Xem các kỳ trước tại đây: Kỳ 1, Kỳ 2, Kỳ 3
Khi bạn hỏi một đứa trẻ có giấc mơ gì vào dịp Tết. Câu trả lời là nó mong muốn thật nhiều bao lì xì chứa đầy những tờ tiền đô – la xanh!
Khi bạn hỏi một người thanh niên trẻ tuổi có giấc mơ gì khi trưởng thành. Câu trả lời là thành đạt, có công việc đem lại thật nhiều tiền để đưa vợ đẹp, con ngoan và mấy cô bồ (nếu có) đi du lịch đó đây!
Khi bạn hỏi một người con gái đến tuổi “cập kê” mong ước gì? Câu trả lời là được lấy chồng đại gia (không thì thiếu gia cũng được), có thật nhiều tiền để shopping khoe với bạn bè!
Khi bạn hỏi một người lao động bình dân Trung Quốc (những người lao động sống trong các khu trọ tập thể rất đông đúc, làm việc 70 giờ mỗi tuần, đi lại bằng phương tiện giao thông công cộng, ăn mỳ và cơm, có rất ít tiện nghi và giải trí) có mong ước gì nhất? Câu trả lời là có công ăn việc làm ổn định và dành dụm được khoản tiền ít ỏi để chuyển về quê nhà để giúp đỡ cha mẹ già hoặc người thân khác trong gia đình họ – những người ở nông thôn không được hưởng an sinh xã hội!
Khi bạn hỏi một người Mỹ về giấc mơ của họ. Câu trả lời là có nhà, có xe hơi và các trường học tốt cùng với việc làm ổn định. Tất nhiên, giấc mơ Mỹ không chỉ đơn thuần về vật chất! Nó còn là một giấc mơ về trật tự xã hội mà trong đó mọi đàn ông và đàn bà sẽ có thể đạt được tầm vóc đầy đủ với cái khả năng bẩm sinh của mình, và được những người khác công nhận họ vì những gì của chính họ, không phân biệt môi trường hoàn cảnh sinh ra hay địa vị ngẫu nhiên của họ!
Khi bạn hỏi giấc mơ của một chủ ngân hàng là gì? Anh ta với niềm “khát khao” phục vụ mọi người muốn “hô biến” tất cả mơ ước của mọi người thành hiện thực dù anh ta biết tất cả những ước mơ này sẽ tự triệt tiêu nhau vì của cải, “sắc đẹp” trên thế giới này là có hạn! Anh ta chỉ muốn đứng ngoài cuộc chơi khốc liệt này và thu lãi từ việc cho vay. Anh ta luôn khao khát có một nguồn tiền cho vay không giới hạn để cho tất cả mọi người có thể vay nợ thỏa mãn giấc mơ của mình.
Tất cả các giấc mơ của những đứa trẻ đến những thanh niên trưởng thành, của người lao động đến tầng lớp doanh nhân đều có thể trở thành nỗi ác mộng thực sự với họ do sự giành giật, tranh đoạt khốc liệt trong cuộc sống. Nhưng con người với niềm tin rằng sẽ điều khiển được tất cả mọi sự theo ý muốn của mình đã lựa chọn biến “giấc mơ” của người chủ ngân hàng thành sự thật trong thế kỷ 21!
Ðừng nhọc công làm giàu,
đừng nghĩ tới đó.
Con vừa hướng mắt về giàu sang, giàu sang chẳng còn đó,
bởi nó biết mọc cánh
và như chim phượng hoàng, bay bổng lên trời cao.
Kinh Thánh Cựu Ước - Sách cách ngôn chương 23 : 4 – 5
Ở kỳ 3 chúng ta đã tìm hiểu về lịch sử tiền tệ, sự ưu việt của vàng trong việc ổn định giá cả nhờ những đặc tính nội tại của nó và việc các chính phủ toàn cầu lựa chọn áp dụng tiền pháp định trong lưu thông trao đổi hàng hóa thay cho vàng. Chúng ta có thể tóm tắt kỳ 3 như sau:
1. Hóa tệ mà biểu hiện rõ nét nhất là vàng, xuất hiện là kết quả lâu dài của quá trình sản xuất và trao đổi hàng hóa. Nó là một hàng hoá đặc biệt được tách ra từ trong thế giới hàng hoá làm vật ngang giá chung cho tất cả các hàng hoá khác. Chức năng chủ yếu của hóa tệ là đo lường giá trị các món hàng mà nó trao đổi và nó có giá trị nội tại thể hiện qua thời gian lao động. Chúng ta có phương trình đầu tiên về tiền bạc như sau: tiền bạc = thời gian.
2. Dưới chế độ bản vị vàng truyền thống, giá cả tự động điều chỉnh nhờ thị trường tự do, hành động kinh tế có lý trí của các bên và đặc tính tuyệt vời của vàng: khai thác vàng rất khó khăn và mất công sức!
Những người thợ đào vàng phải dành nhiều thời gian và sức lực để chỉ lấy được vài gam vàng trên một tấn quặng có lẫn sắt, đồng, chì, … nên họ rất trân trọng những thỏi vàng mình đào được. Khi mong muốn cuộc sống giàu sang hơn, những người thợ đào vàng làm việc chăm chỉ hơn, gia tăng sức sản xuất vàng rồi đổi lấy những hàng hóa thông thường khác. Ban đầu mọi chuyện suôn sẻ nhưng vì nguồn cung vàng trong lưu thông gia tăng nên giá trị trao đổi của vàng giảm theo quy luật cung - cầu. Giá cả hàng hóa thông thường tăng lên so với vàng.
Đào được nhiều vàng hơn mà giá cả hàng hóa lại tăng lên nên những người thợ đào vàng thấy không có lợi lộc gì! Bên cạnh đó, nhìn những người sản xuất hàng hóa thông thường trao đổi được nhiều vàng hơn nhờ giá cả tăng lên - những thỏi vàng mà phải đánh đổi bằng mồ hôi xương máu của mình nên những người thợ đào vàng không can tâm! Họ quyết định dừng việc khai thác vàng và chuyển sang khu vực sản xuất hàng hóa thông thường. Nguồn cung vàng tự động giảm xuống và nguồn cung hàng hóa thông thường tự động tăng lên. Mức giá cả chung của nền kinh tế lại được thiết lập như trước khi giá vàng lại trở nên đắt đỏ hơn so với hàng hóa thông thường do khan hiếm hơn theo quy luật cung – cầu.
Tại khách sạn Savoy ở Luân Đôn, một đồng tiền vàng sẽ vẫn mua được một bữa tối dành cho ba người, chính xác như hồi năm 1913. Còn tại thành Rome cổ kính, chi phí cho việc làm đẹp gồm áo choàng, thắt lưng và một đôi xăng – đan là một ounce vàng. Chi phí đó hầu như vẫn chính xác tới tận ngày nay, sau hai nghìn năm, để có được một đồ cắt may bằng tay, thắt lưng cùng một đôi giày. Không có một ngân hàng trung ương hoặc các tổ chức của con người nào khác có thể đạt tới được việc cung cấp kiểu giá cả ổn định như vậy.
3. Các chính phủ toàn cầu ngày nay loại bỏ vàng ra khỏi hệ thống tiền tệ và sử dụng tiền pháp định - một tờ giấy không có giá trị nội tại, có thể in ra bất cứ lúc nào theo pháp lệnh của chính phủ và bất kỳ ai chống lại không dùng loại tiền này đều bị bỏ tù. Lý do mà hầu hết các chính phủ trên thế giới đưa ra là hệ thống bản vị vàng mâu thuẫn với “phép màu” tăng trường kinh tế của họ.
“Phép màu” này được tiến hành như sau: với hệ thống ngân hàng “đa cấp” gồm một ngân hàng trung ương và các ngân hàng thương mại, các chính phủ hoàn toàn kiểm soát nguồn cung tiền và có quyền năng vô song: tạo ra tiền từ không khí (create money out of thin air). Để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế họ bơm tiền ra nền kinh tế với lãi suất cho vay thấp để khuyến khích người dân vay tiền làm ăn kinh doanh hoặc chi tiêu mua sắm hàng hóa. Với cung tiền tăng lên thì tiền sẽ trở nên rẻ hơn, giá cả hàng hóa thông thường sẽ trở nên đắt hơn so với tiền làm cho mọi người sản xuất kinh doanh hàng hóa có cảm giác mình giàu lên nhờ bán được hàng với giá cả đắt hơn. Nhiều người sẽ “hớn hở” vay tiền ngân hàng mở rộng sản xuất kinh doanh. Biện pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế này sẽ phải chấp nhận đánh đổi bằng mức lạm phát – việc thiếu hụt hàng hóa so với cung tiền - trong ngắn hạn. Do đó, khi nền kinh tế tăng trưởng quá nóng, để điều chỉnh lạm phát, ngân hàng trung ương sẽ thực hiện các biện pháp để nâng giá trị đồng tiền lên như tăng lãi suất cho vay là một ví dụ. Các biện pháp “bơm” và “hút” tiền của ngân hàng trung ương được gọi là các chính sách tiền tệ.
“Phép màu” tăng trưởng kinh tế này có thể tóm gọn trong 4 chữ: ăn trước làm sau. Không như các chính phủ độc tài trước đây bắt người dân làm trước ăn sau, các chính phủ ngày nay hành động khôn ngoan hơn: cho người dân của mình tiêu xài và ăn uống no say trước rồi bắt đi lao động để trả nợ. Họ biết rằng một con ngựa sẽ chạy nhanh hơn nếu treo trước đầu nó một củ cà rốt tươi ngon; chứ không thể dùng roi siết cương suốt chặng đường dài. 
Tuy nhiên, điểm yếu chết người của “phép màu” ở chỗ người dân có thể quá quen đến việc hưởng thụ và lười lao động. Vì thế để bù khuyết điểm yếu này, các chính phủ toàn cầu đề ra học thuyết “toàn cầu hóa”: phân công khâu lao động sản xuất hàng hóa cho các nước đang phát triển như Trung Quốc để tận dụng nhân công giá rẻ, còn các nước đã phát triển giữ lại khâu thiết kế sản phẩm. Việc nhập khẩu ồ ạt hàng hóa rẻ từ “công xường thế giới” Trung Quốc giúp các nước đã phát triển bù đắp lượng thiếu hụt hàng hóa do người dân tiêu xài quá mức và tiếp tục “phép màu tăng trưởng” kinh tế của mình.
Các chính phủ toàn cầu lý luận với “phép màu tăng trưởng” này thì vàng không thể làm tiền tệ vì vàng có nguồn cung hạn chế, nó sẽ không thỏa mãn được nhu cầu của thương mại hiện đại. Họ cho rằng phải cần nhiều tiền hơn để giữ cho các bánh xe của nền kinh tế quay được nên đã can thiệp trực tiếp và độc quyền về nguồn cung tiền tệ, điều mà dưới hệ thống bản vị vàng cổ điển nguồn cung vàng không do con người quyết định mà chỉ trong tự nhiên có sẵn mà thôi. Ngày nay tiền không chỉ đơn thuần mang trọng trách đo lường giá trị các món hàng mà nó trao đổi như thời kỳ hóa tệ ngự trị nữa, nó phải mang trên mình một trọng trách là kích thích tăng trưởng kinh tế và là nguồn sống cho toàn bộ nhân loại. Thậm chí không một hoạt động kinh tế nào được kích hoạt trừ khi có tiền được bơm vào!
4. Theo lô-gic thông thường các chính phủ phải kiểm soát và giám sát hệ thống ngân hàng rất chặt chẽ, đảm bảo nguồn cung tiền hợp lý. Tuy nhiên có một điều đặc biệt là ngân hàng trung ương Mỹ và Đức thuộc sở hữu tư nhân, độc lập hoàn toàn với chính phủ. Lý giải cho điều này, nước Mỹ cho rằng nếu chính phủ được quyền phát hành tiền tệ thì nó sẽ in tiền, chi tiêu vô tội vạ và lợi dụng cho các mục đích chính trị của mình.
Chẳng hạn, giả sử có một vị tổng thống Mỹ sắp hết nhiệm kỳ và chuẩn bị bước vào cuộc tranh cử sắp tới. Điều gì hấp dẫn nhất mà tổng thống đương nhiệm có thể thuyết phục được cử tri bỏ phiếu cho mình? Câu trả lời là việc làm, lương cao và nền kinh tế tăng trưởng. Và vị tổng thống đương nhiệm có thể đạt được điều này chỉ nhờ áp dụng “phép màu tăng trưởng” ở trên: in tiền ra ồ ạt, giảm lãi suất cho vay và cho người dân hưởng thụ vật chất. Việc này sẽ đem lại những kết quả sau:
- Tiền được bơm thêm vào hệ thống ngân hàng làm dư thừa tiền mặt. Các ngân hàng sẽ cho vay nhiều hơn, có nhu cầu tuyển dụng nhân sự cao hơn và tăng lương cho cán bộ công nhân viên. Việc in tiền sẽ tạo nên sự thịnh vượng và công ăn việc làm cho khối ngân hàng.
- Được vay tiền với lãi suất thấp sẽ kích thích giới đầu cơ. Họ vay tiền ngân hàng với lãi suất rẻ để đầu cơ mua bất động sản, chứng khoán các công ty trên sàn chứng khoán và thế chấp luôn bằng những bất động sản và chứng khoán đó. Họ lập ra các tài khoản chứng khoán ảo hoặc người sở hữu ảo, mua đi bán lại các bất động sản và chứng khoán này để làm giá. Giá bất động sản và chứng khoán được đánh lên nên tăng vù vù! Đương nhiên hành động lái giá của giới đầu cơ phải chịu phí giao dịch từ sàn chứng khoán và các bên liên quan đến bất động sản nên sẽ đem lại sự thịnh vượng và công ăn việc làm cho các khối ngành tài chính này.
[Chú ý: Việc mua bán đất đai có thể quen thuộc với các bạn. Với những bạn không quen về thị trường chứng khoán (TTCK) các bạn có thể hiểu về nó thế này. Khi các ông chủ doanh nghiệp muốn huy động vốn mở rộng kinh doanh họ có 2 cách: một là đi vay nợ và hai là kêu gọi người khác cùng góp vốn. Khi đi vay nợ họ phát hành trái phiếu, khi kêu gọi người khác góp vốn họ phát hành cổ phiếu. Trái phiếu và cổ phiếu được gọi chung là chứng khoán. Phần nhiều các loại chứng khoán này được mua bán trên thị trường sơ cấp, tức được những nhà đầu tư tổ chức với số vốn lớn mua hết trước rồi. Khi những nhà đầu tư tổ chức này cần chuyển những chứng khoán này thành tiền mặt, hay rút vốn không muốn đầu tư nữa, thì họ bán chúng lại trên TTCK, là những sàn giao dịch tập trung, ở Việt Nam là sàn HOSE của thành phố Hồ Chí Minh và HNX của Hà Nội. Do đó, TTCK là thị trường thứ cấp, nơi mua đi bán lại những chứng khoán đã được phát hành tại thị trường sơ cấp].
Khi thấy giá bất động sản và chứng khoán tăng cao, những nhà đầu tư nhỏ lẻ và thiếu kinh nghiệm cũng liều mình lao vào mua số bất động sản và chứng khoán này với hy vọng bán được nó cho người nào đó “ngu” hơn mình. Giới đầu cơ khi thấy giá được lái lên mức hợp lý và lượng mua ổn định thì bắt đầu bán ra ồ ạt xả hàng và dùng tiền bán được đem trả lãi ngân hàng. Bong bóng giá cả bắt đầu vỡ vì lượng bán ra lớn. Những nhà đầu tư trót mua vào với giá cao sẽ phải chịu cảnh lỗ nặng nề khi giá giảm đột ngột. Tiền không tự nhiên sinh ra và mất đi. Tiền chỉ chuyển từ túi người này sang túi người khác mà thôi!
- Được vay lãi suất thấp sẽ làm cho những người mắc những khoản nợ chồng nợ chất do chi tiêu quá mức hoặc do kinh doanh thiếu hiệu quả có thể “đảo nợ”: họ vay tiền ngân hàng với lãi suất thấp, trả những món nợ cắt cổ bị mắc phải trước đó và giảm được khoản nợ. Việc in tiền và hạ lãi suất cho vay sẽ đem đến niềm hân hoan cho những “con nợ” và họ lại tiếp tục tin tưởng vào chính phủ và tài lãnh đạo “tuyệt vời” của tổng thống đương nhiệm.
- Được vay tiền với lãi suất thấp người dân sẽ bị kích thích đi vay để chi tiêu nhiều hơn. Giá cả hàng hóa tăng lên do cầu vượt cung. Các doanh nghiệp bán được hàng với giá cao hơn, có nhiều lợi nhuận hơn nên sẽ hăng hái mở rộng sản xuất kinh doanh. Sự thịnh vượng và công ăn việc làm sẽ đến với ngành sản xuất hàng hóa.
Nhìn thoáng qua việc in tiền và lợi dụng “ảo giác tiền tệ” của tổng thống đương nhiệm sẽ đem lại hiệu ứng thịnh vượng trước mắt nhưng hậu quả của nó có thể để lại rất lớn. Thứ nhất, nó tạo tín hiệu tăng trưởng giả mạo của ngành tài chính – ngân hàng. Nhiều người từ lĩnh vực sản xuất hàng hóa khi thấy khối ngành này làm ít mà hưởng thu nhập cao sẽ nhảy sang khu vực này gây suy giảm sức sản xuất hàng hóa.
Thứ hai, đồng tiền có một mãnh lực rất lớn: ai có nó sẽ được phép tiêu dùng hàng hóa hay là không! Việc lợi dụng “ảo giác tiền tệ” để kích thích người dân vay chi tiêu với lãi suất thấp và những người sản xuất kinh doanh mở rộng việc làm ăn do bán được nhiều hàng đã không nhắc đến một hậu quả của nó: lạm phát do thiếu hụt hàng hóa ở hiện tại. Việc chi tiêu nhiều hàng hóa hiện tại và rồi sau đó mở rộng tái sản xuất chưa chắc đem đến sự tăng trưởng? Nó là kết quả mà tương lai mới trả lời được. Giống như việc một hộ gia đình nghèo đông con, để kích thích con cái làm việc nhiều hơn bố mẹ quyết định xài hết số thóc và lương thực tích trữ để mang cho con cái ăn. Điều này có làm đàn con hăng hái làm việc hơn không? Không có gì là đảm bảo. Thấy được ăn nhiều hơn nhiều đứa con sẽ ỳ ra không làm việc để mặc kệ anh cho em mình lao động để sau này hưởng thụ tiếp. Cha chung không ai khóc! Tốt hơn hết là đứa nào thấy đói thì tự đi làm việc, chỉ cần bố mẹ cung cấp đầy đủ ruộng và hạt giống mà thôi. Việc xã hội thiếu hụt hàng hóa thông thường trong ngắn hạn cũng là điều tự nhiên khi người dân tiêu xài. Sau đó người dân tự thấy phải tái sản xuất để kiếm miếng ăn. Sản lượng hàng hóa xã hội lúc lên lúc xuống tùy theo nhu cầu người dân. Các nhà kinh tế học gọi đây là chu kỳ kinh doanh (business cycle).
Nếu các chính trị gia được phép “in tiền” thì họ hoàn toàn có thể kéo dãn chu kỳ kinh doanh tự nhiên theo mục đích chính trị của mình. Đáng lẽ đến lúc người dân phải tái sản xuất thì ông tổng thống lại in tiền để người dân hưởng thụ vật chất tạo sự thịnh vượng giả tạo. Suy cho cùng tổng thống đương nhiệm hiển nhiên muốn giữ chiếc ghế của mình lâu hơn, việc thiếu hụt hàng hóa, suy giảm sức lao động của ngành sản xuất và lạm phát không quan trọng bằng việc ông ta giữ lại được ngôi vị tổng thống một lần nữa. Thậm chí hậu quả có thể để cho vị tổng thống kế tiếp gánh chịu. 
5. Do đó để tránh “chu kỳ kinh doanh chính trị” (political business cycle), Hoa Kỳ cho rằng việc in tiền và điểu chỉnh chính sách tiền tệ nên giao cho một bộ phận độc lập là Cục dự trữ Liên Bang Mỹ (FED). Bộ phận này sẽ căn cứ thực tế vào tình trạng nền kinh tế và chu kỳ kinh doanh “tự nhiên” để điều chỉnh chính sách tiền tệ thích hợp, không có sự can thiệp từ chính phủ.
Tuy nhiên điều này đã mang lại cho FED một quyền lực quá lớn: họ có thể gây ra những cuộc khủng hoảng kinh tế theo ý muồn và ảnh hưởng đáng kể đến kết quả của cuộc bầu cử tổng thống. Khi FED nới lỏng lãi suất, bơm tiền ra lưu thông thì với hiệu ứng “ảo giác tiền tệ”, nền kinh tế sẽ mở rộng sản xuất và kinh doanh. Tuy nhiên, khi FED thắt chặt tín dụng và nâng lãi suất cho vay một cách đột ngột thì nền kinh tế sẽ bị thu hẹp lại, khối tài sản tích lũy trước đó bị mất giá nghiêm trọng, nhiều doanh nghiệp phá sản, công nhân bị sa thải … Do đó các quan chức của FED rất nhạy cảm khi nhắc tới vấn đề tăng lãi suất. Ví dụ tiêu biểu là Cuộc Đại lạm phát giai đoạn từ năm 1960 đến 1979.
Trong giai đoạn từ năm 1960 đến 1979, Hoa Kỳ đã trải qua một cuộc Đại lạm phát từ mức không đáng kể là 1,4% lên đến mức 13,3%. Nguyên nhân chính là FED đã bơm tiền tệ và tín dụng vào nền kinh tế với hy vọng rằng kết quả sẽ là tăng trưởng, giảm thất nghiệp và tài trợ cho chiến tranh với Việt Nam. Paul Volcker, người được bổ nhiệm làm chủ tịch FED năm 1979 đã nhanh chóng thực hiện biện pháp kiềm chế lạm phát. Tuy nhiên, điều đáng lưu ý là FED đã thực hiện việc tăng lãi suất chiết khấu (lãi suất mà FED cho các ngân hàng thương mại vay) từ 10% lên 11% đúng vào ngày 25 tháng 9 năm 1980, ngay trước chiến dịch tái tranh cử của tổng thống Jimmy Carter.
Hậu quả của điều này là Tổng thống Carter đã bị tụt lại so với ứng viên Ronand Reagan - người mà sau đó trở thành tổng thống Mỹ - trong các cuộc thăm dò. Carter đã lên tiếng chỉ trích FED kịch liệt vì chính sách lãi suất cao trong những tuần cuối cùng của chiến dịch tranh cử. Trong khi đó Reagan lại bảo vệ cho FED một cách đầy cơ hội và không thành thật. Sau cuộc bầu cử, FED tiếp tục chính sách lãi suất cao trong khi Reagan bận tâm hơn với vấn đề chuyển giao quyền lực.
Tháng 12/1980, “lãi suất tốt nhất” của các ngân hàng (lãi suất cho vay dành cho các doanh nghiệp xứng đáng nhất) đã đạt kỷ lục 21,5%! Lãi suất các khoản vay thế chấp và lãi suất trái phiếu cũng tăng theo. Mùa hè năm 1981, người tiêu dùng gặp khó khăn khi vay tiền mua nhà, xe hơi và quần áo. Nhiều công ty không thể đi vay để đầu tư mới. “Vì lãi suất cho vay tăng cao nên mọi người không đủ khả năng sửa nhà, và tôi không đủ khả năng dự trữ hàng tồn kho”, chủ sở hữu của một công ty cung cấp vật liệu xây dựng nhỏ tại Barnesville, Minnesota, đã phát biểu như vậy với tạp chí Time vào đầu năm 1982. Sản lượng công nghiệp giảm 12% từ giữa năm 1981 đến cuối năm 1982. Ở nhiều ngành, mức sụt giảm còn cao hơn. Trong ngành ôtô, tỷ lệ này là 34% (từ tháng 6/1981 đến tháng 1/1982) và trong ngành thép 56% (từ tháng 8/1981 đến tháng 12/1982). Số lượng doanh nghiệp phá sản năm 1982 đã cao gấp ba lần so với năm 1979. Số nhà ở mới được xây dựng năm 1982 thấp hơn 40% so với số liệu năm 1979. Tồi tệ hơn nữa, tỷ lệ thất nghiệp đã bùng nổ. Cuối năm 1982, tỷ lệ này 10,8%, đến nay vẫn còn là một kỷ lục kể từ sau Thế chiến thứ II.
6. Trong chiến dịch tranh cử của mình, tổng thống Donal Trump đã gây bão khi chỉ trích Cục dự trữ Liên Bang Mỹ và chủ tịch Janet Yellen khi nói rằng họ đã kìm hãm giữ mức lãi suất thấp để giúp Tổng thống Barack Obama. FED đã giữ mức lãi suất cơ bản (lãi suất mà các ngân hàng thương mại có thể vay lẫn nhau) gần bằng 0% trong 07 (bảy) năm cho đến tháng 12/2015, trước khi quyết định tăng nhẹ lãi suất lên mức 0,25% (tức là các ngân hàng có thể vay tiền của nhau một cách miễn phí).
Trong một cuộc phỏng vấn trên CNBC, Trump cho biết, “một cách hiển nhiên, lãi suất được giữ ở mức thấp là vì chính trị và Yellen đang làm những gì mà ông Obama muốn bà ấy làm”, “những mà FED đang làm, tôi tin rằng, họ đang tạo ra một thị trường ảo. Về cơ bản, tiền được cung cấp miễn phí”, "Bà Yellen nên tự cảm thấy xấu hổ về bản thân mình”, Trump nói.

