Mùng 8 tháng 3 năm 1968. Chiến tranh Lạnh đang đạt đỉnh.
Chiếc tàu ngầm điện-diesel mang tên lửa đạn đạo Đề án 629A (Tên gọi NATO: Golf-II) K-129 của Liên bang Xô Viết đang lặng lẽ di chuyển dưới sâu Thái Bình Dương. Mười hai ngày trước, K-129 vừa mới rời Căn cứ Hải quân Rybachiy của Hạm đội Thái Bình Dương ở Kamchatka với 92 thành viên thủy thủ đoàn (bình thường K-129 có 83 người nhưng thêm 9 người là người mới) trong một nhiệm vụ tuần tra như thường lệ. Đột nhiên, khi còn cách Hawaii một ngàn năm trăm sáu mươi dặm (2510 ki-lô-mét) về phía Tây Bắc, K-129 bỗng biến mất. Và không bao giờ quay trở lại.
Tàu ngầm K-129 của Liên Xô
Tàu ngầm K-129 của Liên Xô
Cho đến ngày nay, nguyên nhân làm cho K-129 chìm vẫn còn là một bí ẩn. Trên chiếc tàu ngầm là những vũ khí và công nghệ có giá trị to lớn, châm ngòi cho một trong những chiến dịch trục vớt ngoạn mục nhất trong lịch sử CIA.
Chiến dịch AZORIAN.
USNS Glomar Explorer, chiếc tàu trục vớt K-129 của CIA
USNS Glomar Explorer, chiếc tàu trục vớt K-129 của CIA

I. Một hiện tượng bất thường ở Thái Bình Dương

Vào ngày mùng 8 tháng 3 năm 1968, các sĩ quan tại một căn cứ hải quân Hoa Kỳ đã ghi lại được một âm thanh bất thường trong Hệ thống Giám sát Âm thanh (SOSUS) của họ. SOSUS là tên gọi của hệ thống phát hiện tàu ngầm dựa trên sonar thụ động do Hải quân Hoa Kỳ phát triển để theo dõi các tàu ngầm Liên Xô.
Những chiếc máy này (tên LOFAR) ghi lại sử dụng giấy tĩnh điện, tương tự như loại giấy dùng cho máy đo độ sâu.
Những chiếc máy này (tên LOFAR) ghi lại sử dụng giấy tĩnh điện, tương tự như loại giấy dùng cho máy đo độ sâu.
Một tấm LOFAR-ký từ chiếc máy bên trên
Một tấm LOFAR-ký từ chiếc máy bên trên
Tín hiệu mà các sĩ quan thu được có vẻ xuất phát từ một vụ co sập (implosion) dưới nước có thể được truy đến một địa điểm cụ thể:
Vị trí âm thanh phát ra, cũng là nơi chiếc K-219 chìm.
Vị trí âm thanh phát ra, cũng là nơi chiếc K-219 chìm.
Địa điểm phát ra tiếng động trên cách Hawaii khoảng 1500 dặm về phía Tây Bắc, một khu vực thường được Hải quân Liên Xô tuần tra.
Trong lúc đó, tại một trung tâm điều khiển của Liên Xô ở bán đảo Kamchatka, những sĩ quan Liên Xô cố gắng liên lạc với chiếc tàu ngầm tên lửa đạn đạo nhưng không thành công. Theo kế hoạch, K-219 sẽ liên lạc vô tuyến với bộ chỉ huy ở Kamchatka khi vượt qua kinh tuyến 180. Nhưng K-129 đã bỏ lỡ các lần kiểm tra được chỉ định và không phản hồi với các nỗ lực liên lạc. Có một thứ gì đó sai sai. Ngay lập tức, vào tháng Tư, Hải quân Liên Xô khởi động một chiến dịch truy tìm khổng lồ. 36 tàu chiến chùng 53 máy bay của Liên Xô sục sạo khắc Bắc Thái Bình Dương. Hoạt động này được Văn phòng Tình báo Hải quân Hoa Kỳ nghi ngờ nguồn cơn của cuộc tìm kiếm này là: Liên Xô mới mất một tàu ngầm tên lửa đạn đạo. Các cuộc tìm kiếm trên tàu mặt nước của Liên Xô tập trung vào một địa điểm được biết là có liên quan đến các tuyến tuần tra tàu ngầm diesel tên lửa đạn đạo chiến lược lớp Golf-II (Đề án 629) của Liên Xô. Những chiếc tàu ngầm này mang theo ba tên lửa hạt nhân và thường xuyên được triển khai trong phạm vi tên lửa của bờ biển phía tây Hoa Kỳ. Sau nhiều tuần tìm kiếm, Liên Xô không thể xác định vị trí của chiếc tàu bị chìm và Liên Xô bỏ cuộc, tuyên bố chiếc tàu ngầm mất tích.
Khi Liên Xô ngừng các hoạt động tìm kiếm, Mỹ nhảy vào và triển khai chiến dịch Sand Dollar, gửi chiếc tàu ngầm USS Halibut (SSGN-587), vốn là một tàu ngầm hạt nhân, nay được chuyển thành nền tảng cho các hoạt động đặc biệt mà sau này sẽ đi nghe lén cáp biển Liên Xô ở Biển Okhotsk, đến nguồn xuất phát của âm thanh lạ mà họ thu được. Halibut sẽ mang trên mình hàng tá đồ chơi công nghệ cho nhiệm vụ này.
<i>USS Halibut</i>, đã sửa đổi, với Cầu Cổng Vàng phía sau
USS Halibut, đã sửa đổi, với Cầu Cổng Vàng phía sau
<i>USS Halibut</i>. Đã được cải tiến với một giếng cho hai tàu lặn không người lái dưới nước điều khiển từ xa bên dưới nhà chứa máy bay, bản thân nó đã được chuyển thành một không gian chuyên dụng cho các nhân viên tình báo và chiếc máy tính khổng lồ của họ. Khoang chứa tên lửa gắn đầu đạn hạt nhân SSM-N-8 Regulus được gọi là Bat Cave (Hang Dơi), đã được sửa đổi để gắn các thiết bị. Một hình trụ đã được thêm vào phía trên cửa sập phía sau dành cho các thợ lặn. Các ván trượt được thêm vào dưới đáy thân tàu và các mỏ neo lớn hơn đã được lắp đặt. Các động cơ đẩy giúp giữ nó ở đúng vị trí.
USS Halibut. Đã được cải tiến với một giếng cho hai tàu lặn không người lái dưới nước điều khiển từ xa bên dưới nhà chứa máy bay, bản thân nó đã được chuyển thành một không gian chuyên dụng cho các nhân viên tình báo và chiếc máy tính khổng lồ của họ. Khoang chứa tên lửa gắn đầu đạn hạt nhân SSM-N-8 Regulus được gọi là Bat Cave (Hang Dơi), đã được sửa đổi để gắn các thiết bị. Một hình trụ đã được thêm vào phía trên cửa sập phía sau dành cho các thợ lặn. Các ván trượt được thêm vào dưới đáy thân tàu và các mỏ neo lớn hơn đã được lắp đặt. Các động cơ đẩy giúp giữ nó ở đúng vị trí.
Phần mũi của <i>Halibut</i> (đã sửa đổi) - <a href="https://www.secretprojects.co.uk/threads/secret-sub-uss-halibut.23541/">nguồn</a>
Phần mũi của Halibut (đã sửa đổi) - nguồn
Sơ đồ <i>USS Halibut</i> (đã sửa đổi), phần trước -<a href="https://www.secretprojects.co.uk/threads/secret-sub-uss-halibut.23541/"> nguồn</a>
Sơ đồ USS Halibut (đã sửa đổi), phần trước - nguồn
<i>USS Halibut</i> (đã sửa đổi), phần sau - <a href="https://www.secretprojects.co.uk/threads/secret-sub-uss-halibut.23541/">nguồn</a>
USS Halibut (đã sửa đổi), phần sau - nguồn
Với công nghệ tiên tiến nằm trong tay, Mỹ đã thu hẹp được phạm vi tìm kiếm xuống, cách vị trí chính xác của xác K-129 khoảng chín ki-lô-mét. Vào tháng Bảy cùng năm, Halibut khởi hành từ Trân Châu Cảng đến khu vực tìm kiếm, với mục tiêu là tìm dược xác của K-129 và chụp ảnh nó. Sau ba tuần ra soát đáy biển ở khu vực tìm kiếm, Halibut cuối cùng đã tìm thấy K-129. Thủy thủ đoàn của Halibut triển khai một thiết bị nhỏ được điều khiển bằng cáp xuống, gọi là "Con Cá" (The Fish). Thiết bị này cao 3,7 mét, nặng 1,8 tấn và là một tổ hợp gồm sonar, đèn pha và các camera. Nó được thiết kế để chịu áp lực cực độ và có thể lặn sâu xuống đến sáu cây số và thu thập thông tin về địa hình đáy biển. Trong vài tuần tiếp theo, Halibut đã chụp hơn hai vạn bức ảnh của K-129, lúc này đang yên nghỉ ở độ sâu năm ngàn mét, ở tọa độ 38°5′ Bắc và 178°57′ Đông.
Ảnh chụp xác chiếc K-129
Ảnh chụp xác chiếc K-129
Vị trí K-129 đắm
Vị trí K-129 đắm
Giờ thì người Mỹ đã hiểu ra rằng tại sao Liên Xô lại lo lắgn đến vậy và lại tổ chức một cuộc tìm kiếm rầm rộ như vậy. Rất có thể là trên K-129 có những công nghệ tuyệt mật mà Liên Xô không muốn Mỹ biết được.

II. Bức bình phong

Quay lại Washington, D.C., sự tò mò đang tăng lên. Chính phủ hiểu được sự đặc biệt của vấn đề. Kết quả là Tổng thống Richard Nixon đã chấp thuận một nhiệm vụ mạo hiểm, mà nếu thất bại có thể sẽ khơi mào một cuộc chiến tranh giữa hai siêu cường. Chiến tranh Lạnh lúc bấy giờ đã lên đến đỉnh điểm, nhưng cơ hội để thu hồi một phương tiện bị đắm của kẻ thù với những bí mật quân sự vô giá là một kho báu quá lớn để làm ngơ. Vậy là một nhiệm vụ khó tin đã bắt đầu. CIA, Cục Tình báo Trung ương nhận chỉ thị thực hiện một chiến dịch bí mật. Trục vớt một chiếc tàu ngầm bị đắm từ độ sâu tương đương sáu tòa tháp Burj Khalifa là một nhiệm vụ đắt đỏ và khó khăn. Giải pháp của CIA, trong khi nghe có vẻ điên rồ nhưng lại rất hợp lý là: Gắp K-129 lên bằng một cái càng khổng lồ. Tương tự như việc gắp gấu bông vậy, nhưng ở đây thay vì ta gắp gấu thì ta gắp tàu ngầm Liên Xô.
Công cụ gắp mà CIA nghĩ đến - Ảnh: <a href="https://www.cia.gov/legacy/museum/exhibit/project-azorian/">Cục Tình báo Trung ương</a>
Công cụ gắp mà CIA nghĩ đến - Ảnh: Cục Tình báo Trung ương
CIA đã nghĩ ra một kế hoạch. Họ cần một con tàu có thể mang theo cái càng khổng lồ của họ để gắp "gấu" nhưng họ cũng cần nó trông giống một chiếc tàu bình thường để che mắt tình báo Liên Xô. Vậy thì phải đóng nó như thế nào để Liên Xô hoặc báo chí không nghi ngờ? Vậy thì CIA phải dựng lên một vỏ bọc trước đã, và người mà CIA chọn không là ai khác ngoài tỷ phú, nhà tài phiệt Howard Hughes. Ông sẽ đóng vai trò chủ đạo trong chiến dịch đánh lạc khổng lồ này.
Howard Hughes (1905-1976) trên chiếc H-4 Hercules của ông
Howard Hughes (1905-1976) trên chiếc H-4 Hercules của ông
Howard Hughes sống biệt lập trên tầng cao nhất của một khách sạn tên Desert Inn ở Las Vegas, Nevada. Ông là một người lập dị, hoang tưởng và giàu có. Cách ông kinh doanh không theo khuôn mẫu nào và ông được biết đến với nhiều dự án kinh doanh. Một số người còn gọi ông là Elon Musk của những năm 60. Như một phần của chiến dịch đánh lạc hướng của CIA, Hughes mở rộng các dự án kinh doanh sang khai thác biển sâu. Ông thành lập một công ty chuyên về thăm dò khoáng sản và ủy quyền xây dựng tàu "khai thác biển sâu" Hughes Glomar Explorer.
"Máy gắp gấu" <i>Glomar Explorer</i>
"Máy gắp gấu" Glomar Explorer
Con tàu được đóng ngay giữa ban ngày ban mặt. Mục đích "chính thức" (trên giấy tờ) của nó là để thăm dò các nốt mangan (các khối khoáng chất ở dưới đáy biển) nhằm "khai phá một ngành công nghiệp mới". Để tăng độ tin cậy cho cú lừa, nam diễn viên Hollywood Richard Anderson đã được thuê để chứng thực cho những nỗ lực mới của Howard Hughes trong một quảng cáo.
Quảng cáo đó
Trong lúc đó, CIA ủy quyền cho Lockheed, nổi tiếng vì những chiếc máy bay do thám của mình, lắp ráp một chiếc càng gắp có khả năng nâng cả một con tàu ngầm lên.
Công việc đóng chiếc tàu mất đến bốn năm và 350 triệu đô-la Mỹ thời bấy giờ (khoảng 1,5 tỷ đô-la hiện nay). Con tàu có giá trị từng xu một. Rủi ro rất cao. Nhiệm vụ này không được phép thất bại dưới bất kỳ điều kiện nào.
Từ một góc độ kỹ thuật, chiếc Glomar Explorer thực sự là một con tàu thú vị. Nó nặng năm vạn tấn, dài 189 mét và được trang bị một cơ chế nâng khổng lồ với một khoang chứa lớn bên trong (để đựng chiếc tàu ngầm), được gọi là "moon pool". Kế hoạch là gắp chiếc tàu ngầm Liên Xô lên, rồi để nó vào khoang chứa nơi nó sẽ được lưu trữ và xem xét.
"Moon Pool" để chứa K-129 của <i>Glomar Explorer</i>
"Moon Pool" để chứa K-129 của Glomar Explorer
Nhưng làm thế nào để đưa chiếc càng xuống năm ngàn mét? Trên con tàu là sáu trăm ống thép lớn, dài chín mét mỗi cái. Trong quá trình hạ càng gắp xuống, những chiếc ống thép này sẽ được nối vào nhau, từng cái một bởi một chiếc cần cẩu trên boong tàu, tạo thành một ống sắt duy nhất dài năm ki-lô-mét có khả năng vươn đến mục tiêu. Ngoài ra con tàu còn được trang bị hệ thống sonar tiên tiến và các hệ thống định vị để xác định chính xác vị trí K-129 đắm.
Chiếc cần trục dùng để lắp ráp các ống thép - <a href="https://maritime.org/doc/glomarexplorer/index.php">nguồn</a>
Chiếc cần trục dùng để lắp ráp các ống thép - nguồn
Kế hoạch
Kế hoạch
Vậy là chiến dịch AZORIAN bắt đầu.

III. Nhiệm vụ

Mùa hè năm 1974. Sáu năm chuẩn bị đã trôi qua kể từ ngày K-129 mãi mãi nằm lại dưới đáy Bắc Thái Bình Dương. Glomar Explorer đã đang trên đường đến mục tiêu. Kể từ khi rời Long Beach, California, Glomar Explorer đã được ba ngàn hải lý (hơn năm ngàn ki-lô-mét). Mọi thứ đều diễn ra đúng như chuẩn bị, và thủy thủ đoàn rất phấn chấn. Một thủy thủ thậm chí còn viết lại trong nhật ký:
Bầu trời có phần u ám, nhưng tinh thần ai nấy đều sáng như bạc được đánh bóng (...) Nhiệm vụ bất khả thi? Vớ vẩn! Từ "Bất khả thi" không nằm trong từ điển của chúng tôi!
Ngày mùng 4 tháng 7, Glomar Explorer đến địa điểm nơi K-129 bị đắm. Sau vài ngày trên trên biển, Glomar Explorer nhận được tin tức quan trọng: Một tàu đo đạc tầm bắn tên lửa thuộc Đề án 1130 của Liên Xô tên Chazhma đang tuần tra trong cùng khu vực với Glomar Explorer và được dự kiến sẽ gặp mặt Glomar Explorer.
Tàu đo đạc tầm bắn tên lửa<i> Chazhma</i>
Tàu đo đạc tầm bắn tên lửa Chazhma
Khi nhìn thấy chiếc Glomar Explorer, những người Liên Xô có chút nghi ngờ. Vào lúc đó, chiếc càng gắp của Glomar Explorer đang được hạ xuống biển. Để điều tra rõ hơn điều gì đang xảy ra, một chiếc trực thăng Ka-25 đã cất cánh từ Chazhma. Thủy thủ đoàn của Glomar Explorer nhìn chiếc Ka-25 đầy lo lắng khi nó bay vài lượt quanh chiếc tàu. Nếu chiếc trực thăng phát hiện ra họ thực sự đang làm gì, căng thẳng giữa Liên Xô và Hoa Kỳ có thể leo thang thành một cuộc chiến tranh. May mắn thay, cuối cùng chiếc trực thăng cùng quay trở về tàu của nó. ChazhmaGlomar Explorer liên lạc với nhau qua radio.
Chazhma:
Chúng tôi đang đi về nhà thì nghe thấy tiếng còi sương mù của tàu các anh. Tàu các anh đang làm trò gì vậy?
Những người Mỹ càng trở nên lo lắng hơn. Chiếc Chazhma lúc đó đang không trong phạm vi nghe thấy còi của Glomar Explorer, nên có vẻ đây là một lời nói dối, vậy nên các đặc vụ CIA bám sát vào câu chuyện vỏ bọc của họ:
Chúng tôi đang thực hiện một số cuộc thử nghiệm khai thác dưới biển. Khai thác biển sâu.
Chazhma:
Tàu các anh là loại tàu gì?
Glomar Explorer:
Một tàu khai thác biển sâu.
Chazhma:
Tàu các anh có các trang thiết bị gì?
Glomar Explorer:
Các thiết bị thử nghiệm cho việc khai thác biển sâu
Chazhma:
Vậy các anh sẽ ở đây trong bao lâu?
Glomar Explorer:
Chúng tôi dự kiến hoàn thành các cuộc thử nghiệm trong vòng hai tới ba tuần.
Chazhma:
Hừm. Vậy chúc các anh may mắn.
Chiếc Chazhma ngừng liên lạc vô tuyến, quay đầu lại và trở về Căn cứ Hải quân Bechevinka ở Petropavlovsk vào 9 giờ tối, ngày 18 tháng Bảy.
Tài liệu được giải mật của CIA - Cuộc chạm trán -<a href="https://nsarchive2.gwu.edu/nukevault/ebb305/doc01.pdf"> nguồn</a>
Tài liệu được giải mật của CIA - Cuộc chạm trán - nguồn
Sau cuộc chạm trán đau tim đó, cuối cùng các thủy thủ cũng có thể thực sự "khai thác biển sâu".
Rất chậm rãi, chiếc càng gắp khổng lồ nặng hai ngàn tấn biệt danh "Clementine" (CIA phải dùng cả một chiếc sà lan khổng lồ chỉ cốt để che giấu việc lắp ráp chiếc càng và để gắn nó vào chiếc Glomar Explorer một cách bí mật) dần dần được hạ xuống biển sâu.
Chiếc sà lan HMB-1 dùng để lắp ráp chiếc càng
Chiếc sà lan HMB-1 dùng để lắp ráp chiếc càng
Vận xui nào đã buông tha cho Glomar Explorer và thủy thủ đoàn của nó. Lần này, thủy thủ đoàn còn đau tim hơn. Vào buổi sáng ngày 22 tháng Bảy một chiếc tàu kéo của Liên Xô dài 47 mét tên SB-10 (Kí hiệu "SB" có nghĩa là chiếc tàu này chuyên thực hiện những nhiệm vụ gải cứu) xuất hiện và giữ khoảng cách với con tàu "khai thác biển sâu" kia trong khoảng 3 đến 4 dặm. Trong lúc đó, chiếc tàu Liên Xô tiến lại gần để quan sát, nhiều khi chỉ cách chiếc tàu Mỹ 60 mét. Khoảng nửa tá thủy thủ Liên Xô rút máy ảnh ra và chụp chiếc Glomar Explorer. Một lúc sau, chiếc SB-10 lại quay về vị trí cũ. Đến ngày 24 tháng Bảy, có một con tàu của Hy Lạp tên Pellas đi ngang qua, cách Glomar Explorer hai dặm. SB-10 vẫn tiếp tục theo dõi Glomar Explorer, thường xuyên ở khoảng cách gần.
Tài liệu CIA được giải mật - Cuộc chạm trán thứ hai - <a href="https://nsarchive2.gwu.edu/nukevault/ebb305/doc01.pdf">nguồn</a>
Tài liệu CIA được giải mật - Cuộc chạm trán thứ hai - nguồn
Chiếc Glomar Explorer liên lạc thường xuyên với bộ chỉ huy, thông tin về nhưng vấn đề kỹ thuật nó gặp phải. Ví dụ, vào ngày 25 tháng Bảy, hệ thống trục vớt của con tàu gặp sự cố. Ngoài ra, các cảm biến nâng và điểu khiển cùng bị tắt thường xuyên. Vào ngày 26 tháng Bảy, thiết bị sonar được gắn vào "Clementine" phát hiện ra đáy biển. Đến thời điểm này, một loạt sự cố hỏng hóc đã bào mòn sự lạc quan của thủy thủ đoàn. Một tia sáng le lói trong bầu trời u ám là việc triển khai đường ống bằng thép vẫn hoàn toàn ổn định. Đến ngày hôm đó, 13800 feet (4,2 ki-lô-mét) ống đã được lắp đặt. Chiếc SB-10 vẫn lảng vảng quang Glomar Explorer. Ngày 28 tháng Bảy, lại có một sự cố khác xảy ra (trong tài liệu được giải mật đoạn này đã bị gạch đi), tạo ra khói, tóe lửa, và làm cho cần cẩu bị rung nhẹ; nhưng không gây thiệt hại đáng kể. Trong lúc tình trạng đnag được sửa chữa, sonar phân giải cao được sử dụng để ghim chính xác vị trí xác K-129. SB-10 lại quay trở lại trong tầm radar, cách Glomar Explorer khoảng 5 dặm, nhưng sương mù dày đặc đã giảm tầm quan sát xuống còn 1 dặm.
Mọi người trên tàu đều bị cuốn vào sự mong đợi được nhìn thấy mục tiêu lần đầu tiên. Mọi con mắt đều dõi theo màn hình từ sonar quét (máy dò tầm xa của chúng tôi) để tìm bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy kết quả. Các chấm vàng di chuyển đều đặn không ngừng trên ống tia âm cực. Sau đó, một cục bướu hình bán cầu không đều đã thay thế các đường thẳng phẳng trên màn hình. Một, hai, ba,... và nhiều lần nữa, nó vẫn như vậy. Chắc chắn đó là xác tàu ngầm. Tin tức lan truyền nhanh chóng khắp tàu. Chúng tôi đã đến đúng mục tiêu. Trong vòng vài giờ, chúng tôi đã đến đủ gần mục tiêu để các máy quay truyền hình có thể chụp được hình ảnh rõ nét về phần còn lại của tàu ngầm. Tất cả mọi người đều muốn xem hình ảnh và Chỉ huy Nhiệm vụ đã cho phép thủy thủ đoàn, theo từng nhóm nhỏ, đi qua phòng điều khiển để tự mình xem. Bình luận phổ biến nhất là (BỊ XÓA). Chỉ huy Nhiệm vụ và các phó của ông thừa nhận rằng trong quá trình phục hồi thực tế, phi hành đoàn của tàu không được phép vào trung tâm điều khiển. Sự căng thẳng sẽ quá lớn và có thể gây mất tập trung. Thủy thủ đoàn đã đóng góp rất nhiều vào thành công của dự án và việc từ chối cho họ cơ hội quan sát hoạt động trục vớt đã đè nặng lên tâm trí của Chỉ huy Nhiệm vụ. Ông chỉ đạo rằng một số màn hình TV để hiển thị video được đặt xung quanh tàu (BỊ XÓA) vì lợi ích của thủy thủ đoàn. Các màn hình được các thủy thủ, đầu bếp, thợ lặn và đội trục vớt theo dõi chặt chẽ - toàn bộ thủy thủ đoàn đều tham gia - trong những khoảnh khắc trục vớt quan trọng.
Chiếc SB-10 giữ khoảng cách khá gần với Glomar Explorer trong đêm, và sẽ bị đèn pha công suất lớn trên chiếc Glomar Explorer chiếu vào mỗi khi nó đến quá gần. "Chiến thuật" này luôn thành công trong việc làm dạt chiếc tàu Liên Xô ra xa hơn. Sáng hôm sau, SB-10 tiếp tục thám thính Glomar Explorer và đi vòng quanh chiếc Glomar Explorer một vòng tròn. Các thủy thủ đoàn trên chiếc tàu Mỹ quan sát được các thủy thủ Liên Xô đang đo độ cao các cấu trúc trên tàu bằng máy aliđat (alidade, máy ngắm) và kính lục phân.
Ngày 31 tháng Bảy: Một số vần đề gặp phải. Các ống kính bị làm mờ đôi chút do bùn dưới đáy biển trong chừng một tiếng rưỡi.
Mùng 1 tháng Tám: "Clementine" đã thu hồi được mục tiêu. Trong lúc K-129 đang được nâng lên vào lúc 10 giờ tối, một số càng của "Clementine" đã bị gãy, khiến cho chỉ có phần mũi tàu, dài 12 mét được nâng lên còn phần còn lại bị gãy rời và chìm lại xuống bốn nghìn chín trăm mét. Nguyên nhân được phỏng đoán là do chất liệu làm nên những chiếc càng, thép maraging, vốn là một loại thép cường độ cực cao nhưng độ dẻo (ductility) không cao bằng các loại thép khác.

IV. Kết quả

Vậy là hàng năm trời, lên kế hoạch tỉ mẩn, 800 triệu đô-la (tương đương 4,9 tỷ đô-la hiện tại) và sự bảo mật tuyệt đối chỉ để đánh đổi cho chưa đầy một phần tám chiếc K-129. CIA đã lên kế hoạch để "gắp" phần còn lại của K-129 lên nhưng...
Hãy quay ngược trở lại dòng thời gian. Vào tháng 6 năm 1974, ngay trước khi chiếc Glomar Explorer bắt đầu nhiệm vụ, đám trộm đã đột nhập vào một văn phòng của Hughes ở Los Angeles và đánh cắp đi các tài liệu mật cho thấy mối liên hệ giữa vị tỷ phú, con tàu "khai thác khoáng sản" của ông và Cục Tình báo Trung ương.
Đích thân Giám đốc Cơ quan Tình báo Trung ương William E. Colby đã kêu gọi những người biết về chiến dịch AZORIAN không tiết sự thật về chiến dịch này. Trong một thời gian, họ đã hợp tác, nhưng vào ngày mùng 7 tháng Hai năm 1975, tờ Los Angeles Times đã đăng một bài viết nêu mối liên hệ giữa vụ cắp, Hughes, CIA và hoạt động trục vớt. Sau đó, phóng viên điều tra Jack Anderson đã đưa tin trên truyền hình quốc gia, khẳng định rằng các chuyên gia Hải quân đã nói với ông rằng chiếc tàu ngầm bị chìm không chứa bất kỳ bí mật thực sự nào và rằng dự án này là "một sự lãng phí tiền thuế của nhân dân". Các nhà báo đã tràn vào Long Beach (California), nơi Glomar Explorer đang chuẩn bị cho nhiệm vụ thứ hai. Chính quyền Ford tuyên bố:
Chúng tôi không thừa nhận cũng không phủ nhận
Chính quyền Ford về sự việc
Tuy vậy, rõ ràng là tấm bình phong của Glomar Explorer đã bị "rách". Nhà Trắng đã hủy bỏ kế hoạch trục vớt lần thứ hai, và đến cuối tháng 6 cùng năm, Liên Xô đã chỉ định một con tàu để theo dõi và bảo vệ địa điểm trục vớt.
Bài báo thứ Sáu, ngày mùng 7 tháng Hai năm 1975 của LA Times
Bài báo thứ Sáu, ngày mùng 7 tháng Hai năm 1975 của LA Times
Cho đến này hôm nay, hầu hết mọi thứ về K-12 vẫn còn là bí ẩn. CIA chỉ tuyên bố tìm thấy hai quả ngư lôi hạt nhân trong phần tàu trục vớt được và sáu thi hài thủy thủ đoàn Liên Xô (sau đó họ được mai táng ở biển, với đầy đủ các nghi thức quân đội), ngoài ra không còn thứ gì đặc biệt cả.
Sự thật mãi mãi nằm trong tâm trí 92 con người bị chôn vùi trong ngôi mộ tập thể mang tên K-129 ở tọa độ 38 độ 5 phút Bắc và 178 độ 57 phút Đông.

Nguồn:

- Tài liệu giải mật của CIA, ngày 1/4/2010, Project Azorian: The story of the Hughes Glomar Explorer
- Báo El País (Tiếng Anh), ngày 6/8/2022, The incredible story about how the CIA retrieved a Soviet submarine
- Tạp chí của lực lượng Tàu ngầm Mỹ - Internet Archive (Wayback Machine), mùa Đông 2005, SOSUS - The "Secret Weapon" of Undersea Surveillance
- Deep Sea Mining, Glomar Explorer
- The Maritime Executive, ngày 10/7/2019, Grand Finale for Infamous Glomar Explorer - Part 1
- Sơ đồ tàu ngầm USS Halibut: Secret Projects, ngày 1/3/2015, Secret sub - USS Halibut
- Đại học Michigan - Khoa Kỹ Thuật, ngày 28/2/2020, Submerged
- San Francisco Maritime National Park Association, Tài liệu kỹ thuật của Glomar Explorer
- Báo Los Angeles Times, số thứ Sáu, ngày 7/2/1975