Cách chọn một nghề nghiệp thực sự phù hợp với bạn
(Viết bởi Tim Urban - waitbutwhy.com) Lời tác giả: Chú ý nhanh dành cho các độc giả: Đây là bài viết về một thứ mà tôi đã muốn viết...
(Viết bởi Tim Urban - waitbutwhy.com)
Lời tác giả:
Chú ý nhanh dành cho các độc giả:
Đây là bài viết về một thứ mà tôi đã muốn viết mãi: Sự nghiệp. Xã hội nói cho chúng ta rất nhiều điều về những gì chúng ta nên muốn trong sự nghiệp và những khả năng có thể xảy ra - điều đó thật lạ kỳ bởi vì tối khá chắc rằng xã hội biết khá là ít về những thứ này. Khi nói về sự nghiệp, xã hội giống như người họ hàng tốt bụng của bạn, người đã chẳng may “bẫy” bạn vào ngày lễ và rồi tiếp tục tư vấn độc thoại không được yêu cầu trong 15 phút, và rồi bạn chẳng thèm nghe gần như tất cả vì siêu rõ ràng rằng người đó không biết bao nhiêu về những thứ người đó đang tư vấn và mấy thứ mà người đó nói tới đã lỗi thời rồi. Xã hội cũng giống như những người họ hàng ấy. Ngoại trừ trong trường hợp này, thay vì phớt lờ ngoài tai, hãy chú ý đến từng từ và rồi đưa ra những quyết định nghề nghiệp dựa trên những gì tôi nói - một người họ hàng ngoài xã hội. Một điều kì lạ nhỉ.
Bài viết này không cung cấp lời khuyên nghề nghiệp thực sự. Nó là một framework mà tôi nghĩ có thể giúp bạn đưa ra quyết định nghề nghiệp mà nó thể hiện bạn là ai, bạn muốn gì trong thị trường nghề nghiệp thay đổi nhanh chóng ngày nay. Bạn không là chuyên gia trong việc này, nhưng bạn chắc chắn có đủ điều kiện để tìm ra những gì tốt nhất cho bạn so với người họ hàng nào đó với thi thức xã hội uyên thâm kia. Đối với những người chưa bắt đầu sự nghiệp, những người chưa biết làm gì với cuộc sống của mình, hay những người đang ở giữa sự nghiệp, những người không chắc rằng đã đi đúng hướng, tôi hi vọng bài viết này sẽ thiết lập lại suy nghĩ của bạn và có được một số điều rõ ràng hơn (về chính mình).
Cuối cùng, thật là tốt khi up bài này lên. Vì nó rất rất rất là dài. Năm vừa qua khá khó chịu đối với tôi và bất cứ ai thích Wait But Why, rất nhiều ý tưởng được xây dựng nhưng không có ý tưởng nào được đưa lên blog này một cách thỏa mãn. Tôi hi vọng rằng Kỉ nguyên đen tối của WBW sắp kết thúc, vì tôi nhớ nơi đấy. Cảm ơn như mọi khi với những sự giúp đỡ hào phóng của các bạn trong thời gian đằng đẵng vừa qua.
- Tim
Đường đời đằng đẵng
Đối với hầu hết chúng ta, thời thơ ấu giống như một dòng sông, và chúng ta giống như một con nòng nọc.
Chúng ta không chọn dòng sông. Chúng ta chỉ tỉnh dậy ở một nơi nào đó và thấy mình ở giữa gia đình, xã hội và hoàn cảnh. Chúng ta đã nói về các quy luật của dòng sông, cách chúng ta bơi và mục tiêu của chúng ta. Chúng ta không tác động được nhiều lắm tới dòng chảy của con sông này. Chúng ta chỉ xuôi tới đích mà dòng sông này đã định sẵn thôi.
Đối với phần lớn chúng ta, dòng sông thơ ấy sẽ đưa chúng ta tới một cái ao gọi là đại học (và cả học cao hơn nữa). Có thể nói rằng những cái ao đại học mà mỗi người được đưa tới thì khác nhau, nhưng đến cuối cùng, mấy cái ao ấy cũng không khác nhau là mấy.
Trong ao, chúng ta có không gian lớn hơn một ít và cũng như sự tư do để có những sở thích riêng lẻ cụ thể hơn. Chúng ta bắt đầu suy ngẫm, nhìn ra bờ ao, nơi mà thế giới thực sự bắt đầu , cũng là nơi mà chúng ta sẽ dành phần còn lại của cuộc đời mình. Điều này thường mang lại những cảm xúc lẫn lộn.
Và rồi, 22 năm sau khi thức dậy trong một dòng chảy vội vã, chúng ta bị đá ra khỏi cái ao vaf được thế giới người lớn bảo hãy làm gì đó đi.
Có vài vấn đề ở đây này. Một là vào lúc đó, bạn có ít kĩ năng, kiến thức cũng như thiếu nhiều thứ khác.
Nhưng trước khi bạn thậm chí có thể giải quyết sự vô dụng của mình, có một vấn đề thậm chí còn lớn hơn nữa, cuộc đời được cài đặt sẵn của bạn đã kết thúc. Trẻ em hồi còn ở trường hệt như nhân viên của một công ty nơi có người khác là CEO. Nhưng không ai là CEO của cuộc đời bạn trong thế giới thực, hay con đường sự nghiệp của bạn, ngoại trừ bạn. Và bạn đã dành cả cuộc đời để trở thành một học sinh ngoan ngoãn, khiến bạn không có kinh nghiệm làm chủ của bất cứ cái gì cả. Cho đến nay, bạn chỉ phải chịu trách nhiệm cho việc làm thế nào để thành công trong việc là một đứa con ngoan trò giỏi, thế mà bây giờ, bạn phải trả lời những câu hỏi vĩ mô như Bạn là ai, Điều gì là quan trọng với bạn trong cuộc đời này, Tôi có những lựa chọn nào cho cuộc đời, tôi nên chọn cái nào và làm thế nào để tôi đi hết con đường ấy. Những chỉ dẫn quen thuộc đã không còn nữa, tương ứng với đó là những cái tát của cuộc đời mà chúng ta không biết phải làm thế nào tiếp cả.
Rồi thời gian trôi đi. Mỗi người có đường đời của mình. Đó là câu chuyện cuộc đời của riêng mỗi người. Ở cuối đời, khi nhìn lại quá khứ, chúng ta có thể thấy toàn bộ con đường của đời mình, từ một góc nhìn xa xôi.
Khi các nhà khoa học nghiên cứu những người cận kề cái chết xem họ cảm thấy thế nào về cuộc sống của họ, những hối tiếc nghiêm trọng là điều thường thấy. Tôi nghĩ những hối tiếc ấy bắt nguồn từ việc hầu hết chúng ta không được dạy về việc xây dựng con đường tương lai thế nào hồi thơ ấu, cũng như hầu hết chúng ta cũng không giỏi xây dựng con đường cuộc đời khi là người trưởng thành, nên khi sắp rời xa thế giới, nhìn lại thì cuộc đời, họ không thực sự thấy một cuộc đời ý nghĩa, cho thấy họ là ai trong thế giới này.
Vậy nên, đây là một bài viết về việc xây dựng cuộc đời. Hãy dành 30 phút trước khi chết để tạm dừng và nhìn xuống con đường chúng ta đang đi, cũng như con đường phía trước nơi mà ta đang hướng tới, để đảm bảo rằng cuộc đời ta sẽ ý nghĩa.
Người nấu ăn và Người đầu bếp - Nhắc lại
Trước đây, tôi đã từng viết về sự khác biệt cơ bản giữa những ý tưởng đầu tiên và những ý tưởng chép lại - điều mà tôi gọi là người đầu bếp - sáng tạo món ăn và người nấu ăn - nấu lại các công thức của người đầu bếp. Sự khác biệt này ở khắp mọi nơi và tôi đã nghĩ về nó khoảng 2 triệu lần trong cuộc sống của mình.
Những ý tưởng đầu tiên thì giống như là làm khoa học ấy. Bạn chọn những sự kiện và quan sát để đưa thành một kết luận, kiểu như người đầu bếp sẽ chơi đùa với nguyên liệu rồi làm ra một món ăn ngon vậy. Bằng sự kết hợp mới mẻ của mình, người đầu bếp tạo ra một công thức nấu ăn mới. Loại khác chính là ý tưởng chép lại, xem một công thức đã có và có một vài điều chỉnh cá nhân nho nhỏ để tạo ra món ăn cho mình.
Sáng tạo ra cái mới, và bắt chước cái đã có - nó như là 2 đầu của thước đo. Đối với bất kì việc gì mà liên quan tới lý luận và ra quyết định, dù bạn có ở đâu trên thước đo này, quá trình suy luận của bạn có thể được đưa về kiểu tạo ra cái mới hoặc bắt chước cái cũ.
Là một đầu bếp thì rất tốn thời gian và năng lượng, hoàn toàn hợp lý khi bạn không chỉ là cải tiến cái cũ, mà là tạo ra cái mới, từ lần đầu tiên luôn. Ghép nối để đi đến kết luận như là định hướng trong một khu rừng bí ẩn trong khi bịp mắt vậy, luôn có nhiều nhiều thất bại, dưới hình thức thử và sai. Là một người nấu ăn thì dễ dàng hơn, đơn giản hơn. Trong hầu hết trường hợp, đóng vai đầu bếp là một sự lãng phí thời gian khủng khiếp, đi kèm với chi phí cơ hội cao, vì thời gian trên trái đất là vô cùng khan hiếm. Tôi mặc một bộ quần áo thông thường vì tôi cố gắng hòa nhập. Trong cuộc đời mình, tôi đã nhìn những người có vẻ giống tôi và mua những gì trông giống họ mặc. Đối với tôi, điều này là dễ hiểu vì quần áo thì không quan trọng với tôi lắm. Nó không phải cách tôi chọn để thể hiện cá tính của mình. Vậy nên trong trường hợp của tôi, thời trang là một phần hoàn hảo của cuộc sống để sử dụng tư duy của một người nấu ăn.
Nhưng sau đó, có những phần của cuộc sống quan trọng sâu sắc như nơi bạn chọn sống, những người mà bạn kết bạn, người bạn kết hôn, có con hay cách mà bạn đặt ưu tiên cho lối sống của mình.
Con đường sự nghiệp chắc chắn là một trong những điều thực sự quan trọng sâu sắc. Hãy điểm xem tại sao lại vậy:
Thời gian: Đối với hầu hết chúng ta, một nghề nghiệp (bao gồm cả thời gian hỗ trợ cho nghề nghiệp, như thời gian đi lại và suy nghĩ về công việc của bạn) sẽ ăn ở đâu đó trong khoảng từ 50.000 đến 150.000 giờ. Hiện tại, một cuộc sống dài của con ngườivào khoảng 750.000 giờ. Khi bạn trừ đi thời thơ ấu (~ 175.000 giờ) và một phần cuộc sống trưởng thành của bạn (thời gian để ngủ, ăn, tập thể dục) và một phần dành cho săn sóc bản thân (~ 325.000 giờ) , bạn còn lại với 250.000 giờ dành cho người lớn có ý nghĩa. Vậy nên, sự nghiệp sẽ chiếm khoảng 20% tới 60% thời gian trường thành đầy ý nghĩa của bạn- không phải một thứ gì đó để copy từ người khác đâu.
Chất lượng cuộc sống: Sự nghiệp ảnh hưởng một cách lớn lao lên những thời gian còn lại của bạn. Đối với những ai chưa giàu có thông qua quá khứ, kết hôn, thừa kế, thì sự nghiệp sẽ là yếu tố thứ hai ảnh hưởng tới cuộc đời họ, trong việc cải thiện chất lượng cuộc sống. Sự nghiệp cũng thường đóng vai trò lớn trong việc quyết định bạn ở đâu, cuộc sống linh hoạt thế nào, những thứ bạn làm vào lúc rảnh rỗi và đôi khi là người mà bạn sẽ kết hôn.
Tác động: Trên hết sự nghiệp là nơi mà thứ mà bạn sẽ dành phần nhiều thời gian cuộc đời mình, cũng như hỗ trợ phần thời gian còn lại, đồng thời sự nghiệp cũng là cách mà bạn tác động tới những người khác. Mỗi người sẽ tiếp xúc với hàng ngàn cuộc đời khác qua ngàn cách khác nhau.
Định danh: Hồi bé, mọi người thường được hỏi về việc muốn làm gì khi lớn lên. Khi lớn, chúng ta nói với mọi người về nghề nghiệp của mình. Chúng ta sẽ nói Tôi là luật sư, thay vì Tôi thực hành luật. Trong nhiều xã hội, đây là yếu tố thứ tư sẽ ảnh hưởng tới cuộc đời.
Thế nên, sự nghiệp sẽ không dễ dàng như cái áo len được. Nó thực sự rất quan trọng, và hãy đặt nó vào danh mục những thứ cần phải suy nghĩ như một người đầu bếp - ngay lập tức.
Đọc thêm:
Chuyện trò - Tâm sự
/chuyen-tro-tam-su
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất