Centralized vs decentralized blockchain.

    I. Giới thiệu:
    Blockchain đã thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư từ khắp nơi trên thế giời với lời hứa đáng kinh ngạc về quyển sổ cái (ledger) không thể phá vỡ. Khi hầu hết mọi người nghĩ về blockchain thường nghĩ đến hệ thống blockchain phi tập trung hoặc công cộng như Bitcoin, một hệ thống mà bất kỳ ai cũng có thể truy cập và tham gia. Tuy nhiên, công nghệ blockchain không chỉ giới hạn như vậy, mà bên cạnh đó còn có hệ thống blockchain tập trung hoặc tư nhân (centralized or private) với những ưu điểm so với hệ thống công cộng và phi tập trung. Private blockchain hữu dụng cho các tập đoàn muốn sử dụng sổ cái phi tập trung để cải thiện chức năng liên tục (the ongoing function). Chũng ta hãy xem xét một sự so sánh chuyên sâu về public blockchain và private blockchain


    II. So sánh tổng quan: 
    1. Sự tương đồng giữa centralized và decentralized blockchain:
    Từ quan điểm công nghệ, cả hai hệ thống blockchain này đều rất giống nhau, cả hai đề là mạng ngang hàng phân tán  (distributed peer to peer network), nơi mỗi nút (node) có trách nhiệm lưu trữ và bảo mật sổ kế toán được chia sẻ. Cả hai blockchain này đề đòi hỏi cơ chế đồng thuận (như PoW hoặc PoS) giữa các node để thiết lập một sổ cái duy nhất. Cả hai loại blockchain này cũng phải cung cấp các giới hạn trên và dưới về tính bảo mật và hiệu quả của mạng.
    2.Sự khác nhau giữa centralized và decentralized blockchain:
    Yếu tố lớn nhất để phân biệt public blockchain và private blockchain là các node có thể tham gia mạng và thực hiện các thay đổi quản trị cho mạng. Vì vậy, ví dụ Bitcoin là public blockchain lớn nhất thế giới không có rào cản nào về việc tham gia truy cập đến sổ cái và chia sẽ sức mạnh máy tính để thực hiện thuật toán PoW. Ngược lại, Hyperledger Fabirc của IBM có thể tùy biến hơn theo nghĩa là tổ chức đang triển khai blockchain có tiếng nói trong mọi khía cạnh của việc tham gia mạng blockchain. Private blockchain thường có sự hạn chế hơn về những người có thể có thể thực hiện thay đổi ledger khi họ triển khai blockchian cho các hồ sơ nội bộ.
    3. Ưu điểm của decentralized blockchain:
      Các decentralized blockchain như Bitcoin, có độ bảo mật rất cao vì lượng tài nguyên khổng lồ được khai thác vào vấn để bảo mật của mạng. Điều đó có nghĩa là để tấn công vào mạng Bitcoin thì kẻ tấn công phải có được một lượng tài nguyên không lồ. Một ưu điểm khác là sẽ không cần trung gian cho việc gởi tiền cho bất kỳ ai trên thế giới.
    4.Nhược điểm của decentralized blockchain:
    Do tính chất công khai, các public blockchain có thể dễ dàng lộ thông tin về người tham gia mạng, vì vậy vấn đề riêng tư của người dùng sẽ bị hạn chế. Với một số lượng lớn thợ mỏ hoạt động trên mạng, có nghĩa là độ khó của thuật toán ngày càng tăng để đảm bảo độ cạnh tranh giữa các thợ mỏ. Người ta ước tính rằng, để thực hiện một giao dịch Bitcoin lượng điện năng tiêu thụ ngang với một ngôi nhà trung bình trong tám ngày. Do đó, có thể nói rằng decentralized blockchain là không thân thiện với môi trường.
    5. Ưu điểm của centralized blockchain:
    Centralized blockchain cung cấp khả năng tùy biến và kiểm soát tốt hơn đối với mạng cho tổ chức đã triển khai nó, họ sẽ quyết định ai là người sẽ tham gia mạng. Điều đó có nghĩa là không có nhiều tài nguyên được đầu tư cho việc cạnh tranh để đảm bảo sự an toàn cho mạng. Vì vậy, centralized blockchain khá là thân thiện với môi trường so với decentralized blockchain. Điều này cũng có nghĩa là chúng ta có thông lượn tổng thể cao hơn vì chúng ta quyết định phần cứng mà mạng chạy trên đó. Trong thực tế, điều này có nghĩa là các tập đoàn có thể sử dụng các private blockchain để lưu trữ thông tin nhạy cảm giữa các node mà họ tin cậy. Nhờ vậy, vừa có thể sử dụng lợi thế của blockchain mà không cần phải công khai thông tin nhạy cảm.
    6.Nhược điểm của centralized blockchain:
    Vì không sử dụng nhiều năng lực tính toán để bảo mật cho mạng, nên centralized blockchain kém an toàn hơn. Khi có thể thu thập đủ node thì việc tấn công mạng hoàn toàn có thể xảy ra. Ngoài ra, do giao dịch không được xem công khai đối với tất cả mọi người nên khó xác minh đối với người bên ngoài mạng. Đồng thời, private ledger không phù hợp có việc sử dụng công khai, nên sẽ rất hạn chế người bên ngoài có thể khai thác chúng.
Blockchain Trilemma
    III. Kết luận:
    Chúng ta không thể nói decentralized hay centralized blockchain mới là tương lai của công nghệ này, cũng như kết luận công nghệ nào là ưu việt hơn cả. Nhưng hay nhớ rằng, blockchain vẫn có thể được điều hành bởi nhóm người nhỏ, có nghĩa là đừng vội nghe blockchain là có nghĩa không bị can thiệp. Theo như quan điểm ích kỷ của cá nhân mình, blockchain cũng như xã hội này vậy, bạn có thể không tin tưởng ai cả, bạn chỉ tin những gì bạn nắm giữ và toàn xã hội công nhận (decentralized blockchain) hoặc bạn lựa chọn tin tưởng một người nào đó và tin tưởng vào những gì họ nói (centralized blockchain). Công nghệ là vô tội, sử dụng công nghệ để làm gì là trách nhiệm của con người. Mình hi vọng vào sự thành công của blockchain cũng như mong đợi việc cryptocurrencies sẽ được công nhận và hợp pháp hóa tại Việt Nam.
    Việt Nam cũng có khá nhiều dự án liên quan đến Blockchain như TomoChain, Kyber Network, Nexty, ... với những chuyên gia đầu ngành. Và cộng đồng blockchain Việt Nam cũng rất là năng động với nhiều sự kiện như TomoChain Hackathon, JunctionX Hanoi, ... nên mình nghĩ cơ hội để phát triển trong lĩnh vực này là khá lớn. 
    P/s: Em chỉ là sinh viên quèn với ba cái kiến thức vớ vẩn nên những gì viết ra có thể có sai sót, hy vọng các anh chị, các bậc tiền bối nhẹ nhàng chỉ bảo ạ. Em xin chân thành cảm ơn.