Chúng ta hãy thử tìm hiểu những phát biểu của ông Trump có cơ sở không nhé. Sau cuộc Đại khủng hoảng tài chính 2008, FED đã đưa ra ba đợt bơm tiền được gọi với cái tên mỹ miều là “quantitative easing” (QE) để hỗ trợ nền kinh tế. Tổng cộng số tiền khổng lồ mà FED bơm vào qua các ngả ngân hàng là hơn 4.000 tỷ đô – la. Và đây là “di sản” mà Obama để lại cho Trump như sau:
- Tỷ lệ thất nghiệp đã giảm mạnh từ 10% xuống 4,6%. Nước Mỹ đã có hơn 11 triệu việc làm mới kể từ khi ông Obama nhậm chức. Tuy nhiên, các bạn có đoán được việc làm này ở những khu vực nào không. Câu trả lời không bất ngờ! Đa số việc làm chỉ xảy ra ở lĩnh vực dịch vụ (tài chính – ngân hàng, bán lẻ,…), chứ không phải ở lĩnh vực sản xuất và lao động chân tay ở các nhà máy. Theo Bộ Lao động Mỹ, số lượng việc làm trong lĩnh vực sản xuất nước này trong năm 2016 giảm hơn 54.000 so với năm 2015. Ông Trump liên tục gọi tỷ lệ thất nghiệp là “trò đùa” và “lừa đảo”!
- Khối nợ công khổng lồ mà Obama để lại cho Trump. Nợ công của Mỹ ở mức 7,6 nghìn tỷ USD kể từ khi Obama nhậm chức trong bối cảnh nền kinh tế xấu đi vào tháng 1/2009. Hiện nợ công đã tăng khủng khiếp lên mức 19,5 nghìn tỷ USD!
- TTCK Hoa Kỳ đã tăng 227% sau khi bắt đáy năm 2008. Nhìn bề ngoài có vẻ tốt vì TTCK là kênh huy động vốn cho các doanh nghiệp trong nền kinh tế. Chứng khoán tăng điểm tức là người dân đổ vốn nhiều cho các doanh nghiệp để mở rộng sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, thực tế TTCK Hoa Kỳ tăng trưởng là do môi trường lãi suất thấp và chính sách của FED chứ không phải đến từ nhu cầu huy động vốn của các doanh nghiệp.
Sau khi hạ lãi suất liên ngân hàng tới gần số không (0%), để tiếp tục bơm tiền vào nền kinh tế FED mua trái phiếu dài hạn của các ngân hàng, trả bằng tiền mặt và hứa duy trì lãi suất ngắn hạn ở gần số không trong một thời gian lâu dài. Mục tiêu do chính của chủ tịch FED lúc đó là ông Bernanke giải thích là làm giảm lợi suất (yield) trái phiếu dài hạn khiến giới đầu tư chuyển dần tiền từ thị trường trái phiếu có lợi suất thấp qua thị trường cổ phiếu có triển vọng sinh lời cao hơn. Nói cho đơn giản thì biện pháp kích thích của FED là phân bố lượng tư bản từ trái phiếu sang cổ phiếu, nhằm tăng trị giá cổ phiếu. Chính sách bơm tiền của FED đã tạo nên khối bong bóng trên thị trường chứng khoán, chỉ cần FED nâng lãi suất thì sẽ chích phát nổ quả bong bóng này (ngày 15/06/2017 FED đã nâng lãi suất thêm 0,25% lên mức 1 – 1,25%)!
Trên thị trường cổ phiếu, giới đầu tư chuyên nghiệp, tức là có hiểu biết, đều biết TTCK Hoa Kỳ chỉ là bong bóng. Nhưng chính nhờ có hiểu biết, họ vẫn tin là sẽ kịp thời bán để kiếm lời tối đa trước khi trái bóng bị xì. Vì vậy, vào thời điểm này, mọi người đều ngóng đợi bất cứ một tín hiệu gần xa để tháo chạy. Đích thân tổng thống Trump trong cuộc phỏng vấn với Fox News ngày 9/8/2016 đã cảnh báo nhà đầu tư về khối bong bóng này.
Bong bóng trên TTCK Hoa Kỳ do FED tạo ra
Như chúng ta đã thấy trong thời đại ngày nay các ngân hàng trung ương (NHTW) đã trở thành định chế hùng mạnh nhất trong thế giới tài chính. Không chỉ quản lý lãi suất, các NHTW còn mua vào hàng nghìn tỷ USD tài sản, quản lý tỷ giá, điều chỉnh chu kỳ kinh tế và thậm chí có thể gây ra những cuộc khủng hoảng tài chính theo ý muốn như trường hợp của Cục dự trữ Liên Bang Mỹ FED. Để làm rõ hơn về định chế tài chính siêu quyền lực này, ở kỳ 4 series bài viết Chiến tranh tiền tệ Mỹ - Trung chúng ta sẽ tìm hiểu về lịch sử và hoàn cảnh ra đời của các ngân hàng phương Đông và phương Tây.

Sự khác biệt văn hóa Đông – Tây trong việc hình thành hệ thống ngân hàng

Có một sự khác biệt cơ bản trong văn hóa phương Đông và phương Tây. Đó là người phương Đông đề cao văn hóa cộng đồng, coi nhẹ văn hóa cá nhân còn người phương Tây thì ngược lại. Đặc điểm này ảnh hưởng đáng kể đến việc xây dựng xã hội ở 2 nền văn hóa. Người phương Đông theo thuyết “nhà lãnh đạo vĩ đại” (great leader): các nhà lãnh đạo chịu trách nhiệm về mọi việc; họ hướng các sự kiện theo ý muốn riêng, dù cho kết quả tốt hay xấu. Người phương Tây theo thuyết “lực lượng hùng mạnh” (great forces), cho rằng những thay đổi về khoa học, công nghệ, dân số và ý tưởng (từ tôn giáo đến chính trị) là những động lực quan trọng nhất. Hầu hết mọi người trong xã hội phương Tây – từ hoàng đế, các tướng lĩnh, chuyên gia ngân hàng, tổng thống cho đến các nhà trí thức – đều bị cuốn hút bởi các xu hướng mạnh mẽ này. Hiểu được điểm mấu chốt này sẽ giúp chúng ta hiểu về quá trình hình thành hệ thống ngân hàng của các quốc gia phương Đông và phương Tây. Cụ thể, hệ thống ngân hàng phương Đông phát triển đều do nhà nước kiểm soát và điều tiết. Trong khi đó, hệ thống ngân hàng phương Tây phát triển hầu hết do các lực lượng tư nhân chi phối.
Sự khác biệt văn hóa ảnh hưởng đáng kể đến sự phát triển hệ thống ngân hàng ở phương Đông và phương Tây

Hệ thống ngân hàng ngày nay kinh doanh tiến pháp định, đồng tiền được “sự bảo kê” tuyệt đối của chính phủ. Bất kỳ ai từ chối tiền pháp định trong trao đổi hàng hóa bị gán cho tội phản quốc và sẽ nhận án phạt nặng, thậm chí bỏ tù. Với đặc điểm “chuyên chế” này, không có gì bất ngờ khi quốc gia đầu tiên trên thế giới áp dụng nó là một quốc gia đến từ phương Đông, nơi rất ưa thích quyền lực tập trung, cụ thể là Trung Quốc!
Vào đầu thế kỷ thứ X, các thương nhân tại tỉnh Tứ Xuyên miền Nam Trung Quốc đã sáng tạo nên một tờ giấy để thuận tiện trong việc trao đổi mua bán. Thông thường, họ phải mang cả thùng vàng hoặc bạc trong những giao dịch lớn, điều này khá nặng nhọc lại dễ bị cướp bóc. Thế nên họ ký thác tiền của mình tại kinh đô rồi nhận một chứng chỉ viết trên giấy ghi đúng số lượng vàng hoặc bạc rồi đem đi giao dịch mua bán ở các tỉnh. Thực chất đây là các "ngân phiếu", nó không thay thế hoàn toàn cho tiền kim loại trong đời sống thường nhật và cũng chỉ lưu hành trong một tầng lớp thương nhân và quý tộc giàu có bởi mệnh giá của nó rất lớn.
(Lưu ý: bài viết sẽ dùng thuật ngữ tiền hóa đơn để nói về việc phát hành chứng chỉ cho việc nhận ký thác vàng và bạc) 
Tiền giấy phát hành đầu tiên tại Trung Quốc
Đến đầu thế kỷ XI, triều đình Trung Quốc đã cho phép 16 cơ sở kinh doanh tư nhân, tức "ngân hàng" phát hành các tờ tiền hóa đơn. Bất ngờ đến năm 1023, triều đình đã giành lấy hoạt động tư nhân này và thành lập một công sở phát hành tiền giấy với nhiều loại giá trị khác nhau và được bảo đảm bằng những khoản tiền ký thác. Tiền giấy do triều đình phát hành có ghi rõ nó chỉ có giá trị trong 3 năm, kèm theo ngày phát hành và ngày thu hồi.
Để tạo “thanh khoản” cho những tờ tiền hóa đơn mới phát hành này, triều đình yêu cầu tiền thuế và các khoản thu khác từ các địa phương chuyển về kinh đô theo phương thức này. Các tờ tiền hóa đơn cũ – “ngân phiếu” của các thương nhân trước đây vẫn được sử dụng nhưng nay do các quan chức của triều đình phát hành tại kinh đô và có thể mang về các địa phương đổi lấy hàng hoá như muối, chè,...
Ban đầu lượng tiền giấy phát hành đều được đảm bảo bởi số lượng vàng bạc tương ứng. Tuy nhiên dần dà triều đình đã phát hành tiền giấy một cách vô tội vạ. Năm 1126 đã có 70 triệu "điếu" (một "điếu" bằng một nghìn đồng tiền) đã được chính thức phát hành, phần lớn không có khoản tiền ký thác nào bảo đảm, do đó đã sinh ra nạn lạm phát khá trầm trọng.
Tiền giấy Trung Quốc đã không có nhiều cơ hội tiếp tục phát triển do những hạn chế về chính trị. Năm 1455, triều đại nhà Minh đã ban hành nhiều biện pháp hạn chế tiền giấy đồng thời đóng cửa nhiều trung tâm tài chính lúc đó. Từ đó tiền giấy Trung Quốc hầu như không được nhắc đến nữa.

Lịch sử phát triển ngân hàng ở Châu Âu: câu chuyện người thợ kim hoàn

Nếu ngươi cho một người trong dân Ta, một người nghèo ở với ngươi vay tiền, thì ngươi không được xử với nó như chủ nợ, không được bắt nó trả lãi.
Sách Xuất Hành, Bộ Luật Giao Ước mà Đức Chúa Trời ban cho Mô-sê 22:24
Cùng lúc đó người Châu Âu hầu như không biết gì về Trung Quốc. Một sự kiện rất nổi tiếng và được coi là đem lại những hiểu biết đầu tiên của châu Âu về Trung Quốc là cuộc phiêu lưu của một người Italia tên là Marco Polo đến Trung Quốc vào thế kỷ XIII. Cuộc phiêu lưu này được chính Marco Polo kể lại bằng một cuốn hồi ký làm xôn xao dư luận châu Âu thời đó vì vô vàn những điều mới lạ. Trong đó, ông có trình bày về cách sản xuất và lưu hành tiền giấy. Khi đó, tiền giấy là một điều hoàn toàn mới lạ ở châu Âu, nhiều người tỏ ra không tin và nghi ngờ giá trị của một loại tiền được làm bằng giấy. Thực tế, chế độ bản vị vàng ở Âu Châu được duy trì đến tận thế kỷ 19 khi quy định các tờ giấy bạc do NHTW Anh (BOE) phát hành đều có thể được quy đổi ra vàng.
Tiền giấy đã ra đời ở Âu Châu khoảng thế kỷ 14. Tuy ra đời sau Trung Quốc nhưng với bản tính chủ động của người phương Tây, tiền giấy đã có một bước phát triển mạnh mẽ hơn cùng với sự phát triển của ngành ngân hàng. Giống như trường hợp của Trung Quốc, tiền giấy ở Âu Châu ban đầu có dạng tiền hóa đơn khi được những người thợ kim hoàn (những người được giao trọng trách đúc những đồng tiền kim loại) phát hành cho số vàng bạc nhận ký gửi và thu phí từ hoạt động này.
Khi tiền bạc được đưa vào kho, thợ kim hoàn sẽ đưa cho người chủ một tờ giấy biên nhận viết tay cho phép anh ta được rút tiền bất cứ lúc nào. Đầu tiên, cách duy nhất để lấy tiền ra khỏi kho là chủ nhân phải đích thân trình hóa đơn. Tuy nhiên, cuối cùng thì người ta cũng quen với việc chủ nhân ủy quyền hóa đơn cho bên thứ ba đến xuất trình và rút tiền.
Khác với "ngân phiếu" của Trung Quốc chỉ lưu hành trong một tầng lớp thương nhân và quý tộc giàu có bởi mệnh giá của nó rất lớn, tiền hóa đơn của Âu Châu xuất hiện cả trong đời sống thường nhật. Những người ký gửi vàng đem những tờ tiền hóa đơn đi trao đổi mua bán. Họ nghiệm thấy thật sự rất tiện lợi. Những tờ giấy này thuận tiện hơn những đồng xu nặng trịch rất nhiều, đặc biệt không phải vác cả thùng vàng để thanh toán trong những giao dịch mua bán lớn!
Những người ký gửi vàng đã nảy ra một sáng kiến: yêu cầu những người thợ kim hoàn phát hành không chỉ một hóa đơn cho toàn bộ số vàng ký gửi mà là nhiều hóa đơn có giá trị nhỏ hơn, với tổng số không thay đổi và trên đầu mỗi hóa đơn có in dòng sau: TRẢ CHO NGƯỜI CẦM PHIẾU KHI ĐƯỢC YÊU CẦU. Như vậy họ có thể đem những tờ hóa đơn mệnh giá nhỏ trao đổi trong những giao dịch có giá trị nhỏ. Việc bắt đầu sử dụng loại hóa đơn giấy thay cho tiền kim loại trở nên ngày càng phổ biến hơn, miễn là số vàng còn trong kho như cam kết thì tờ hóa đơn luôn được tin tưởng trong giao dịch. Hình thức ngân hàng đầu tiên của Âu Châu được hình thành, với chức năng chính lúc này là định giá, trao đổi và giữ an toàn cho những đồng tiền của người gửi. 
Những tờ hóa đơn ký gửi vàng nhanh chóng được chấp nhận trong giao dịch mua bán vì những tiện ích đem lại.
Bây giờ, để hiểu về sự phát triển của hệ thống ngân hàng của châu Âu, chúng ta đến với câu chuyện một người thợ kim hoàn tên là Snake. Trong nhiều năm, người thợ kim hoàn này cho thuê một kho giữ vàng, phát hành những tờ tiền hóa đơn được đảm bảo bởi vàng trong kho và thu phí từ việc cho thuê này. Snake là một người tinh khôn, qua quan sát nhiều năm anh ta nhận ra điều này: những người ký gửi vàng hiếm khi đến rút số vàng thật của họ, và họ không bao giờ đến cùng một lúc vì những tờ tiền hóa đơn mà Snake phát hành được trao đổi rộng rãi như là vàng thật.
Cùng lúc đó, Snake còn có một nghề kinh doanh khác nữa: anh ta cho vay vàng và tính lãi. Đơn giản Snake đem cho vay những đồng tiền vàng của chính mình và thu lãi như là khoản phí chi trả cho việc cho vay. Và khi những tờ hóa đơn ký gửi vàng được chấp nhận trong thanh toán, người vay bắt đầu yêu cầu khoản vay dưới dạng tiền hóa đơn thay vì kim loại thật.
Khi ngành kinh doanh cho vay lấy lãi này mở rộng hơn nữa, càng có nhiều người hỏi vay Snake. Nhưng số vàng mà Snake tích trữ cũng có hạn. Đứng trước những khoản lợi nhuận kếch xù từ việc cho vay Snake đã bị cám dỗ và nảy sinh một ý tưởng man trá!
Đứng trước sự cám dỗ của lợi nhuận từ việc cho vay lấy lãi, Snake đã có một ý tưởng man trá!

Snake biết rằng rất ít người ký gửi vàng thực sự rút số vàng của mình ra. Vì vậy, anh ta nhận thấy rằng mình có thể dễ dàng cho vay những tờ tiền hóa đơn mới ứng với số vàng của khách hàng ký gửi, không phải từ số vàng của chính anh ta nữa! Trong trường hợp những người vay tờ hóa đơn mới này đi trao đổi hàng hóa và thanh toán bằng những tờ hóa đơn mới, nếu sau đó những người cầm tiền hóa đơn mới có đến đòi vàng bạc thì Snake sẽ lấy số vàng bạc của những người ký gửi vàng đem trả. Cứ miễn là những người vay tiền hóa đơn mới này trả được nợ, những khách hàng ký gửi vàng của anh ta sẽ không mất mát gì! Vấn đề sẽ chỉ trở nên phức tạp khi Snake bị xù nợ! (Lưu ý: Chúng ta tạm gọi tờ tiền hóa đơn mới mà Snake phát hành là tiền hóa đơn cấp 1)
Cách suy nghĩ của anh ta đã vi phạm lời hứa với người ký gửi vàng bạc khi hứa bảo quản số vàng cho họ. Trong trường hợp những người ký gửi vàng với tờ tiền hóa đơn cũ và những người cầm những tờ tiền hóa đơn cấp 1 đến cùng lúc đòi vàng của Snake thì Snake không đủ số vàng để trả cho họ. Snake chỉ đang đặt cược là tất cả mọi người đều không đến rút vàng! Và người thợ kim hoàn hiền lành xưa bây giờ giống một nhân viên ngân hàng hiện đại khi mang tiền của người gửi đem đi cho vay lấy lãi.
Hằng năm liền Snake bí mật hưởng lợi nhuận từ lãi suất của những người khác. Trở thành một nhà cho vay nổi tiếng, anh ta dần dần giàu hơn những người bạn khác trong thị trấn và anh ta khoe khoang về điều đó. Mối nghi ngờ dấy lên rằng anh ta đang tiêu tiền của người ký gửi! Những người ký gửi tập hợp lại và đe dọa sẽ rút hết vàng nếu Snake không minh bạch về sự giàu có mới của mình.
Mối nghi ngờ dấy lên rằng Snake đang tiêu tiền của người ký gửi!
Trái ngược với suy nghĩ của mọi người, điều này không hề là một thảm họa với Snake. Mặc dù có sự gian dối trong âm mưu của mình nhưng ý tưởng của anh ta có tác dụng. Khi người ký gửi đến kiểm tra kho vàng, họ không hề mất gì cả, vàng của họ hoàn toàn an toàn trong két của người thợ kim hoàn! Họ không biết rằng thảm họa xảy ra thực sự với Snake khi họ với tờ tiền hóa đơn cũ và những người cầm tiền hóa đơn cấp 1 cùng đến đòi vàng! 
Bây giờ thay vì đòi lại vàng, những người ký gửi tiền yêu cầu Snake, bây giờ đã là nhân viên ngân hàng, trả họ một phần lãi suất. Và đó là tiền thân của ngành ngân hàng Âu Châu hiện đại! Nhân viên ngân hàng trả lãi suất thấp cho những người gửi tiền và sau đó cho vay với lãi suất cao hơn. Sự chênh lệch đó giúp chi trả các chi phí cho hoạt động của ngân hàng và sinh ra lợi nhuận. Tính logic của hệ thống này rất đơn giản và như là một cách hợp lý để đáp ứng nhu cầu tín dụng.
Snake quả thực không hài lòng với khoản doanh thu còn lại vì phải chia lãi suất thu được với những người gửi tiền. Thêm nữa nhu cầu tín dụng tăng nhanh chóng khi châu Âu vươn rộng ra cả thế giới! Điều anh ta buồn phiền là những khoản cho vay của anh ta bị giới hạn bởi lượng vàng của những người ký gửi và số vàng của chính anh ta. Bị mờ mắt bởi khoản lãi do việc cho vay đem lại, anh ta đã nảy sinh ra một ý tưởng man trá hơn nữa!
Nhu cầu vay để làm ăn kinh doanh tăng nhanh chóng khi châu Âu vươn rộng ra cả thế giới nhưng những khoản cho vay của Snake bị giới hạn bởi số vàng của những người ký gửi và số vàng của chính anh ta.

Bởi vì không có ai ngoại trừ anh ta biết thực sự có bao nhiêu vàng trong két của mình, anh ta có thể phát hành những tờ hóa đơn mới cấp 2 (phân biệt với tiền hóa đơn cấp 1) dựa trên số vàng không thực sự tồn tại! Miễn rằng những người vay những tờ tiền hóa đơn mới cấp 2 này trả được nợ bằng số vàng đúng hạn, Snake sẽ có số vàng để trả cho những người cầm tiền hóa đơn cấp 2 này phòng trường hợp họ đến đòi vàng. Snake đang tạo tiền vay từ chính khoản nợ của người vay những tờ tiền hóa đơn mới cấp 2.
Anh ta đang đánh đu với tử thần! Snake đang đánh cược rằng miễn là những người giữ ký gửi vàng, những người cầm tiền hóa đơn cấp 1 và tiền hóa đơn mới cấp 2 không tới két cùng một lúc và đòi vàng thật, làm sao mọi người có thể phát hiện ra được?
Phương pháp mới này hoạt động rất hiệu quả và Snake trở nên vô cùng giàu có nhờ việc thu lãi từ số vàng không hề tồn tại. Ý tưởng tạo tiền từ khoản nợ của người đi vay nằm ngoài sức tưởng tượng của mọi người. Ban đầu Snake tạo tiền vay từ chính số vàng của mình, sau đó từ số vàng của những người ký gửi và cuối cùng tạo tiền từ chính những khoản nợ của người đi vay. Cứ miễn rằng người đi vay trả số vàng đúng hạn thì Snake lại có thêm vàng phòng trường hợp có người cầm tờ hóa đơn mới cấp 2 đến đòi vàng! Ai muốn vay bao nhiêu thì Snake đều có khả năng cho vay! Khả năng tạo tiền của Snake là vô giới hạn!
Trong một thời gian dài không ai để ý đến điều này. Tuy nhiên, dần dà lượng cho vay không giới hạn của Snake cùng với sự giàu có phô trương của anh ta một lần nữa dấy lên sự hoài nghi của nhiều người. Một vài người đi vay bắt đầu đòi vàng thật thay vì những tờ tiền hóa đơn giấy đại diện. Tiếng đồn bắt đầu lan xa. Đột nhiên vài người gửi tiền giàu có rút hết vàng của họ. Trò chơi kết thúc. Một biển người đi vay đổ dồn về con phố trước cửa ngân hàng của Snake đã đóng cửa. Nhân viên ngân hàng của Snake không hề có đủ vàng và bạc để trả hết cho những tờ giấy “lộn” anh ta đã giao vào tay họ. Đây được gọi là “run on the bank” - tất cả mọi người đều đổ xô tới ngân hàng, và cũng là điều mà mọi nhân viên ngân hàng sợ nhất.
Snake bỏ chạy với số vàng bỏ mặc những nhân viên của mình đối diện với biển người tới rút tiền.

Trên đây là câu chuyện về quá trình lừa đảo của thợ kim hoàn Snake. Từ chức năng ban đầu đơn thuần chỉ định giá, trao đổi và giữ an toàn cho những đồng tiền của người gửi, Snake do mờ mắt với khoản lợi nhuận đến từ thu lãi cho vay nên đã bắt đầu tiến hành cho vay trên khoản vàng của người ký gửi, rồi tạo tín dụng từ nợ của người đi vay và cuối cùng phá sản khi mọi người đổ xô tới rút tiền. Đây không phải là câu chuyện bị đặt! Gần như hầu hết các ngân hàng châu Âu thế kỷ 15 và 16 đều theo công thức này. Chúng ta sẽ lấy ngân hàng Venice và ngân hàng Amsterdam sẽ được lấy làm ví dụ để minh chứng.

Lịch sử phát triển ngân hàng ở Châu Âu: ngân hàng Venice và Amsterdam

Ở Châu Âu, các ngân hàng đầu tiên nhận tiền gửi đã sớm xuất hiện tại Hy Lạp. Chúng cũng được biết đến ở Ấn Độ vào thời Alexander Đại đế, ở Damascus vào năm 1200, ở Barcelona – Tây Ban Nha vào năm 1401 hay đóng vai trò như một phần của hệ thống kho chứa ngũ cốc công cộng tại Ai Cập. Tuy nhiên, ngân hàng thành phố Venice mới là cái nôi của hoạt động ngân hàng ở Âu Châu và gần như là toàn bộ thế giới phương Tây.
Tính đến năm 1361, tình trạng lạm dụng hoạt động ngân hàng ở đây thường xuyên đến mức hội đồng thành phố phải thông qua một đạo luật cấm các chủ ngân hàng tham gia bất kì hoạt động thương mại nào khác, do đó ngăn chặn họ sử dụng quỹ tiền gửi để tài trợ cho các doanh nghiệp của mình, điều mà trước đây luôn cám dỗ họ. Họ buộc phải công khai sổ sách và kho dự trữ vào bất kì thời điểm hợp lý nào. Vào năm 1524, thành phố thành lập một hội đồng thẩm định ngân hàng. Hai năm sau, tất cả các ngân hàng phải thanh toán nợ với nhau bằng tiền mặt thay vì bằng ngân phiếu.
Tuy nhiên, bất chấp các biện pháp phòng ngừa, ngân hàng lớn nhất tại thời điểm đó, The House of Pisano and Tiepolo, đã chủ động cho vay bằng quỹ tiền gửi và buộc phải đóng cửa do mất khả năng chi trả cho người gửi vào năm 1584. Chính phủ dùng những tài sản còn lại sau vụ đổ vỡ và lập ra ngân hàng trung ương Banco delta Piazza del Rialto. Tiếp thu bài học từ kinh nghiệm phá sản trước đó, ngân hàng mới phải tuân thủ yêu cầu không cung cấp các khoản vay. Không có lợi nhuận từ hoạt động phát hành tín dụng, ngân hàng chỉ được trang trải chi phí từ các loại phí như: phí gửi tiền, phí giao dịch ngoại tệ, phí chuyển tiền thanh toán giữa các khách hàng và phí dịch vụ công chứng. Ngân hàng này nhanh chóng phát triển thịnh vượng và trở thành trung tâm của hoạt động thương mại tại thành phố Venice. Giấy biên nhận của nó được chấp nhận rộng rãi ngay cả tại nước ngoài.
Thật không may, cùng với thời gian, bài học phá sản của ngân hàng The House of Pisano and Tiepolo trước đây dần trôi vào dĩ vãng, thượng viện Venice cuối cùng đã không thể kiên định trước sự cám dỗ của tín dụng. Do buộc phải xoay xở tiền bạc trong khi không thể đối diện với cử tri nếu tăng thuế, các chính trị gia quyết định ủy quyền cho một ngân hàng mới không bị hạn chế đối với các khoản tín dụng và “vay” tiền từ ngân hàng đó. Vì vậy, vào năm 1619, ngân hàng Banco del Giro được thành lập và ngay lập tức tạo ra tiền từ con số không, hay đúng hơn tạo tiền từ khoản nợ của người đi vay như Snake đã làm, nhằm mục đích tạo nguồn vay cho chính phủ. Mười tám năm sau, nó bị sáp nhập vào một ngân hàng mới và tia sáng đầu tiên trong lịch sử của hoạt động ngân hàng hiệu quả lóe lên rồi tắt ngấm.
Trong suốt thế kỉ 15 và 16, các ngân hàng mọc lên ở khắp châu Âu. Tuy nhiên, hầu hết chúng đều đi theo vết xe đổ trước đó, trục lợi bằng việc cho vay những khoản tiền không thực sự có sẵn. Chúng tạo ra những khoản nợ vượt quá lượng dự trữ, và kết quả là tất cả đều thất bại. Điều này không có nghĩa là giới chủ và giám đốc đều chịu chung số phận với ngân hàng của mình! Họ đã cao chạy xa bay để lại những người gửi tiền mất một phần hoặc toàn bộ tài sản vì đã giao phó chúng cho họ, nơi cất giữ tiền “an toàn”.
Ngân hàng Banco del Giro
Chỉ đến khi ngân hàng Amsterdam được thành lập vào năm 1609, chúng ta mới tìm thấy ví dụ thứ hai của hoạt động hiệu quả của ngân hàng, và kết quả dường như giống với những gì ngân hàng Banco della Piazza del Rialto. Ngân hàng chỉ chấp nhận tiền gửi và kiên quyết từ chối cho vay. Thu nhập của ngân hàng đến từ phí dịch vụ. Tất cả các khoản thanh toán trong và xung quanh Amsterdam sớm được thực hiện bằng tiền giấy do ngân hàng phát hành và trên thực tế, chúng có giá trị cao hơn tiền xu. Người ta yêu cầu những người đứng đầu thị xã và hội đồng thành phố phải tuyên thệ hằng năm rằng quỹ dự trữ bằng tiền xu còn nguyên vẹn.
Tuy nhiên, các nguyên tắc của sự trung thực và kiềm chế không tồn tại lâu dài. Sự cám dỗ từ lợi nhuận của việc “vẽ” ra tiền là quá lớn. Ngay từ năm 1657, các cá nhân đã được phép viết chi phiếu vượt quá số tiền trong tài khoản của họ. Tất nhiên, điều này có nghĩa là ngân hàng đã tạo ra tiền từ chính khoản nợ của họ. Trong những năm sau đó, các khoản cho vay rất lớn đã được trao cho công ty Đông Ấn Hà Lan (Dutch East Indies). Sự thật này cuối cùng cũng bị vạch trần trước công chúng vào tháng 1 năm 1790, kéo theo nhu cầu rút tiền gửi tăng dần. Bởi vậy, mười tháng sau, ngân hàng tuyên bố phá sản và bị mua lại bởi ngân hàng City of Amsterdam.

Giấc mơ có thật

Khi bạn hỏi một đứa trẻ có giấc mơ gì vào dịp Tết. Câu trả lời là nó mong muốn thật nhiều bao lì xì chứa đầy những tờ tiền đô – la xanh!
Khi bạn hỏi một người thanh niên trẻ tuổi có giấc mơ gì khi trưởng thành. Câu trả lời là thành đạt, có công việc đem lại thật nhiều tiền để đưa vợ đẹp, con ngoan và mấy cô bồ (nếu có) đi du lịch đó đây!
Khi bạn hỏi một người con gái đến tuổi “cập kê” mong ước gì. Câu trả lời là được lấy chồng đại gia (không thì thiếu gia cũng được), có thật nhiều tiền để shopping khoe với bạn bè!
Khi bạn hỏi một người lao động bình dân Trung Quốc (những người lao động sống trong các khu trọ tập thể rất đông đúc, làm việc 70 giờ mỗi tuần, đi lại bằng phương tiện giao thông công cộng, ăn mỳ và cơm, có rất ít tiện nghi và giải trí) có mong ước gì nhất. Câu trả lời là có công ăn việc làm ổn định và dành dụm được khoản tiền ít ỏi để chuyển về quê nhà để giúp đỡ cha mẹ già hoặc người thân khác trong gia đình họ – những người ở nông thôn không được hưởng an sinh xã hội!
Khi bạn hỏi một người Mỹ về giấc mơ của họ. Câu trả lời là có nhà, có xe hơi và các trường học tốt cùng với việc làm ổn định. Tất nhiên, giấc mơ Mỹ không chỉ đơn thuần về vật chất! Nó còn là một giấc mơ về trật tự xã hội mà trong đó mọi đàn ông và đàn bà sẽ có thể đạt được tầm vóc đầy đủ với cái khả năng bẩm sinh của mình, và được những người khác công nhận họ vì những gì của chính họ, không phân biệt môi trường hoàn cảnh sinh ra hay địa vị ngẫu nhiên của họ!
Khi bạn hỏi giấc mơ của một chủ ngân hàng là gì? Anh ta với niềm “khát khao” phục vụ mọi người muốn “hô biến” tất cả mơ ước của mọi người thành hiện thực dù anh ta biết tất cả những ước mơ này sẽ tự triệt tiêu nhau vì của cải, “sắc đẹp” trên thế giới này là có hạn! Anh ta chỉ muốn đứng ngoài cuộc chơi khốc liệt này và thu lãi từ việc cho vay. Anh ta luôn khao khát được như Snake, tạo khoản tiền cho vay không giới hạn từ khoản nợ của người đi vay để cho tất cả mọi người có thể vay nợ thỏa mãn giấc mơ của mình.
Tất cả các giấc mơ của những đứa trẻ đến những thanh niên trưởng thành, của người lao động đến tầng lớp doanh nhân đều có thể trở thành nỗi ác mộng thực sự với họ do sự giành giật, tranh đoạt khốc liệt trong cuộc sống. Nhưng con người với niềm tin rằng sẽ điều khiển được tất cả mọi sự theo ý muốn của mình đã lựa chọn biến “giấc mơ” của chủ ngân hàng thành sự thật trong thế kỷ 21!
Giấc mơ của chủ nhà băng đã trở thành hiện thực trong thế kỷ 21!
Ngày nay các ngân hàng ở Châu Âu và ở Mỹ đều có quyền năng tạo tiền từ tạo ra tiền từ không khí (create money out of thin air), hay đúng hơn là họ tạo ra tiền từ những khoản nợ của người đi vay như trường hợp anh chàng Snake của chúng ta. Lấy trường hợp các ngân hàng của Anh làm ví dụ đơn cử.
Số tiền mà các ngân hàng Anh tạo ra không phải là tiền giấy (paper money) mang logo của ngân hàng trung ương Anh (BoE) thuộc sở hữu của chính phủ. Dù tiền giấy ngày nay là loại tiền pháp định và không có giá trị nội tại như vàng nhưng chúng ta hãy cứ tưởng tượng tiền giấy đại diện cho những thỏi vàng ký gửi cho Snake. Còn những tờ hóa đơn cấp 1 và cấp 2 là gì? Đó là khoản tiền gửi điện tử (the electronic deposit money) nhấp nháy trên màn hình khi bạn kiểm tra số dư tài khoản (account balance) của mình tại máy ATM!
Như những tờ tiền hóa đơn cấp 1 và cấp 2 của Snake, chúng ta được hứa là nếu đến các ngân hàng của Anh đổi ra các tờ tiền giấy bạc Bảng Anh dựa trên số dư tài khoản tiền gửi điện tử thì đều được đáp ứng nhu cầu. Nhưng thực tế, bằng cách dùng thẻ ghi nợ (debit card) và dịch vụ internet banking, chúng ta thường quen mua bán hàng hóa thông thường qua những tài khoản tiền gửi này. Và ít người đến ngân hàng đòi rút giấy bạc ngân hàng vì tính tiện lợi của nó. Như vậy bằng cách tạo nên những tài khoản tiền gửi điện tử (the electronic deposit money), các ngân hàng Anh có thể tạo ra một sự thay thế cho tiền như Snake đã làm.
Và thật bất ngờ, cũng giống như trường hợp của Snake, ngày nay các khoản tiền ký gửi của khách hàng đều được mang đi cho vay và các ngân hàng Anh cũng có quyền hạn tạo tiền vô giới hạn từ các khoản nợ của người đi vay! Miễn rằng người đi vay nợ trả được tiền đúng hạn, thì ngân hàng sẽ có tiền để phòng trường hợp có người mang tới tiền hóa đơn cấp 2 như của Snake.
Mỗi một khoản vay mới thì là lúc mà ngân hàng tạo ra tạo ra tiền mới. Có thể bạn nghi ngờ làm sao các ngân hàng châu Âu lại có thể làm như vậy! Nhưng đây thực sự là kiến thức phổ biến đối với những người quản lý hệ thống ngân hàng. Tháng 3 năm 2014, Ngân hàng Trung ương Anh đã thẳng thắn thừa nhận việc này khi phát hành một báo cáo tên là "Sự tạo tiền trong nền kinh tế hiện đại (Money Creation in the Modern Economy)", nơi họ tuyên bố rằng:
Ngân hàng thương mại tạo ra tiền, dưới hình thức tiền gửi ngân hàng (bank deposits), bằng cách tạo những khoản vay mới (new loans). Khi một ngân hàng cho vay, ví dụ như cho một ai đó một khoản thế chấp để mua nhà, thì về cơ bản không đưa cho khách hàng hàng ngàn bảng Anh tiền giấy. Thay vào đó, nó ghi vào bên có của tài khoản ngân hàng của khách hàng với một khoản tiền gửi ngân hàng (a bank deposit) bằng quy mô của khoản thế chấp. Tại thời điểm đó, tiền mới được tạo ra. (At that moment, new money is created)
(Bản gốc ở đây của báo cáo ở đây:
Sir Mervyn King, Thống đốc Ngân hàng Trung Ương Anh từ năm 2003-2013, gần đây đã giải thích điểm này tại một cuộc họp của các doanh nhân: "Khi ngân hàng cho khách hàng vay, họ tạo ra tiền bằng cách ghi vào bên có vào tài khoản của khách hàng."
Và ông Martin Wolf, một thành viên của Ủy ban Độc lập về Ngân hàng, nói thẳng thắn trên tờ Financial Times rằng: "bản chất của hệ thống tiền tệ hiện nay là sự sáng tạo ra tiền, từ không khí (out of nothing), bởi các khoản vay ngu ngốc của các ngân hàng tư nhân”.
Bằng cách tạo ra tiền dưới dạng tài khoản tiền gửi ngân hàng (bank deposits), các ngân hàng đã tăng số tiền trong nền kinh tế bình quân 11,5% một năm trong 40 năm qua. Điều này đã đẩy giá nhà cửa và giá cả các hàng hóa khác lên cao suốt một thế hệ. Hiện tại, số tiền này (tiền gửi ngân hàng – bank deposits) chiếm hơn 97% tổng số tiền trong nền kinh tế. Chỉ có 3% tiền vẫn còn ở dạng tiền mặt cũ (tiền giấy, tiền xu) mà chúng ta có thể chạm vào.

Khác với Snake và các ngân hàng ở ngân hàng Venice & Amsterdam, các nhà băng ngày nay sẽ không bị phá sản khi có một đợt đổ xô đến rút tiền vì họ có chính phủ chống lưng nên có thể “in tiền” ồ ạt để thanh toán. Điển hình là cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008. Để giải cứu các ngân hàng và hệ thống tài chính, các NHTW lớn đã bơm tiền ồ ạt với lý do biện hộ là kích thích nền kinh tế, thực chất là do quá trình cho vay vô tội vạ của hệ thống ngân hàng. Tổng cộng bảng cân đối kế toán của 3 NHTW lớn nhất thế giới là Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED), NHTW châu Âu (ECB) và NHTW Nhật Bản (BOJ) đã lên tới 13.000 tỷ USD, lớn hơn cả quy mô nền kinh tế lớn thứ hai thế giới là Trung Quốc hoặc nhỉnh hơn 1 chút so với GDP của cả khu vực eurozone.
Không như vàng có số lượng nguồn cung hạn chế và phải khai thác rất mất công sức nên quá trình cho vay của Snake và các ngân hàng ở ngân hàng Venice & Amsterdam bị dừng lại và sẽ bị phá sản khi có đợt rút tiền hàng loạt, ngày nay các nhà băng đã có thể vẽ ra tiền từ “không khí” như Snake và có chính phủ chống lưng in tiền phòng trường hợp có đợt đổ xô đến ngân hàng rút tiền. Giấc mơ của những chủ ngân hàng đã trở thành sự thật.
Tuy nhiên giấc mơ này có thể trở thành cơn ác mộng thật sự khi không còn người nào đến vay tiền ngân hàng nữa vì quá trình tạo tiền từ “không khí” của các chủ ngân hàng là từ các khoản vay nợ. Nhưng điều này có lẽ không bao giờ xảy ra vì hầu như con người nào trong xã hội loài người đều nuôi dưỡng những đam mê của riêng mình. Và muốn nuôi dưỡng đam mê thì phải có tiền! Và việc đến hệ thống ngân hàng vay tiền sẽ nuôi dưỡng giấc mơ của những chủ nhà băng hiện đại mãi mãi!
Có thể các bạn cho rằng việc đến ngân hàng vay tiền và ngân hàng thu lãi là chuyện hợp tình hợp lý! Nhưng khi những khoản vay này đến từ “không khí” và không có gì đảm bảo trong khi nhà băng lại bắt chúng ta cam kết trả nợ, thế chấp tài sản, của cải cho việc vay nợ thì liệu có quá vô lý chăng! Chúng ta phải đối mặt với rủi ro thất nghiệp, kinh doanh bết bát do cạnh tranh, mất nhà cửa, vợ con trong khi đó các chủ ngân hàng vô tư kiếm những khoản lãi trên công sức lao động của chúng ta và không bao giờ lo bị phá sản và thất nghiệp. Nếu dùng từ chính xác để mô tả cho việc làm này thì chỉ có thể dùng từ: nô lệ thời hiện đại. Giấc mơ bóc lột vĩnh cửu nhân loại trong thế kỷ 21 của giới tài phiệt và chính trị gia đã trở thành sự thật! 
NHỮNG NỖ LỰC NHẰM ĐƯA RA HỆ THỐNG TIỀN TỆ THẾ GIỚI Ở CHÂU ÂU
[SỨ ĐIỆP CHÚA JESUS BAN CHO TIÊN TRI MARIA DIVINE MERCY NGÀY 9 THÁNG 12 NĂM 2011]
Con gái yêu dấu của Cha, Cha hết sức mong muốn con cái của Cha, đặc biệt là những người đang đau khổ ở Châu Âu dưới sự áp bức, sẽ quay về với Thiên Chúa Cha để có được sự trợ giúp.
Tổ chức độc ác mà Cha đã đề cập đến rất nhiều lần, giờ đây đang tiến gần hơn trong nỗ lực của họ để kiểm soát tất cả con cái đáng thương của Cha ở Châu Âu.
Họ là những con chốt vô tội trong một kế hoạch tàn nhẫn nhằm đưa ra một hệ thống Tiền Tệ Thế Giới để kiểm soát toàn bộ Châu Âu. Các con phải cầu nguyện hết lòng vào lúc này để cầu xin sự trợ giúp từ Thiên Chúa là Cha Toàn Năng.
Hỡi các con, đừng bao giờ đầu hàng trước cuộc bách hại mà người ta đang bí mật hoạch định. Hãy cầu nguyện để giảm thiểu những sự bách hại này. Hãy khẩn cầu Thiên Chúa Cha, nhân Danh Chúa Giêsu Kitô, Con yếu dấu của Người, để ngăn chặn cuộc khủng hoảng này và hãy cầu nguyện thế này:
“Lạy Thiên Chúa là Cha, nhân Danh Chúa Giêsu Kitô, Con yêu dấu Cha, con cầu xin Cha đừng để sự thù nghịch chế ngự con cái Cha. Xin bảo vệ tất cả con cái Cha trong thời buổi hỗn loạn này để chúng con có được bình an và sống tự do khỏi tên ác quỷ, theo đúng phẩm giá của chúng con.”
Con gái của Cha, những lời cầu nguyện có thể chấm dứt những kế hoạch hiểm ác này.
Như Cha đã từng nói, Thiên Chúa Cha Hằng Hữu sẽ trừng phạt những ai phải chịu trách nhiệm trong âm mưu độc ác này nếu họ không hoán cải và tin vào Đấng Tạo Hóa Toàn Năng.
Hãy tín thác vào Cha. Hãy tín thác vào Chúa Cha Hằng Hữu và cầu nguyện để cuộc bách hại này bị chặn đứng trước khi kế hoạch thực sự được thực hiện nhằm hủy diệt, kiểm soát và phá hủy các linh hồn lần cuối cùng.
Đấng Cứu Thế yêu dấu của các con
Chúa Giêsu Kitô
Đương nhiên giấc mơ có thật của các ông chủ ngân hàng đã phải trải qua quá trình “khổ tận cam lai” kể từ khi ngân hàng Venice và Amsterdam sụp đổ. Ở kỳ tiếp theo của bài viết Chiến tranh tiền tệ Mỹ - Trung chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ hơn về quá trình “khổ tận cam lai” này!

Chú ý: Các bạn có thể truy cập website https://sachsuthat.com/, chuyển ngữ từ website http://www.thewarning-secondcoming.com/ để tìm hiểu thêm những kế hoạch mà Đức Chúa Trời dành cho chúng ta ở thời đại này. Đây là lời mặc khải mà Thiên Chúa Ba Ngôi ban cho tiên tri Maria Divine Mercy từ năm 2010, bao gồm những tóm lược giáo huấn, giải thích các lời tiên tri và hướng dẫn tâm linh dành cho phần đông những người chưa có nhiều cơ hội tiếp cận Kinh Thánh. Đây là giai đoạn tận cùng của thời gian mà chúng ta đã biết, là cuộc chiến đấu cuối cùng giữa thiện và ác, ánh sáng và bóng tối. Trong cuộc chiến đấu này, nhân loại phải trải qua thời gian thanh tẩy đầy khó khăn như chiến tranh, nạn đói, và những thảm họa thiên nhiên như động đất, sóng thần, lũ lụt, hạn hán ... Chỉ những ai đón nhận và chuẩn bị sẵn sàng về linh hồn mới được cất lên để bước vào thời đại bình an mới ngay trên Trái Đất. Hẹn gặp lại các bạn trong những bài viết sau. Thân ái!