[CASE STUDY] IKEA thao túng túi tiền khách hàng toàn cầu thế nào?
Bạn đi vào IKEA chỉ với mục đích mua một chiếc đèn nhưng thực chất đi ra với 2 chiếc đèn, một cái bàn gỗ và một cái bụng đầy thịt viên....
Bạn đi vào IKEA chỉ với mục đích mua một chiếc đèn nhưng thực chất đi ra với 2 chiếc đèn, một cái bàn gỗ và một cái bụng đầy thịt viên. Vậy thì chuỗi store IKEA đã làm gì để “thao túng” bạn chi nhiều tiền cho họ đến vậy? Cùng khám phá 5 mẹo “lén lút” sau đây nhé!
1. Bạn sẽ mất định nghĩa về thời gian khi vào IKEA
Bạn đã bao giờ vào một store nào đó mà không có cửa sổ chưa? Nếu có thì thứ duy nhất bạn làm đó là chỉ nhìn nhưng chắc chắn bạn sẽ không tìm thấy một dấu hiệu gì của tia sáng mặt trời đâu. Đó chính là store của IKEA. Ngoài ra, những chiếc đồng hồ IKEA gắn trên tường cũng là giả vì chúng không hiện giờ giấc chính xác. Đây chính là một thủ thuật thông minh IKEA “mượn” được từ các sòng bạc.
Khi khám phá vào IKEA và tò mò về mọi thứ tại đây, bạn sẽ dần mất ý thức và mất cảnh giác về số giờ mình đã “lạc” vào đây. Và đột nhiên bạn dành nhiều thời gian đi loanh quanh hơn là bạn nghĩ. Việc bạn càng dành nhiều thời gian tại store sẽ khiến bạn dễ dàng mua hàng hơn.
2. Store trông như mê cung
Không giống như hầu hết các cửa hàng tạp hóa và cửa hàng bách hóa — nơi người mua sắm có thể ra vào nhanh chóng bằng cách kéo lên và xuống các lối đi, cách bố trí của IKEA buộc khách hàng phải đi bộ qua toàn bộ cửa hàng để đến nơi thanh toán.
Bạn có thể tưởng tượng ra thế này, IKEA thường sẽ có hai tầng, lối vào chỉ có ở tầng 1 và từ tầng 1 đi lên tầng 2. Nếu bạn muốn đi xuống và ra về thì phải đi hết toàn bộ mới có một lối ra duy nhất của cuối tầng 1 nên một khi bạn đã đặt chân vào IKEA, bạn sẽ không thể đi ra nhanh được mà bắt buộc phải đi xem hết một lượt.
Theo Brad Klontz - nhà tâm lý học nổi tiếng đã giải thích rằng IKEA có thể giữ chân bạn ở lại cửa hàng càng lâu, thì khả năng bạn mua những thứ mà bạn không định mua càng cao.
3. Đồ ăn tại IKEA được bán với giá rẻ
Khi bạn hết năng lượng bởi vì đã lượn quanh IKEA quá lâu, bạn có thể đến nhà hàng bán đồ ăn của IKEA, chỉ có khoảng 4,99 USD (Hơn 100.000 vnđ) cho một đĩa 10 món. Cộng đồng mạng đều dành lời khen cho đồ ăn tại đây, đặc biệt là kem, thịt, bánh mì bởi chúng siêu ngon mà siêu rẻ. Điều đặc biệt là bạn có thể ở đây cả ngày mà không cần ra. Một số khách hàng thậm chí đến Ikea chỉ để ăn và điều này khiến cho bộ phận F&B của công ty đạt doanh số bán hàng tăng vọt 8% tại Hoa Kỳ vào năm 2015.
Theo Kit Yarrow - giáo sư tâm lý học tại Đại học Golden Gate ở San Francisco, việc bán thức ăn với giá rẻ sẽ khiến người mua sắm tin rằng đồ nội thất có giá cả hợp lý. Điều này đặc biệt đúng vì nhiều người có thể không hiểu nhiều về chi phí đồ nội thất. Tuy nhiên ai cũng sẽ hiểu về giá của thức ăn như thế nào gọi là rẻ. Họ sẽ nghĩ rằng: “Nếu thực phẩm của IKEA có giá thấp, thì mọi thứ đều có giá thấp.”
4. Nội thất được trưng bày đầy đủ thật như một căn nhà
Khi vào store của IKEA, bạn sẽ đi qua phòng ngủ, phòng tắm, phòng khách và nhà bếp. Bạn có nhận ra rằng store đã cố tình loại bỏ các rào cản và khiến bạn cảm tưởng bạn đang đi vào một ngôi nhà thật sự, sự bày trí hài hòa ấy sẽ khiến bạn muốn “khiêng” mọi thứ về để trang trí cho nhà của chính mình vì bạn đã biết chúng nhìn thật long lanh khi phối màu với nhau. Haiz, điều đó khiến bạn trở nên mê mẩn với những sản phẩm mà bạn không có ý định mua.
Điều mà Ikea muốn trên hết chính là bạn vào và thấy mình có một phòng ngủ mới hoặc phòng khách mới chứ không chỉ là một tấm nệm mới hay một bàn cà phê mới. Chính vì vậy, bạn sẽ luôn muốn mua tất cả, thậm chí mua rất nhiều thứ dù ban đầu chỉ có ý định mua một món mà thôi.
5. Thẻ giá lặn mất tăm một cách khó hiểu
Vì IKEA muốn bạn ưng sản phẩm trước khi check giá của chúng là bao nhiêu nên dường như họ sẽ để thẻ giá ở nơi rất khó nhìn, thậm chí là không tìm thấy. Bạn sẽ đi loanh quanh và muốn mua rất nhiều thứ mà không để tâm đến giá do chúng không được in to và ở nơi dễ thấy vì một hiệu ứng tâm lý có thể bạn đã biết nhưng không ít lần vẫn “rơi vào tròng” đó là mọi người thường không muốn được nhắc nhở về số tiền họ đang chi tiêu, vì vậy họ có xu hướng mua nhiều thứ hơn khi không thể nhìn thấy giá của sản phẩm ngay lập tức.
Nguồn tham khảo
----------
Bài viết được nhận xét và góp ý từ Sếp của mình để được hoàn thiện hơn. Enjoy it!
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất