Lần đầu tiên mình nghe về cụm từ Chernobyl là vào năm 2011. Đó là thời điểm chính phủ Nhật Bản buộc lòng phải xin lỗi cả thế giới và thải toàn bộ phần nước nhiễm xạ từ sự cố lõi hạt nhân trong nhà máy điện hạt nhân Fukushima, ra biển để cứu lấy người dân nơi đây. Theo ước tính, thảm hoạ này đã gây rò rỉ ra ngoài môi trường lượng phóng xạ tương đương với 40 lần mức năng lượng từ quả bom Little Boy tại Hiroshima. Nhưng thậm chí nó chỉ bằng 1/10 lượng phóng xạ do thảm họa Chernobyl gây ra.
Vốn dĩ có niềm đam mê và hứng thú bất tận về thảm họa thiên tai, (tất nhiên) mình đã phải lên Google ngay cụm từ Chernobyl. Và những tít báo “thảm họa hạt nhân lớn nhất lịch sử loài người”, “Gấp 400 lần quả bom nguyên tử Little boy – Hiroshima” “Sơ tán và tái định cư cho nửa triệu người” … xuất hiện làm mình không khỏi bị ấn tượng.
8 năm sau đó, câu chuyện về Chernobyl được đưa lên màn ảnh nhỏ. Với những thành công mà bộ phim đạt được tại thời điểm hiện tại, cùng với kịch bản chặt chẽ, diễn xuất ấn tượng, đây thực sự là 1 bộ phim high-end sáng giá mà HBO đã lấy lại được phong độ đỉnh cao của mình ở thể loại TV Series.
Ở đây, mình muốn nhìn nhận Chernobyl ở 3 khía cạnh:

Trận chiến giữa sự thật và dối trá – The cost of lies

Nói 1 chút về lịch sử, thảm họa Chernobyl làm Liên Xô gần như phá sản và dẫn đến hàng loạt những sự kiện lịch sử tiếp nối theo đó như sự kết thúc Chiến Tranh Lạnh Liên Xô – Mỹ (1989), sự sụp đổ của Liên Xô (1991) và sự hình thành các nước Đông Âu sau này … Bộ phim này ngoại trừ nói về thảm họa hạt nhân, nó còn vô cùng nặng về chính trị.
Phải nói ban đầu mình ko tin rằng người Mỹ làm phim về Liên Xô có thể cho được 1 cái nhìn khách quan về đề tài này được. Và góc nhìn được thể hiện qua tập 1 của bộ phim làm mình vô cùng mệt mỏi và đôi khi tức giận. Từng hành động, từng quyết định, từng lời nói dối trá của người chỉ huy và đội ngũ kĩ sư tại thời điểm đó đều dùng để che đậy sự thật. Và khi họ nói dối quá lâu, những lời nói dối ấy trở thành sự thật của bản thân họ. Đây cũng là tinh thần được thể hiện xuyên suốt series: Trận chiến của sự thật và lời dối trá và to lớn hơn, của hệ tư tưởng của những con người Xã hội chủ nghĩa ở Liên bang Xô Viết lúc bấy giờ.

But :))) who am I to judge? Đó là lịch sử, và không ai ở trong tình cảnh lúc đó có thể đủ tỉnh táo và nhận thức đúng sai như những AHBP ngồi ngoài màn hình như mình lúc này. Và mình cũng không muốn gây ra bất cứ sự tranh cãi liên quan tới chính trị nào chỉ vì ngồi viết cảm nhận về bộ phim mình yêu. Nên để trải nghiệm rõ hơn, làm ơn hãy xem phim đi nhé :D
Fact 1: Coi xong tập 1 mình mới đi đọc lại tài liệu về Chernobyl. Thì những tuyến nhân vật như Dyatlov, Akimov, Viktor hay Nicolai Fomin, Valeri Legasov đều có thật trong lịch sử với tên được giữ nguyên, thậm chí cả mối tình đẹp của anh lính cứu hỏa Vasily cũng được đưa lên phim làm nổi bật lên sự khắc nghiệt của thảm họa hạt nhân này.

Fact 2: Phần lớn reviews trên Imdb đều là của những người dân sinh ra và lớn lên trong giai đoạn cuối 80s tại Xô Viết lúc bấy giờ. Và 100% đều là phản hồi tích cực.

Phim lịch sử về thảm họa – The Horrors

Điều làm bạn bất ngờ khi xem Chernobyl, đó là cùng lúc với quá trình bụi phóng xạ ảnh hưởng không ít thì nhiều tới các nạn nhân trong phim, bằng 1 cách kỳ lạ nào đó, bộ phim cũng dần dần ám ảnh từng cấu trúc tế bào của bạn, cho đến khi bạn hoàn toàn bị chinh phục bởi nó thì thôi.

Bộ phim bắt đầu bằng phân cảnh thời hiện đại, và không thể nặng nề hơn, lại là 1 phân cảnh tự sát, điều đó set luôn tông của cả bộ phim: tông xanh đen tăm tối, nặng nề. Với bối cảnh đặc tả ở khu power plant, nơi thảm họa diễn ra và bị ảnh hưởng nặng nề nhất, 2 tập đầu của bộ phim như 1 cơn ác mộng trải dài không hồi kết. Các tập tiếp theo, tuy có tươi sáng hơn, cùng sự xuất hiện của những anh hùng lịch sử, nhưng đám mây chết chóc vẫn lẩn quẩn trên đầu những nhân vật trong phim. Giống như những bộ phim tài liệu được dựng lại với những bản nhạc không lời đan xen cùng nỗi lo thường trực của người xem về những điều đáng sợ sắp xảy tới.
Reality is the scrariest genre of all - Youtube comment
Mình vô cùng ấn tượng với cảnh người dân tập trung ở cây cầu ngắm nhìn cột khói bốc lên ở Chernobyl. Họ chiêm ngưỡng quang cảnh giữa bụi tro (hay phần lớn là bụi phóng xạ) bay trong không khí. Cảnh quay slow-motion cùng tiếng nhạc du dương và những shot đặc tả thật chậm những lọn tóc bay trong gió, gương mặt có phảng phất sự lo âu nhưng vẫn bình thản khi vẫn chưa hay biết tai ương sắp ập đến của người dân thị trấn.

Fact: Tất cả những người dân này đều chết không lâu sau đó. Cảnh này nổi tiếng đến mức được đặt tên là “The bridge of death” – Cây cầu của sự chết chóc

Anh hùng không cần sức mạnh phi thường – The sacrifice

Nhắc đến “anh hùng”, chúng ta luôn nghĩ đến những nhân vật có sức mạnh siêu nhiên. Và vì có sức mạnh siêu nhiên, họ trở thành anh hùng để có cơ hội dùng chính sức mạnh được ban cho đó.
Trong Chernobyl, anh hùng là những con người đang làm những công việc bình thường mà họ vẫn làm hằng ngày. Nhưng nay họ làm là để bảo vệ con người, bảo vệ bạn bè, bảo vệ người dân, bảo vệ thế giới. Cho dù cái giá phải trả có là chính tuổi thọ hay thậm chí là sinh mạng của họ.
Some honorable nominees:
Là người chỉ huy thay vì đẩy cấp dưới vào chỗ chết để đo độ phóng xạ, ông thà tự bản thân đi. 
*I got chills when he said it was 15,000 roentgen instead of 3.6

Fact: This General’s real name is V. Pikalov, he died at the age of 79 in 2000’s. And obviously, he’s got enormous balls :D
Là những chàng thợ mỏ đầy khí chất cho dù bùn đất lấm lem

These men work in the dark, they see everything – Boris Shcherbina
Và 3 người kỹ sư đã phải lặn xuống khoang chứa nước bị nhiễm phóng xạ để ngăn chặn 1 thảm họa có thể xảy ra trong quá trình giải quyết hệ quả Chernobyl.

Và cả rất nhiều những vị anh hùng không tên, họ vừa là vị cứu tinh, vừa là nạn nhân của thảm họa. Đó là những người kỹ sư làm ở nhà máy, là những người lính cứu hỏa, là cảnh sát, những anh lính đi thu dọn hệ quả phóng xạ, là những bác sĩ, y tá,… những người đã ko màng mạng sống của chính bản thân mình ngăn chặn sau thảm họa hạt nhân lớn nhất lịch sử hành tinh này. Tất cả đều được khắc họa rõ nét trong Chernobyl – “Sự hy sinh”
And that’s all of my Chernobyl HBO experience: The Lies, the Horrors, the Sacrifice.