch sử bao gồm 730 đại biểu từ 44 quốc gia đồng minh...đã ra đời một thỏa thuận "Bretton Woods". Theo đó, về cơ bản, tất cả các loại tiền tệ được gắn liền với đồng dollas Mỹ và được chốt lãi suất cố định với vàng...Tức là đồng dollars Mỹ hoàn toàn chuyển đổi thành vàng với lãi suất cố định là 35 đô-la một ounce trong cộng đồng kinh tế toàn cầu.
Bước 5: Dưới thời tổng thống Johnson, cuộc chiến Việt Nam đã khiến nợ quốc gia là 354 tỷ USD. Đến thời tổng thống Richard Nixon cuộc chiến vẫn chưa kết thúc đã khiến chính phủ Mỹ mắc nợ thêm 121 tỷ đưa tổng số nợ lên 475 tỷ USD, một con số kỷ lục khổng lồ thời đó! Nợ tăng lên này, cộng với các khoản nợ khác phát sinh từ một loạt các chính sách tài khóa và tiền tệ nghèo nàn khiến cho nhiều quốc gia lo ngại về lượng dự trữ vàng của Mỹ. Các quốc gia bắt đầu yêu cầu Hoa Kỳ để đổi đô-la lấy vàng. Dĩ nhiên Hoa Kỳ phải chơi bài “cùn”. Ngày 15 tháng 8 năm 1971, Tổng thống Richard Nixon tuyên bố rằng Hoa Kỳ sẽ không còn chuyển đồng đô la sang vàng nữa và hoàn toàn từ bỏ bản vị vàng.
Cục dự trữ liên bang Mỹ FED và các cuộc chiến tranh Mỹ phát động sau thế chiến thứ II
Giai đoạn đầu, Hoa Kỳ đã đứng ngoài xung đột của châu Âu trong thế chiến thứ I. Nhưng khi có sự xuất hiện của FED, nước Mỹ đã tham gia vào cuộc chiến năm 1917, và với nó cuộc thí nghiệm nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung quy mô toàn quốc gia đã được triển khai. Đó là sự điều khiển giá cả, các loại thuế mới, chính phủ đã quốc hữu hóa đường sắt, thành lập hội đồng các ngành công nghiệp phục vụ chiến tranh và sự mở rộng khổng lồ quá hạn của FED với việc in tiền trả nợ.
Sau thế chiến thứ II, chính phủ Mỹ đã mở rộng với một lòng tham vô đáy gây sốc cả trong và ngoài nước. Nó lại có thêm một cuộc chiến tranh ngay sau đó, việc sản xuất các vũ khí giết người hủy diệt, việc xây dựng đế chế vũ khí khổng lồ đã lôi kéo mọi tầng lớp trong xã hội. Những cuộc chiến đó bao gồm Chiến tranh Lạnh, Chiến tranh Triều Tiên, Vịnh Con Lợn, cuộc xâm lược Cộng hòa Dominica, Việt Nam và không ngừng nghỉ với các cuộc chiến khác bao gồm Trung Đông, Nicaragua, Salvador, Bosnia và Haiiti, cũng như cuộc chiến đang thực hiện trên khắp thế giới với tên gọi Cuộc chiến Chống khủng bố.
Kết luận: “Màn ảo thuật cho vay từ không khí” đã được giới tài phiệt ngân hàng thực hiện từ thế kỷ 14 – 16 ở châu Âu và đang diễn ra ở mức độ quy mô toàn cầu. Màn ảo thuật này sẽ không thể thực hiện nếu không có một thiết chế siêu quyền lực liên minh giữa giới chính trị gia và các nhà tài phiệt: ngân hàng trung ương. Lịch sử đã chứng minh rằng thế kỷ xuất hiện của các ngân hàng trung ương cũng đồng thời xuất hiện những cuộc khủng hoảng kinh tế, những cuộc chiến tranh quy mô lớn chưa từng có và kéo dài liên miên. Mục đích duy nhất là để thế giới ngập đầu trong những khoản nợ chi trong chiến tranh để trao quyền lực tuyệt đối cho giới chính trị gia với vai trò bảo vệ đất nước và giới tài phiệt ngân hàng với vai trò in tiền. Tất cả đã và đang được đạo diễn một cách tài tình để dẫn dắt thế giới bước vào một trật tự mới.
Chú ý: Các bạn có thể truy cập website https://sachsuthat.com/ , chuyển ngữ từ website http://thewarningsecondcoming.altervista.org/ để tìm hiểu thêm những kế hoạch mà Đức Chúa Trời dành cho chúng ta ở thời đại này. Đây là lời mặc khải mà Thiên Chúa Ba Ngôi ban cho tiên tri Maria Divine Mercy từ năm 2010, bao gồm những tóm lược giáo huấn, giải thích các lời tiên tri và hướng dẫn tâm linh dành cho phần đông những người chưa có nhiều cơ hội tiếp cận Kinh Thánh. Đây là giai đoạn tận cùng của thời gian mà chúng ta đã biết, là cuộc chiến đấu cuối cùng giữa thiện và ác, ánh sáng và bóng tối. Trong cuộc chiến đấu này, nhân loại phải trải qua thời gian thanh tẩy đầy khó khăn như chiến tranh, nạn đói, và những thảm họa thiên nhiên như động đất, sóng thần, lũ lụt, hạn hán ... Chỉ những ai đón nhận và chuẩn bị sẵn sàng về linh hồn mới được cất lên để bước vào thời đại bình an mới ngay trên Trái Đất. Hẹn gặp lại các bạn trong những bài viết sau. Thân ái!
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất