Lớn dần theo năm tháng, tôi mới hiểu được dư vị tuổi thơ. Sống vụ vơ, ngáo ngơ bên mấy đứa gọi là trẻ tru làng. Đã gần tuổi trường thành nhưng tôi nghĩ được sống trong hò hét, bay nhảy là hạnh phúc nhất. Có lẽ vì thế mà khi tôi gặm nhấm "Chiến binh cầu vồng" lòng tôi lại trỗi dậy những ánh sáng của thời bé. Chưa lần nào, đầu óc tôi lại quay về kí ức nhanh đến như vậy. Tác phẩm ' kì lạ' mở đầu với những tò mò tưởng chừng như không hiểu nổi. " Ngày đầu tiên đi học, mẹ dắt em đến trường, em vừa đi vừa khóc mẹ dỗ dành yêu thương. Câu hát đó hằn sâu trong trái tim tôi cho đến khi tôi đọc được dòng bút lắng sâu của Andrea Hibrata.
Ngày đầu tiên đi học của lũ trẻ trường Muhammadiyah nghèo lại hạnh phúc đến thế, dù hoàn cảnh chẳng lời nào tả được. Mỗi đứa một hoàn cảnh cùng với đó là ngôi trường xập xệ chưa ai biết nó đổ ập khi nào. Ấy vậy mà giấc mơ đi học của lũ trẻ miền biển, đứa thiểu năng, đứa quá tuổi lại kì diệu thế. Đọc những kí bút của nhà văn tôi được sống lại cái thời tí tẹo và may mắn hơn bao người. Một lớp học “10 học sinh" có lẽ là lớp học đặc biệt nhất tôi từng chạm đến. Ước mơ đi học của lũ trẻ cứ sống dai dẳng trong đầu tôi. Vui hơn hết tôi còn được hòa nhịp với nhưng trò đùa nghịch ngợm, kéo lũ bạn rồi vẳng chúng ra như phá - trò đùa không tên. Có ai biết tuổi thơ dữ dội nó đẹp đến nhường nào. Rồi tôi lần lượt đi qua từng trải nghiệm : là sự hiếu thắng của tuổi nhỏ, " đánh bạn rồi mai lại lành", giả vờ chết để chúng nó hết hồn, chơi. Viết ra hàng ngàn con chữ, dạy cho chúng nên người, cho chúng được bằng bạn bằng bè là nhưng ước muốn của ông bố bà mẹ nghèo, của thầy Harfan và cô Mus nhiệt huyết. Dù là một thiếu nữ tuổi 15 nhưng không tin nổi cô " là người hùng dũng đến thế", có tấm lòng yêu trẻ như vậy.
Đọc tác phẩm, hình ảnh người cô giáo tốt nghiệp THCS mang trên tay quyển sách, cầm trên tay nhưng mẩu phấn mòn mà miệng vân cười nói rôm rả. Có kì tích đặc sắc là trẻ em nghèo vân chiến đấu hết mình vì mục đích sống, quá đôi " vi diệu". Một nhân vật " dạy" cho tôi niềm đam mê mà Lenin đã viết " Học, học nữa, học mãi" đó là Lintang: vượt 40 cây số, qua bao nhiêu đèo núi, sông sâu, cá sấu rập rình. Ai biết chăng Lintang- một chàng trai " oai hùng" gặm nhấm từng định lí Issac Newton, Tam giác Pascal khi còn tiểu họ. Là học sinh THPT, hình học không gian đối với tôi là một cực hình với sức nặng hàng tá kí lô. Vậy mà đứa trẻ nghèo lại dễ dàng nắm vững trong lúc bé tí. Gọi cậu là một thần đồng siêu việt chẳng sai.
Trẻ em vẫn cứ vui khi đời nghèo khổ
 Cứ đọc rồi ai cũng sẽ ùa về trong kí ức, ùa về cả tình yêu bồng bột tuổi học trò mà có người nói với tôi " đó là tình yêu trong sáng nhất đó em lớn như anh thì làm gì có". Ikal đã yêu thầm A Ling khi còn học lớp 2 ư! . Ikal à! Chính bạn làm tôi yêu cái thời bé nhất ấy. Còn tí tẹo mà đã hiểu sự mãnh liệt của tình yêu, chở người yêu chẳng mải miết,, chạy như bay, hát vang mà còn ngã chỏng quèo xuống “ mương kèo". Học lớp 2 thôi nhé! Tình yêu đó tận 5 năm cơ đấy. Chờ người yêu đến nỗi đau bụng, độc đáo! Sự thất vọng trong tình yêu mới lớn " lại vi diệu" đến thế. Hai đứa còn ngồi xích đu, lãng mạn hơn tình yêu Romeo và Guiiet. Tim đập loạn ạ, trao cho nhau những bức thư gọi là " thư tình", là hối lộ nhưng kẻ "chim xanh" như hệt chúng lớn, mười tám, đôi mươi.
Tình yêu là đẹp vậy đó nhưng khi chia tay thì chẳng còn nhịp thở nào để đập. Nỗi đau gặm nhấm con tim khi mỗi ngày ngắm ngía phong thư tím và cuốn sách : Giá như họ có thể lên xuống của nàng tiên. Giá như hồi bé, tôi đã từng tương tư một người nào đó. Nhưng nếu không có thì chỉ cần đọc " chiến binh cầu vông" bạn sẽ hiểu tình yêu nó tuyệt vời thế nào. Hạnh phúc trong chờ đợi, đau đớn khi chia phôi. Không học hành, mệt mỏi vì nhớ " ngời yêu". Quay trở về ngồi trường Muhammadiyah là quay về với niềm vui đến lớp. Quên sao được hình ảnh chiến binh cầu vồng leo trèo lên cây filicium hóng hớt nghe Mahar kể chuyện thần bí, thằng Samson với thân hình như lực si mắc "bệnh thần kinh số 5” . Thầy Harfan nhiệt huyết bên bàn làm việc đến độ xa mãi ngồi trường. Tôi đã khóc, nước mắt nghẹn ngào khi đọc đến hình ảnh ngườii thầy tay lạnh cóng ngồi trên hàng ngàn tri thức - người cha của biển cả .
Càng đọc tôi càng thấm nhuần đắng cay của nhưng đứa bé mê học hơn ăn, đam mê cho việc học. Chúng đánh đổi mọi thứ để được đến lớp. Nhớ nhiều lần tranh cãi với ông thầy " hắc ám" Samadikun, những lần đấu trí với những đứa trường PN. Đọc truyện là sống với truyện,buồn cùng truyện , " Cảnh sầu người có happy đâu bao giờ".
Hi sinh việc học để gánh trên vai 14 miệng ăn của nhưng ông bà già, nhưng người chú đau ốm. Thần đồng siêu việt đã chẳng đến lớp- tinh thần của nhưng chiến binh cầu vồng không còn nguyên vẹn. Dù có bao nhiêu chuyện,đường xá xa xôi, trường " bị đe dọa' bởi nhưng máy xúc hùng hồn, nhiều lần đói meo không hề làm chùn bước được " anh". Nhưng đột nhiên, cha mất, nghịch cảnh trớ trêu đa cướp mất đi sự sống còn của tri thức. Đó là một bi kịch đau đớn của Chiến binh cầu vồng, của cô Mus, khi cô mất nửa linh hồn.
Sau 12 năm, Ikal vỡ òa khi gặp lại Lintang khi đôi vai gầy , người nhỏ bé đang còm lưng làm công cho PN. Xúc động đến tột cùng khi người giỏi nhất lớp học kì diệu ngày ấy lại khốn khổ đến vậy. Ước vọng làm nhà toán học đã vụt mất .Nỗi đau cứ chồng chồng chất chất ,Ikal cũng lần mò mãi mới tim ra được con đường,đích đến của chàng trai manh liệt.
Những câu từ trong tác phẩm, làm lòng tôi lắng sâu với hiều cảm xúc vui có, buồn có, hờn dỗi có và có cả nhưng ước mơ khát vọng. Tôi ấn tượng nhất là câu văn" tôi ghét những đứa giàu không hoc hành đàng hoàng".Nếu Andrea Hirata thì cuốn Giá như họ có thể sống là cuốn gối đầu, hỗ trợ tinh thần thì với tôi " Chiến binh cầu vồng” là sự giúp sức trên con đường thành công sắp tới.Đưa tôi đến nơi cần đến, giúp tôi đi trên con đường gập ghềnh, chắp cánh cho hoài bão của tôi được nâng cao . 
Và cám ơn những gì tác phẩm cho tôi : tuổi thơ diệu kì, sức mạnh của tinh thần vượt đau khổ và cả tình yêu học trò nưa.Cám ơn người đã tặng cho tôi cuốn sách ý nghĩa và nhân văn này .Người đó đã cho tôi có thê hi vọng sống vào một thế giơi với nhứng " gai hồng" phía trước.Hi vọng tôi sẽ tự sống để được đặc cách vào chiến binh cầu vồng vào một ngày không xa......Giá trị của cuốn sách được ví như "suối nguồn của tình yêu thương”.
Lớp học nghèo nhưng chan chứa hạnh phúc