(Cảm nhận sách) Alexandre Dumas con – Trà hoa nữ
Trà hoa nữ, tác phẩm đã mang lại thành công cho Dumas con ở tuổi 24. Tác phẩm lấy bối cảnh nước Pháp, giữa thể kỷ 19, theo lời nhân...

Trà hoa nữ, tác phẩm đã mang lại thành công cho Dumas con ở tuổi 24. Tác phẩm lấy bối cảnh nước Pháp, giữa thể kỷ 19, theo lời nhân vật tôi – một hiện thân của tác giả rằng câu chuyện được kể trong đây nếu làm bạn hoài nghi thì ở Paris có nhiều nhân chứng có thể xác nhận độ chân thật của câu chuyện nhưng dù sao đó cũng là chuyện đã qua và chúng ta cũng không cần bận tâm làm gì chuyện đấy có phải thật hay không mà hãy thả mình thưởng thức một nghệ phẩm lãng mạn kinh điển của Pháp. Nhờ cuộc gặp gỡ với người kỹ nữ Marie Duplessis đã trở thành nguồn cảm hứng để ông tạo nên Marguerite Gauthier, nhân vật chính trong tác phẩm. Là một tiểu thuyết lãng mạn, nội dung câu chuyện chắc chắn nói về tình yêu và có thể tình yêu đó không còn tồn tại giữa đời thực này nữa, có thể thôi, nhưng tình yêu được nói tới đây khiến ta không thể phủ nhận đây là một tình yêu đẹp. Sau đây, mình xin giới thiệu nội dung tiểu thuyết.
Marguerite Gauthier là một kỹ nữ có tiếng và là tình nhân của bao người thượng lưu trong xã hội thời đó. Cuốn vào đời sống ăn chơi chốn Paris đã khiến cơ thể nàng bị hủy hoại nên phải dưỡng bệnh. Tại đây, nàng được nhận làm con gái nuôi của một vị công tước với yêu cầu nàng phải bỏ lối sống trước đây đi nhưng do không thể ép buộc nàng bỏ đi cách sống cũ và không thể thiếu nàng nên ông đành chấp nhận miễn là nàng ở bên ông.
Armand Duval trong một lần xem kịch đã bị mê hoặc bởi nhan sắc của Marguerite và rơi vào lưới tình với nàng. Dần dần, cả hai làm quen và tình cảm trong họ nảy nở. Cả hai chuyển đến một vùng quê sống để tận hưởng tình yêu bằng tiền vị công tước. Hạnh phúc kết thúc khi chuyện này đến tai công tước, nàng đoạn tuyệt với ông để có thể ở bên Armand.
Cuộc sống dần trở nên khó khăn khiến Marguerite phải giấu Armand bán đi đồ đạc để có tiền. Gia đình Armand biết tin đã ép buộc anh phải rời xa nàng vì sợ làm ô danh gia đình.
Chấp nhận lời thỉnh cầu của cha Armand. Nàng âm thầm bỏ đi khiến Armand hiểu lầm và quyết định trả thù. Sau này, Armand mới hiểu ra sự việc và ở bên nàng nhưng cũng phải sớm rời đi. Những ngày cuối đời, Marguerite lâm bệnh nặng, Armand thì ở quá xa để quay lại, nàng đã không ngừng gọi tên Armand, điều duy nhất nàng có thể làm trước khi lìa đời.
Đọc thêm:
Tình yêu mà tiểu thuyết đề cập đến là tình yêu thuần khiết, không bận tâm điều gì cả, một tình yêu lý tưởng đến mức gần như không thể tồn tại ở đời thực. Armand yêu Marguerite mà bỏ qua việc nàng là kỹ nữ, Marguerite yêu cầu Armand yêu cô nhưng phải để cô sống đời tự do và đừng để những điều đó làm anh phiền lòng. Trong mối tình được Dumas con kể lại, tôi bất ngờ bởi chính sự cao thượng của Marguerite.
Marguerite yêu cầu Armand phải cho mình sự tự do.
- Nhưng em báo trước, em muốn được tự do, làm gì thì làm, không cần phải biện minh. Đã từ lâu em ngóng tìm một người tình trẻ tuổi, không đắn đo ngờ vực, không yêu cầu đòi hỏi. Em chẳng bao giờ tìm ra. Đàn ông, thay vì bằng lòng để người ta hiến trao cho mình thật lâu cái mà mình chỉ ao ước kiếm được một lần, lại ưa soi mói hiện tại, quá khứ và cả tương lai của người tình. Càng quen lâu, họ càng muốn ngự trị người ta và dù được tất cả, họ vẫn tỏ ra hạch sách đủ điều. Nếu bây giờ em muốn có một người yêu, em người ấy có được ba đức tính hiếm hoi: anh phải tin tưởng, ngoan ngoãn và kín đáo.
Marguerite đã vạch mặt cái thói xấu mà bất kỳ tên con trai nào cũng mắc phải là ghen. Con trai chúng ta hay gắn cái ghen với con gái qua cách gọi họ là Hoạn Thư mà quên rằng chúng ta cũng ghen lắm chứ, đâu kém gì họ. Những lời nói của Marguerite đôi lúc khiến tôi phải xấu hổ khi nhìn lại mình lúc đọc tiểu thuyết. Nàng yêu cầu tự do nhưng nếu để ý là tự do ấy không phải chỉ có lợi cho nàng mà cho cả chính người yêu nàng khi yêu cầu đừng bận tâm đến quá khứ, hiện tại và cả tương lai vì những sự soi mói ấy chẳng mấy chốc mà làm khổ mình (mà qua tiểu thuyết đã thấy Armand khổ sở vì ghen với những gã giàu có bên nàng trong quá khứ) để rồi phá nát tình yêu qua mấy lời ghen tuông. Một thói xấu khác trong tình yêu là thói chiếm hữu, điều này thì xuất hiện cả ở hai giới tính, khi đã yêu ai đó, dần dần, ta quên trân trọng tình yêu ấy mà lại nghĩ đó là điều hiển nhiên và sẽ không dừng cuộc khủng bố tình ái đến khi người ta yêu thành hình mẫu ta mong. Quay lại với nàng, vì cuộc sống đang dần vơi, nàng yêu cầu một tình yêu thuần khiết mà không bị vấy bẩn bởi tiền, nàng đã tức giận vô cùng khi Armand cứ cố dùng vật chất để nàng vui vì vậy thì có khác gì những đàn ông trước đó đã làm với nàng. Dù trong hoàn cảnh túng quẫn, nàng quyết định bán đi đồ đạc chứ nhất quyết không Armand can thiệp cốt là để duy trì sự lãng mạn mà nàng trước đây chẳng thể hưởng. Tiếc thay, vì nàng là một kỹ nữ, nên người đời ai sẽ nghĩ tình yêu của nàng là chân thật, ai nhìn thấy được sự hy sinh của nàng mà chỉ thể nhìn thấy được cô gái điếm đang bòn tiền nhân tình.
Đọc thêm:
