Cách xác định loại da???
- Series Các bước xây dựng thói quen chăm sóc da khoa học (Phần 1)...
- Series Các bước xây dựng thói quen chăm sóc da khoa học (Phần 1)
1. Xác định loại da
Hỏi ý kiến bác sĩ da liễu. Nếu bạn vẫn không chắc về loại da của mình thì bác sĩ da liễu có thể giải đáp cho bạn những câu hỏi xoay quanh vấn đề này. Nếu như bạn làm mọi cách mà làn da vẫn không cải thiện, họ có thể kê cho bạn một số loại thuốc không theo toa hay thực hiện một số liệu pháp điều trị đối với da khô, da dầu, da nhạy cảm, da hỗn hợp và da mụn trứng cá.
- Chọn bệnh viện lớn, uy tín để khám da liễu- Mình đã đi khám tại bệnh viện da liễu TW chi phí khám khoảng 150k -300k tùy theo bác sĩ bạn đăng ký khám.
Nếu bạn chưa có thời gian đi khám bác sĩ da liễu thì bạn có thể xác định loại da theo cách sau:Những loại da chủ yếu bao gồm da khô, da dầu, da hỗn hợp, da thường, da mụn trứng cá và da nhạy cảm.Chuẩn bị
1.Bước làm sạch
Tẩy trang.
Dùng nước tẩy trang để làm sạch tất cả son phấn đồng thời loại bỏ chất bẩn và bã nhờn trên da mặt.
Rửa mặt.
Làm ướt mặt với nước ấm, sau đó cho một ít sữa rửa mặt dịu nhẹ vào lòng bàn tay. Nhẹ nhàng mát-xa gương mặt bằng đầu ngón tay để xà phòng và nước phủ đều trên toàn bộ da mặt. Sau đó, rửa mặt lại với nước lạnh hoặc nước ấm rồi thấm khô bằng khăn tắm hay khăn mặt sạch.
2.Chờ vài phút.
Không nên sử dụng bất kỳ sản phẩm nào (cho dù là kem dưỡng ẩm hay kem trị mụn) lên da mặt trong thời gian này và tránh chạm tay vào mặt)
3. Kiểm tra da mặt
Cảm nhận làn da của bạn.
Ngay sau khi rửa, nếu da mặt bạn cảm thấy căng ra thì đó là da khô, còn nếu bạn cảm thấy da sạch hơn thì đó là da nhờn.
Nếu là da hỗn hợp, sau khi rửa mặt, vùng chữ T cảm thấy sạch còn hai bên má sẽ cảm thấy căng.
Da nhạy cảm dễ phản ứng với những chất tẩy rửa nhất định, dẫn đến bị ngứa và nổi ban.
Nếu mặt bạn bắt đầu trở nên ửng đỏ, bị ngứa hay nổi ban sau khi sử dụng một số sản phẩm nào đó dành cho mặt thì da bạn thuộc loại nhạy cảm.
Nếu cảm thấy mặt mình thường xuyên bóng nhờn thì da của bạn là da dầu.Đặc biệt, nếu thuộc tuýp da nhờn thì ở độ tuổi nào bạn cũng rất dễ nổi mụn nhọt hay mụn trứng cá.
Nếu da của bạn không rơi vào bất kỳ trường hợp nào như đã nêu và các vùng da trên mặt không có vấn đề gì thì xin chúc mừng, bạn có làn da bình thường và không quá tốn công chăm sóc!
Soi gương.
Nếu thấy khắp mặt xuất hiện những mảng da ửng đỏ hay bị bong lên thì có thể da bạn thuộc dạng da khô và/hoặc nhạy cảm.
Nếu thấy mặt mình hơi bóng thì da bạn là da nhờn, và nếu hầu hết những tính chất trên đều thể hiện trên mặt bạn thì bạn thuộc loại da hỗn hợp.
Nhìn kích thước lỗ chân lông.
Với da thường, lỗ chân lông có thể nhìn thấy được nhưng không quá to. Hãy lùi lại cách gương vài bước. Nếu bạn vẫn còn thấy được lỗ chân lông trên mặt thì da bạn là da dầu, còn nếu không nhìn thấy rõ thì đó là da khô
Da hỗn hợp là da có lỗ chân lông không đồng đều, khiến làn da vừa có đặc điểm của da khô, da nhờn và da bình thường.
Véo thử.
Da nhờn thường khá mịn. Nếu da bạn dễ dàng nhăn lại sau khi bị tác động thì chứng tỏ bạn có làn da khô hoặc hỗn hợp.
Dùng giấy thấm dầu/khăn giấy chấm lên mặt.
Sau khi rửa mặt, chờ vài giờ rồi dùng giấy chấm lên vùng chữ T (bao gồm trán và mũi). Nhìn xem giấy có dầu thấm lên đó hay không. Nếu có thì có thể bạn thuộc tuýp da nhờn hoặc da hỗn hợp.
2. Xác định bạn muốn ưu tiên cải thiện tình trạng nào cho làn da của mình?
- Tập trung vào một mục đích chính như trị mụn hay dưỡng trắng, chống lão hóa. Đừng hướng tới quá nhiều mục tiêu và hãy kiên trì với việc chăm sóc sức khỏe làn da
- Với những bạn bị mụn trứng cá, hãy xác định mụn là bệnh không chỉ đơn giản là thẩm mỹ bên ngoài.
3. Xây dựng thói quen dưỡng da cho bản thân
Lấy VD của bản thân mình là mình tập trung vào trị mụn.Mình sẽ cần chú trọng các bước sau:
Bước 1: Làm sạch (Tẩy trang/ Rửa mặt/ Tẩy tế bào chết)
Bước 2: Toner/Nước hoa hồng cân bằng da
Bước 3: Cấp ẩm nôngBước 4: Đặc trị (mụn/ thâm mụn)
Bước 5: Dưỡng ẩm
Lưu ý:
- Thường xuyên thay vỏ chăn gối ít nhất 1 tuần/lần (vỏ gối chất liệu bằng lụa tơ tằm sẽ diệt khuẩn - cái này mình đọc được lâu rồi giờ mình chia sẻ lại)
- Giữ tóc sạch sẽ (bạn nào để mái mà có nhiều mụn ở vùng trán thì có thể chịu khó kẹp lên tạm thời vì mồ hôi từ da đầu tiết ra tóc khi tiếp xúc với da mặt sẽ làm tình trạng mụn của bạn tệ hơn - đợt mình nghiêm túc trị mụn là mình đã kẹp mái lên hết. Thực ra mọi người sẽ không quá để ý đến mình đâu nên cứ tự tin lên các bạn ạ.)
Hy vọng bài viết này sẽ có ích với các bạn!
Mình sẽ tiếp tục chia sẻ series các bước xây dựng thói quen chăm sóc da khoa học nhé!
Chuyện trò - Tâm sự
/chuyen-tro-tam-su
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất