Nhượng quyền chỉ có 2 chữ nhưng thực ra nó phân tách thành rất nhiều dạng hợp tác khác nhau tùy theo mức độ ràng buộc của bên bán hay bên mua NQ… Vài hình thức cơ bản có thể được liệt kê như:
1. Franchise độc quyền: Thường người mua sẽ có quyền khai thác Độc Quyền theo một vùng địa lý: Tại một Thành Phố, hay một Vùng hay một Quốc Gia hay cả một Khu vực…
2. Franchise độc quyền giúp bên mua có toàn quyền khai thác, mở rộng, bán lại cho các bên mua NQ thứ cấp… Tuy nhiên nó cũng có áp lực là phải có KPI, thường là về số lượng điểm bán, độ phủ cửa hàng theo từng timeline. Nếu không đạt HĐ độc quyền có thể bị vô hiệu.
3. Các KPI có thể được điều chỉnh tùy theo thực tế thị trường. Như McDonald’s khi anh Bảo Hoàng mua vào VN chắc cũng bị áp lực về doanh số và mở điểm. Nhưng đoán là do điều kiện thực tế thị trường nên sau đó KPI được nới hơn. Nhìn Burger King fail thảm thì biết Mc Donald’s làm được như bây giờ cũng là cố gắng phết chứ chả đùa
4. Người mua master franchise (thường là khu vực hay quốc gia) thường có quyền bán lại cho bên mua thứ cấp => có thể khai thác nguyên một vùng, thường phân theo đơn vị Tỉnh hoặc Thành phố (regional franchise) hoặc một điểm bán đơn lẻ (single-unit franchise) Cái này tùy theo chiến lược của bên mua master franchise.
5. Phần 4 nếu loằng ngoằng thì ví dụ cho dễ hiểu. Ví dụ (ví dụ thôi nhé) The Alley bán nguyên thị trường VN cho 1 bên khai thác (master franchise). Bên này có thể bán cho 1 bên khác khai thác nguyên 1 khu vực Nha Trang chẳng hạn (regional franchise). Bên regional franchise ở khu vực Nha Trang có thể khai thác bán tiếp cho các cửa hàng đơn lẻ (single-unit franchise) tại khu vực Nha Trang.
6. Lựa chọn khác là bên Master Franchise có thể tự khai thác một số thành phố tiềm năng và bán thẳng cho các cửa hàng đơn lẻ tại thị trường đó…, coi như bỏ qua hẳn cấp NQ theo khu vực (regional franchise). Mixue hình như đang bán trực tiếp như cách này
7. Chưa hết, vẫn có loại HĐ franchise phát triển tại một khu vực (area development franchise), cho phép việc công ty mua NQ hình thức này có thể khai thác mở rộng cửa hàng ở một khu vực địa lý. Điểm khác biệt với Regional franchise? Đó là Area Development Franchise phải TỰ MỞ, không được phép bán lại cho bên thứ 3. Starbucks tại Việt Nam hình như đang làm theo hướng này
8. Phí mua NQ từ công ty mẹ theo hình thức khai thác ở 1 khu vực và có thể bán cho 1 bên thứ 3 (master franchise) thường sẽ đắt hơn so với loại hợp đồng ở phần số 7. Dễ hiểu, vì khả năng scale up và linh động cao hơn.
9. Hình thức phổ biến nhất là mua franchise và mở từng cửa hàng riêng lẻ. Người mua NQ ký hợp đồng trực tiếp với người bán NQ (có thể là công ty mẹ hoặc là bên khai thác master franchise). Thường sẽ fix theo địa điểm, thời gian thỏa thuận và hết HĐ thì có thể renew và đóng thêm 1 khoản phí.
10. Khi mua NQ 1 cửa hàng riêng lẻ bạn cần phải hỏi rõ xem là có được phép chuyển nhượng cửa hàng cho một đối tác khác hay ko? Hỏi thêm nữa về việc trong một số trường hợp có thể dịch chuyển địa điểm đến một khu vực khác hay ko? Túm lại là bên bán thì muốn fix cứng còn bên mua thì muốn linh hoạt
11. Lưu ý về Franchise riêng lẻ: Người mua franchise theo hình thức này không thể nhượng lại cho bên thứ ba hay tự ý mở thêm cửa hiệu kinh doanh cùng thương hiệu. Vì thế, người mua nhượng quyền lẻ thường chỉ có thể mua được qua các master franchise (đối với thương hiệu nổi tiếng) hay các chủ thương hiệu nhỏ. Với các ví dụ điển hình như KFC, Jolibee, Loterria, McDonald’s thông qua hình thức này để nhượng quyền vào Việt Nam.
12. Một điều mà bạn có thể thấy gợn, đó là sao bài này có “hình như” lắm thế? Thực ra điều khoản bảo mật trong Nhượng quyền cực quan trọng, lộ info bảo mật là có thể chấm dứt hợp tác, thế nên có cái là mình đoán, có cái là mình biết như cứ “hình như” có nó chắc chắn. Khi bán NQ nhớ có điều khoản bảo mật để giữ những info bạn ko muốn lộ ra
Thời điểm hiện tại, với kênh #foodapps, dự là Nhượng quyền sẽ có thêm công cụ gia tăng doanh số cũng như ràng buộc giữa người bán và người mua rất tốt. Anyway, cơ hội sẽ thực sự tốt cho những bên làm NQ tử tế và đồng hành lâu dài để tiến tới một quan hệ thực sự win-win
#HoangTung #MrPizza #FoodApps
#NhuongQuyen #Franchise