Còn về Armand, anh là chàng trai trong tình yêu như bao chàng trai khác, như mình. Khác với Marguerite cao cả thì Armand có phần nhỏ nhen, anh nổi cơn ghen khi thấy Marguerite ngồi cạnh người đàn ông khác trong rạp hát nhưng thật ra đó chỉ là sự lo sợ người yêu sẽ không còn bên mình, trả thù người yêu bằng cách cặp kè với một người khác rồi giả vờ mình hạnh phúc, nếu Marguerite làm tôi nhìn lại mình thì Armand làm tôi nhận ra chính mình khi theo dõi hành trình của anh trong tiểu thuyết. Sự lo sợ của anh được thể hiện bằng cách luôn chu cấp vật chất cho nhân tình để nàng vẫn có thể vừa bên anh vừa giữ được lối sống hào nhoáng (mà mục đích cũng chỉ để nàng bên anh) trớ trêu lại điều mà nàng muốn từ bỏ, hành động đó đã vô tình giáng cấp người anh yêu làm cô trông như sống lại đời kỹ nữ, nó khiến tình yêu thuần khiết mà Marguerite mong muốn không thể trọn vẹn. Nhưng không có nghĩa là trong tiểu thuyết này, anh chỉ là một nhân vật phiền nhiễu. Đây là đoạn đối thoại của anh và cha trong tiểu thuyết.
- Này Armand, hãy mở mắt mà nhìn cho rõ, ta có còn là người cha vẫn yêu thương con, chỉ mong muốn đem lại hạnh phúc cho con không? Vinh dự gì mà đi gắn bó với một con điếm, đã qua tay biết bao người?- Có hề gì, thưa cha, nếu bây giờ nàng chẳng còn qua tay ai nữa, có hề gì, nếu cô ấy yêu con, nếu tình yêu đã cải hóa được cô ấy. Có hề gì đâu, nếu cô ấy biết hoàn lương!
Có thể thấy, Armand cũng tin tưởng vào tình yêu thuần khiết chỉ đáng tiếc đây là nhân vật dễ bị lung lay.
Khi đọc tác phẩm này, có lẽ nhờ vào những đoạn đối thoại rất lãng mạn đã làm mờ đi một hình ảnh một thời kì nước Pháp nhơ nhuốc ở giới quý tộc nên đã giúp mình tập trung hơn vào thông điệp tình yêu mà tác phẩm truyền tải.
Nhưng hình như mọi nhà văn đều thích châm biếm, đây sẽ là một đoạn nhà văn châm biếm xã hội khá buồn cười và cũng có phần sâu cay.
“Ngày nay, khi người ta đã hai mươi lăm tuổi, nước mắt trở nên vô cùng hiếm hoi, đến mức ta không thể ứa ra vì bất cứ ai. Quá lắm là họ khóc cha, khóc mẹ, nhưng cũng còn tùy giá trị tài sản để lại.”
Những lời châm biếm này được viết ra vào thể kỷ 19, và ngày nay còn đúng không, mình để các bạn tự ngẫm nhé.
Kết lại tác phẩm, mình cũng tiếc thương cho cặp đôi trong tiểu thuyết nhưng điều khiến mình suy ngẫm là tình yêu thuần khiết ấy liệu có thể tồn tại không và giả sử có đi thì nó trong bao lâu? Có thể đây sẽ chỉ là tình yêu trong tiểu thuyết nhưng mơ mộng một chút giữa cuộc đời này cũng không phải gì tệ. Và có lẽ, chúng ta sẽ chẳng bao giờ biết rõ được bất kỳ ai trong xã hội, đây là lời chia sẻ: “Kể từ ngày đó, tôi không dám thoạt nhìn đã khinh khi người đàn bà nào nữa.” nhân vật tôi – hiện thân của tác giả.
Tái bút: Bài viết đã đăng trên facebook cá nhân vào ngày 2 tháng 10 năm 2019.

Sách
/sach
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất

duongAQ

Bài viết rất hay, mình đọc cũng cảm nhận được cảm xúc của người viết trong đó.
Có 1 lỗi nhỏ là chính tả. Bài dài nên hy vọng bạn duyệt lại để sửa hết lỗi, giúp việc đọc bài không bị sạn.
Xin cảm ơn!
- Báo cáo

Thu Phiến
Cảm ơn bạn, thật xấu hổ khi phải thừa nhận lỗi mình gặp khi viết thường là chính tả (mà phần nhiều là do ẩu không nhìn ra). Mình đã đọc lại và sửa những lỗi bắt gặp, hiện tại đang khá lo lắng là còn lỗi nào không.
- Báo cáo

duongAQ

Mình biết đến tác phẩm này nhờ đọc cuốn truyện tranh "Glass mark - mặt nạ thủy tinh" từ hồi mình còn học cấp 2 (cỡ 15 năm trước). Khi đọc truyện mình đã ko hiểu vì sao để được làm vai chính trong vở kịch này (nữ chính) lại khó đến như vậy. Và việc Ayumi - 1 cô tiểu thư nhà giàu chưa biết yêu bao giờ, khá kênh kiệu - lại dễ dàng nhận lời yêu 1 anh chàng chỉ để có thể hóa thân vào nhân vật. Bởi vì chưa yêu thực sự thì không thể hiểu được thực sự cảm xúc, suy nghĩ của người đang yêu.
Khi đọc bài này (dù chưa đọc tác phẩm) mình đã hiểu ra phần nào câu chuyện. Nó cũng khiến mình nhớ đến Truyện Kiều. Những cảm xúc, suy nghĩ và tình yêu của 1 người con gái như Kiều quả thật rất phức tạp, giống với nv trong Trà Hoa Nữ, nhưng ở phạm vi khác, bối cảnh khác và cũng khác văn hóa, xã hội; ấy vậy mà vẫn có nhiều nét tương đồng.
Về tình yêu trong tác phẩm này so với ngoài đời thực thì có lẽ ko hiếm lắm đâu, có những thứ thực tế còn éo le và phức tạp hơn, chỉ là ko ai nhắc đến khiến ta không biết mà thôi. Bài này khiến mình nghĩ nhiều đến câu nói : "thà lấy đĩ về làm vợ chứ không chịu lấy vợ về làm đĩ". Mình rất muốn phân tích kỹ hơn quan điểm của mình về điều này, nhưng nó sẽ cần 1 bài riêng, không trình bày hết trong 1 bình luận được.
Nói chung đọc bài này khiến mình suy ngẫm nhiều, học được nhiều và cũng gợi mở ra nhiều điều cần suy ngẫm sâu hơn.
- Báo cáo

Thu Phiến
Bạn nói làm mình muốn đọc "Mặt nạ thủy tinh" quá và mình cũng đồng ý với bạn đọc Trà Hoa Nữ làm mình nhớ đến Kiều, trên Youtube có một video nói về Trà Hoa Nữ và Truyện Kiều của thầy Nhật Chiêu, gửi bạn nếu có muốn tìm hiểu thêm: ""
- Báo cáo

duongAQ

Mặt nạ thuỷ tinh cũng là 1 bộ truyện tranh rất hay, dù nó là thể loại truyện theo trường phái dành riêng cho nữ giới, nhưng mình là con trai mà cũng bị thuyết phục. Nếu xếp vào top truyện tranh hay mà mình đã đọc thì nó xếp vào hạng 3.
- Báo cáo
Lvu Insf
Marguerite là nhân vật tưởng tượng và cũng là ảo mộng của một cuộc tình chóng vánh của tác giả tới một cô kỹ nữ trong đời thực. Việc nó dramatic cũng là vì anh tác giả còn trẻ và còn hoang dại trong tình yêu nhưng cái sự chín chắn trong cây bút khiến anh ta nhận ra những giá trị của bản thân và cuộc tình với một kỹ nữ ko bao giờ dẫn tới một con đường chung cả. Có duyên mà ko có nợ nên dùng đam mê viết lách để thể hiện nỗi lòng.
Thường thì đàn ông thích phiêu lưu với kỹ nữ là chuyện thường tình, còn đàn ông thích gắn bó với kỹ nữ thì đa phần là bản thân anh ta cũng có một cái deep shame nào đó. Đoạn hội thoại của ngừoi cha với anh nhân vật chính cũng là nỗi lòng của Alexandre Dumas fils với người cha ruột của anh ta mà cho đến tận cùng của tác phẩm, những mâu thuẫn này cũng được gỡ bỏ. Cô nữ chính nghe lời người cha của anh nam chính cũng như tác giả chọn người cha mà quên đi những khúc mắc trước đó trong mối quan hệ của họ. Chỉ có điều, người cha đã mang tại một vết hằn trong trái tim anh tác giả này và nó tragic như kết thúc của Trà hoa nữ vậy.
- Báo cáo

Nhân Gian Thất Cách
Mình biết đến trà hoa nữ qua truyện Nguyễn Nhật Ánh, cá nhân mình không thích Ma-gơ-rít. Nàng luôn thích sống theo kiểu quý tộc khi đang nghèo rớt mùng tơi, và không bỏ được lối sống xa hoa khi trước :))
- Báo cáo

Syreny Remy
Sống như nàng quá là đau đớn rồi, yêu và được yêu, nàng thấy hạnh phúc nhưng sao mình đọc chỉ thấy bất hạnh nối tiếp nhau.
- Báo cáo

Thu Phiến
Ừm, mình thấy giống Thúy Kiều.
- Báo cáo