Những bến cảng thiên nhiên của Châu Phi thật tệ hại. Sông ngòi tuyệt vời, nhưng hầu hết chúng thực sự vô dụng vì chẳng có sự liên kết cần có.

Homo Sapiens (người tinh khôn) khởi sinh ở Châu Phi khoảng 200.000 năm trước

Châu Phi đang được biểu diễn sai lệch trên bản đồ thế giới hiện nay. Thực vậy bạn có thể xếp gọn Hoa Kỳ, Greenland, Ấn Độ, Trung Quốc, Tây Ban Nha, Pháp, Đức, Anh vào bên trong châu Phi, và vẫn đủ chỗ cho hầu hết Đông Âu.
Châu Phi thường được chia thành 3 phần: 1/3 phía đỉnh và 2/3 phía đáy. Được ngăn cách bởi sa mạc Sahara, 2/3 ở dưới đáy có mức độ đa dạng hơn trong hầu hết mọi thứ.
Sự sai lệch về diện tích Châu Phi trên bản đồ thế giới
Sự sai lệch về diện tích Châu Phi trên bản đồ thế giới

Nguyên nhân hàng đầu khiến Châu Phi vẫn lạc hậu đến ngày nay là do một loạt những bệnh dịch hiểm nghèo (sốt rét, sốt da vàng, HIV)

Hiện tại có 56 quốc gia ở châu Phi và nó tồn tại hàng ngàn ngôn ngữ khác nhau. Nhưng không có một nền văn hóa nào đủ mạnh để thống trị một khu vực rộng lớn như ở Hoa Kỳ, hay châu Âu.
Châu Phi bị cô lập với phần còn lại của Thế Giới vì phần lớn khối đất liền này bị đóng khung bởi Ấn Độ Dương, Đại Tây Dương và sa mạc Sahara.
Bản đồ các dịch bệnh phổ biến ở châu Phi
Bản đồ các dịch bệnh phổ biến ở châu Phi

Chế độ nô lệ đã tồn tại từ lâu trước khi thế giới bên ngoài trở về nơi nguồn cội của nó

Vào thời cực thịnh của đế chế Ottoman trong thế kỷ 15 và 16, hàng trăm ngàn người Phi đã được đưa đến Istanbul, Cairo, Damascus và khắp thế giới Ả Rập.
Người Châu Âu liền học theo, vượt qua cả Ả-rập và Thổ Nhĩ Kỳ về lòng tham và sự ngược đãi đối với nô lệ.
Bản đồ châu Phi hầu như do chủ nghĩa thực dân vẽ ra và đáng ngạc nhiên là các đường biên này như vẫn y nguyên.

Những xung đột sắc tộc là bằng chứng cho thấy ý tưởng về địa lý của châu Âu không phù hợp với thực tế nhân khẩu học của châu Phi.

1. LIBYA

Một kết cấu nhân tạo có tuổi chỉ một vài thập niên, mà ngay từ thử thách đầu tiên đã tan vỡ, trở lại cấu trúc tiền thân của nó - 3 vùng địa lý riêng biệt.
Vùng phía tây, là Tripolitania. Vùng phía đông, tập trung ở thành phố Benghazi. Dưới hai vùng này là vùng viễn nam Fezzan.
Hiện trạng Lybia thành 3 phần riêng biệt
Hiện trạng Lybia thành 3 phần riêng biệt

2. DRC- Cộng hòa dân chủ Congo

DRC cũng là ví dụ điển hình cho thấy việc áp đặt những biên giới nhân tạo có thể dẫn đến một nhà nước yếu ớt và bị chia cắt ra sao, bị tàn phá bởi xung đột nội bộ, và tài nguyên khoáng sản bị người khác khai thác.
Congo không phát triển, cũng không cho thấy bấy kỳ dấu hiệu nào rằng nó sẽ phát triển.
Nước này lẽ ra không bao giờ nên được hợp lại với nhau. Nó đã tan rã và là vùng chiến sự ít được đưa tin nhất thế giới.
Đây là quốc gia lớn thứ 2 ở châu Phi với dân số 75 triệu người. Người nước này chia thành hơn 200 nhóm sắc tộc, trong đó lớn nhất là người Bantu. Có vài trăm ngôn ngữ được sử dụng. Phổ biến nhất là tiếng Pháp.
2014, chỉ số phát triển con người của UN đã đặt DRC ở vị trí 186 trên tổng 187 quốc gia được đo lường.
DRC là nơi có xung đột gây chết chóc nhiều nhất thế giới kể từ thế chiến thứ II.
Nội chiến ở DRC
Nội chiến ở DRC

3. Burundi

Bỉ quản lý từ năm 1945, đến 1962 được độc lập.
2015-2016 mức độ bạo lực gia tăng trở lại khi tổng thống Pierre Nkurunziza diễn giải hiến pháp theo 1 ý nghĩa mới để ông ta có thể ứng cử nhiệm kỳ thứ 3.
Obama từng có ý ám chỉ các lãnh đạo châu Phi khi có chuyến đến thăm 7/2015: "Lục địa này sẽ không tiến bộ nếu các nhà lãnh đạo không chịu rời bỏ chức vụ khi kết thúc nhiệm kỳ..."
Tổng thống Pierre Nkurunziza
Tổng thống Pierre Nkurunziza

4. Ai Cập

Với 84 triệu dân sống chủ yếu quanh khu vực sông Nile, Ai Cập là một trong những quốc gia có mật độ dân cư đông nhất thế giới.
Ai Cập phát triển từ rất rất sớm, nhưng nó chưa bao giờ vươn ra khỏi một thế lực địa phương. Bị sa mạc bao bọc 3 mặt.
Hầu như không có một ngọn cây lớn nào ở Ai Cập. Vì vậy họ không thể xây dựng một hải quân hùng mạnh được.
Hiện nay, Ai Cập hiện đại có lực lượng vũ trang hùng mạnh nhất trong các quốc gia Ả-rập, nhờ sự viện trợ quân sự của Hoa Kỳ.
Sắp tới đây sẽ có thể Ai Cập bước vào xung đột vơi Ethiopia, và vấn đề tranh chấp là sông Nile. Vì Ai Cập muốn được đảm bảo chắc chắn rằng dòng nước sẽ không bao giờ bị chặn lại.
Ai Cập ngày nay
Ai Cập ngày nay

5. Nigeria

Là nước sản xuất dầu lớn nhất khu vực châu Phi hạ Sahara. Về diện tích, dân số và tài nguyên thiên nhiên, Nigeria là quốc gia hùng mạnh nhất Tây Phi. Đây cũng là quốc gia đông dân nhất châu lục - 177 triệu người.
Năm 1898, "Khu bảo hộ của Anh trên sông Niger" được dựng lên, từ đó trở thành Nigeria.
Nhóm hồi giáo Boko Haram, một thành lập một nhà nước riêng họ. Lãnh thổ bị nhóm này chiếm chưa gây nguy hiểm cho sự tồn tại của nhà nước Nigeria.
Nigeria là quốc gia hùng mạnh nhất Tây Phi
Nigeria là quốc gia hùng mạnh nhất Tây Phi

6. Angola

Thuộc địa cũ của Bồ Đào Nha, là nước có biên giới địa lý tự nhiên. Dân số khoảng 22 triệu người sống chủ yếu nửa phía tây đất nước.
Angola chỉ đứng sau Ả-rập Saudi trong vai trò cung cấp dầu thô lớn nhất cho Trung Quốc.
1975, Bồ Đao Nha rời đi thì ngay lập tức biến dạng thành một cuộc nội chiến giữa các bộ lạc.
Địa lý cho Angola có thể khai thác dầu ngoài khơi
Địa lý cho Angola có thể khai thác dầu ngoài khơi

7. Nam Phi

Nền kinh tế Nam Phi được xếp hạng thứ 2 sau Nigeria. Dân số 53 triệu người, và là nước phát triển hơn nhiều các quốc gia châu Phi khác, nhờ vị trí của nó ở cực nam lục địa.
Nam Phi chiếm ưu thế trong Cộng đồng Phát triển 15 quốc gia Nam Phi (SADC)
Quốc gia cũng rất phát triển ở Châu Phi
Quốc gia cũng rất phát triển ở Châu Phi

Trung Quốc và Châu Phi

Trung Quốc có mặt ở khắp mọi nơi, họ có mục tiêu kinh doanh, và hiện nay họ nhúng tay vào khắp lục địa, chẳng kém gì châu Âu và Hoa Kỳ.
1/3 lượng dầu nhập khẩu vào Trung Quốc đến từ châu Phi. Trung Quốc đã đến và họ sẽ ở lại.
Trung Quốc đang xây dựng dự án đường sắt 14 tỉ đô la kết nối Mombasa với thủ đô Nairobi (Kenya).
Những gì Bắc Kinh muốn ở Angola cũng là những gì họ muốn ở khắp mọi nơi: Nguyên vật liệu để chế tạo sản phẩm, và sự ổn định chính trị. Đó là dầu mỏ, khoáng sản, kim loại quý và thị trường.
Trung Quốc nhanh chân tiếp cận Châu Phi trong thế kỷ này
Trung Quốc nhanh chân tiếp cận Châu Phi trong thế kỷ này
Châu Phi hiện nay vẫn tràn lan tham nhũng và xung đột sắc tộc. Vấn đề khó có thể giải quyết trong thế kỷ này.
#nguồn: tổng hợp được từ cuốn sách "Prisoners of Geography" cho bạn nào muốn tìm hiểu sâu hơn về địa chính trị.