Giới thiệu:

Bài được viết theo sách "The Invisible Partners" của John A. Sanford. Bài này bàn về phương pháp "active imagination" hay còn gọi là "chủ động tưởng tượng" (CĐTT), được sáng tạo và phát triển bởi Carl Gustav Jung. Phương pháp này có thể giúp bạn hòa giải với các mâu thuẫn nội tâm, đối đầu với giọng nói bên trong và tìm hiểu ý nghĩa thật sự của các mộng tưởng, giấc mơ giang dở.

Vào bài:

Phân tích tâm lý thôi vẫn chưa đủ để chữa lành tâm hồn. Dù chúng ta hiểu rõ lịch sử cá nhân của mình và ý thức được các thế lực (forces) đang hoạt động trong nội tâm, vốn định hình cuộc sống của chúng ta, vẫn không giúp ích cho việc chữa lành. Các phân tích như vậy giúp chúng ta định hướng ý thức và một số quan điểm nhất định. Chúng cũng làm tăng sức mạnh bản ngã, giải phóng để chúng ta đưa ra những lựa chọn nhất định và tìm ra thái độ mới. Tất cả những điều này rất hữu ích, nhưng không đủ. Chúng ta cần biện pháp mạnh mẽ hơn để hòa giải ý thức và vô thức, để thay đổi một tình huống phá hủy bên trong, hoặc mang lại cuộc sống mới. Ta cần thiết lập và duy trì sự tồn tại của mối quan hệ đang diễn ra với thế giới bên trong mà từ đó cuộc sống mới xuất hiện và qua đó, các xung đột của chúng ta có thể được giải quyết.
"Chủ động tưởng tượng - Active Imagination" (CĐTT) là một phương pháp đặc biệt của Carl Jung để làm việc với vô thức. Phương pháp này đi một bước xa hơn thiền định. Thiền liên quan đến việc chiêm nghiệm một hình ảnh trong khi chủ động tưởng tượng thì tương tác với hình ảnh đó. Phương pháp này tập trung vào một hình ảnh, giọng nói hoặc nhân vật của vô thức và sau đó tham gia tương tác với nó. Trong chủ động tưởng tượng, bản ngã (ego) chắc chắn sẽ tham gia. Chúng ta không thụ động theo dõi, mà tích cực tham gia vào những gì đang xảy ra. Phương pháp này kích hoạt hình ảnh từ vô thức và người dùng luôn ở tâm thế chủ động.
Cảnh báo: Chủ động tưởng tượng có thể kích hoạt một loạt hình ảnh từ vô thức mà trong một vài trường hợp khó dừng lại được. Điều này có thể đáng sợ, vì loạt hình ảnh giống như dòng nước cuốn với nỗi sợ hãi bị ngập chìm từ bên trong. Tôi chưa bao giờ biết ai thực sự bị tổn hại theo cách này, chỉ một hoặc hai người trở nên khá sợ hãi mà thôi. Điều này khó có khả năng xảy ra, vì hầu hết mọi người có thể ngừng phương pháp này bất cứ lúc nào họ muốn, nhưng khả thi nếu ai đó quá gần với vô thức và bản ngã của họ không đủ mạnh. Trong trường hợp này, phương pháp chủ động tưởng tượng chỉ nên được thực hiện với sự hướng dẫn của người có kinh nghiệm như thầy tâm linh lành nghề hoặc nhà trị liệu. CĐTT có thể được bắt đầu theo nhiều cách. Giấc mơ là một nơi để bắt đầu. Trong trường hợp này, chúng ta tiếp tục giấc mơ trong trí tưởng tượng của mình như một câu chuyện và viết ra giấy bất cứ suy nghĩ gì xảy đến. Điều này đặc biệt hữu ích trong những giấc mơ không đi đến kết luận. Chẳng hạn, chúng ta mơ mình đang bị một nhân vật nào đó theo đuổi; chúng ta chạy cong đuôi và giấc mơ đột nhiên kết thúc. Đây là một giấc mơ "dang dở". Nó chưa kết thúc bởi vì vô thức không thể thực hiện hành động nào nữa. Chúng ta có thể tiếp tục giấc mơ bằng cách kết thúc câu chuyện trong phương pháp CĐTT. Điều gì xảy ra bây giờ khi nhân vật đó theo đuổi chúng ta? Có lẽ chúng ta thấy mình dừng lại và đối mặt với nghịch cảnh, hoặc ai đó đột ngột xuất hiện để giúp chúng ta. Sẽ có nhiều tình huống khả thi, nhưng chúng ta chỉ chọn một và theo dõi để xem nó dẫn chúng ta đến đâu. Một ảo mộng fantasy cũng có thể làm cơ sở cho CĐTT. Nơi để bắt đầu sẽ là mộng tưởng đã và đang ám ảnh trong tâm trí, những dòng suy nghĩ không được mong đợi cứ lặp đi lặp lại hoài. Có thể đó là một tưởng tượng định kỳ về một tên trộm đột nhập vào nhà, hoặc vận đen nào đó giáng xuống chúng ta, hoặc một ảo mộng tình dục mạnh mẽ. Ta có thể lấy ảo mộng và cố tình diễn biến nó như một câu chuyện và viết ra bất cứ điều gì xảy ra.[12:23]Điều này làm thay đổi tình trạng tâm lý của chúng ta và làm rõ ràng hơn ý nghĩa cơ bản của ảo mộng. Với những tưởng tượng tình dục, đây có thể là cách duy nhất để tránh việc hiện thực hóa chúng ngoài đời thật theo hướng phá hoại các mối quan hệ. Một nguồn cho ý tưởng của Jung về CĐTT là giả kim thuật (Alchemy). Alchemy nói về người lão luyện (nhà giả kim) chú ý cẩn thận đến tất cả các yếu tố trong câu trả lời và quan sát sự biến đổi của của chúng với sự tập trung cao độ. Jung chuyển ngôn ngữ giả kim thành ngôn ngữ tâm lý và xem đây là bản mẫu đầu tiên của CĐTT. Theo ông, giả kim thuật gợi ý rằng chúng ta đối mặt và vận hành với vô thức ở một trong những hình thức tiện lợi nhất của nó, một ảo mộng tự phát, một giấc mơ, một tâm trạng phi lý, sự cảm nắng ai đó. Bạn chú ý đặc biệt đến nó, tập trung và quan sát sự thay đổi của nó một cách khách quan. Hãy nỗ lực để cống hiến hết mình cho nhiệm vụ này, theo dõi các biến đổi tiếp theo của tưởng tượng tự phát một cách chăm chú và cẩn thận. Trên hết, đừng để bất cứ thứ gì từ bên ngoài vốn không thuộc về nó dây vào, vì hình ảnh giả tưởng đã có "mọi thứ nó cần." Theo cách này, ta chắc chắn mình không can thiệp bằng các thay đổi bất thình lình từ ý thức và để vô thức tự do.[12:23]Trong cùng một tập, Jung nói rõ hơn: "Quá trình này có thể, như tôi đã nói, diễn ra một cách tự nhiên hoặc được chủ động tạo ra. Trong trường hợp sau, bạn chọn một giấc mơ, hoặc một số hình ảnh mộng tưởng khác, và tập trung vào nó bằng cách đơn giản là giữ và nhìn vào nó. Bạn cũng có thể sử dụng tâm trạng xấu (bad mood) làm điểm bắt đầu, sau đó thử tìm hiểu xem nó sẽ tạo ra loại hình ảnh giả tưởng nào hoặc hình ảnh nào để thể hiện tâm trạng này. Sau đó, bạn nhìn kĩ hình ảnh này trong tâm trí bằng cách tập trung sự chú ý. Thông thường nó sẽ thay đổi, vì thực tế chỉ cần chiêm nghiệm là nó đã biến đổi rồi. Các thay đổi phải được ghi chú cẩn thận mọi lúc, vì chúng phản ánh các quá trình tâm linh trong nền vô thức, xuất hiện dưới dạng hình ảnh bao gồm các dữ liệu của kí ức có ý thức (conscious memory material). Theo cách này, ý thức và vô thức được hợp nhất, giống như một thác nước kết nối bên trên và bên dưới"[12:24]CĐTT có thể được bắt đầu từ bất kỳ biểu hiện nào của vô thức - giấc mơ, sự cảm nắng, tâm trạng hoặc bất cứ điều gì - nhưng nơi đơn giản nhất để bắt đầu là cuộc đối thoại diễn ra hàng ngày trong tâm trí của hầu hết mọi người. Chúng ta dành nhiều thời gian để "tranh luận" với chính mình. Để ý một chút sẽ thấy có nhiều loại giọng nói đang "chiến đấu" bên trong chúng ta. Thường thì những cuộc đối thoại này giống cảnh trong phòng xử án, và như thể chúng ta đang bị xét xử vì một điều gì đó. Có công tố viên bên trong, tiếng nói phê phán cố gắng kết án chúng ta về điều này điều nọ, và đó cũng là một quy tắc cơ cấu chính nó thành thẩm phán cũng như người tố cáo. Ở người phụ nữ, giọng nói này thường có một tính cách nam tính, và ở một người đàn ông là một nhân vật nữ tính. Những "tiếng nói" này giống như những suy nghĩ hay tâm trạng tự chủ (autonomous thoughts) đột nhiên bị tiêm vào ý thức của chúng ta. Nếu không ý thức về chúng, chúng ta trở nên giống hệt chúng. Nếu giọng nói mà chúng ta đang nghe là lời buộc tội của nhà phê bình nội bộ hoặc "luật sư truy tố", thì chúng ta trở nên chán nản, và hình ảnh bản thân tụt dốc không phanh. Nhận thức được bản chất tự hành của những tiếng nói này là bắt đầu phân biệt giữa chúng và chúng ta, và nhận thức rõ ràng này giúp ta thoát khỏi tình trạng bị chiếm hữu.[12:24]Để bắt đầu phương pháp CĐTT với lập luận đang diễn ra bên trong, chúng ta viết ra những suy nghĩ đang chạy đua trong tâm trí mình. Nó giúp nhân cách hóa các giọng nói khác nhau mà chúng ta nghe thấy. "Luật sư truy tố", "Người giữ điểm tuyệt vời", "Kẻ phá đám hoài nghi", "Người phụ nữ xa cách" là các nhân cách hóa thông dụng của giọng nói nội tâm. Tất nhiên, việc nhân cách hóa phải tương ứng với loại giọng nói chúng ta đang nghe. Viết những lập luận bên trong ra giấy giúp chúng ta trả lời những suy nghĩ tự trị này, và khuyến khích ta làm rõ và chấp nhận quan điểm của chính mình. Khi viết ra, chúng ta mới thực sự bắt đầu nghe những gì đang được nói trong tâm thức, và kiểm tra xem những phát ngôn này là gì. Nhờ vậy, chúng ta có thể phát hiện ra rằng thẩm quyền của "lời phê bình nội bộ" ấy có thể không cao như vậy. Dù khi mới nghe qua nó như là Thần, thực ra đó chỉ là sự nhân cách hóa các ý kiến tập thể, nghĩa là, theo quan điểm chung hoặc thông thường.[12:24]Việc cầm bút và bắt đầu viết là một hoạt động của bản ngã, và có tác dụng củng cố cái tôi và tập trung ý thức, và khẳng định nó trước những ảnh hưởng hủy diệt. Do đó, chúng ta củng cố vị trí và xoay ngược thế cờ với một kẻ thù bên trong, vốn cho đến tận bây giờ, có lợi thế là hành động trong bóng tối. Tất nhiên nó cũng có thể là một giọng nói tích cực mà chúng ta nghe và học cách nói chuyện cùng. Nếu có một giọng nói tiêu cực dường như muốn chúng ta thất bại trong cuộc sống thì có một giọng nói tích cực khác, mang đến hiểu biết hữu ích và những tia sáng cảm hứng. Chúng ta có thể nuôi dưỡng mối quan hệ với mặt này của bản thân bằng cách thực hành đối thoại với nó về tình hình cuộc sống. Người xưa thường gọi một nhân vật như vậy là "linh hồn quen thuộc - spiritus familiaris". Socrates gọi đó là "daimon" hay là "thiên tài", tinh thần truyền cảm hứng của cho ông, chứ không phải "demon - quỷ dữ. Theo cách nói của Kitô giáo, đó là phiên bản của thiên thần hộ mệnh hoặc dấu chỉ hướng dẫn của Chúa Thánh Thần. Về mặt tâm lý, nhân vật tích cực này có thể được ví như một sự nhân cách hóa của bản ngã vì nó liên quan đến ý thức bản ngã. Nếu mối quan hệ với nhân vật bên trong này có thể được phát triển, chúng ta được giúp sức rất nhiều. Nó giống như có một nhà phân tích nội tâm hoặc người điều phối tâm linh. Trong một số trường hợp, đó là cách để tự do, không phụ thuộc vào một nhà phân tích, vì nó cho phép chúng ta tiếp cận với trí tuệ vô thức của chính mình.[12:25]Lưu ý, tôi đã nói nhiều lần rằng khi thực hiện CĐTT, chúng ta phải viết ra. Viết ra để đưa các suy nghĩ mông lung vào thực tế, tăng cường sự rõ ràng. Viết ra giấy cũng khiến chúng ta không gian lận trong suốt quá trình. Có thể chúng ta khó chịu khi phải tìm hiểu về bản thân và dễ dàng né tránh những điều này, trừ khi chúng được viết ra. Viết ra củng cố bản ngã và phát triển vị trí ý thức của chúng ta khi đối mặt với vô thức. Cuối cùng, thỉnh thoảng chúng ta có thể lấy giấy ra xem lại những gì đã xảy ra trong quá trình CĐTT. Ngoài việc làm mới bộ nhớ, khi một thứ gì đó xuất hiện trong CĐTT không thể lý giải được ngay, mãi về sau chúng ta mới tỏ tường khi nhìn lại những gì mình đã viết. Có một ngoại lệ khi thực hành ghi lại CĐTT; đôi khi phương pháp này phát huy tác dụng tối đa khi chúng ta ở trong trạng thái thiền định và việc viết ra có thể làm gián đoạn. Vậy nếu bạn thực hành CĐTT trong khi thiền thì ghi lại ngay khi thiền xong. Tôi đã đề cập đến rủi ro khi thực hành CĐTT, nhưng khó khăn lớn hơn nằm ở việc khiến mọi người thực hiện nó. Viết ra diễn biến của quá trình CĐTT là công việc. Trong thực tế, đây là công việc khó khăn; đòi hỏi kỷ luật, và để làm điều đó, chúng ta phải vượt qua quán tính chây ỳ khi nói đến vấn đề tâm lý. Mọi người lười biếng về tâm lý của chính họ. Chúng ta không muốn làm việc nhưng lại mong chờ kết quả. Đây là một khó khăn phổ biến mà nhà trị liệu gặp phải: bệnh nhân hi vọng nhà trị liệu có một số phép thuật để làm mọi thứ ổn thỏa và rồi họ ỷ lại, không chịu làm việc. Điều này không chỉ gây mệt mỏi cho nhà trị liệu, người phải tốn sức nhiều hơn trong khi khách hàng không đạt được tiến bộ thỏa đáng, vì thực tế là càng bỏ nhiều công sức vào quá trình phát triển tâm lý thì chúng ta càng tiến bộ.[12:25]Ngoài cái sự lười biếng cản trở chúng ta thực hành chuẩn xác phương pháp CĐTT, còn có tiếng nói bên trong cố tình tổ lái rằng "đó là những suy nghĩ của ngươi !". Ngay khi bắt đầu quá trình, giọng nói đầy nghi ngờ, hoài nghi này bắt đầu nhận xét rằng những gì chúng ta đang làm là vô nghĩa, tầm thường hoặc không đáng để viết ra. Nó cũng cố khuyên chúng ta rằng, "Ồ, giấc mơ vừa rồi không có nghĩa gì cả." Những người sáng tác nghệ thuật chắc chắn gặp phải giọng nói này, những điều như "Ồ, điều đó đã được người khác viết rồi" hoặc "Những gì ngươi viết sẽ không bao giờ được xuất bản". Giọng nói này sẽ cố gắng ngăn chúng ta thực hiện CĐTT, và sẽ đưa ra những bình luận độc hại như thể nó muốn giữ sự phát triển của chúng ta ở mức độ tầm thường nhất có thể. Nó hoạt động giống như giọng nói của người mẹ tiêu cực trong người đàn ông, hoặc giọng nói của người cha độc hại trong người phụ nữ, một phiên bản của phù thủy, trong truyện cổ tích, làm tê liệt người anh hùng hoặc nữ anh hùng, biến họ thành đá, làm họ thiếp đi, hoặc mất đầu. Có hai cách để đối phó với giọng nói này vì nó liên quan đến CĐTT. Phương pháp đầu tiên là kiên quyết đi trước, nói một câu như: "Tôi chả quan tâm giọng nói đó nói gì, tôi sẽ thực hiện CĐTT và chờ xem kết quả cuối cùng sẽ như nào." Phương pháp còn lại là bắt đầu CĐTT bằng cách đối thoại với chính giọng nói đó. Làm như thế, chúng ta đã có một nửa chiến thắng trong tay và bắt đầu giải thoát bản thân khỏi một thứ gì đó gây tê liệt và ảnh hưởng đến nhiều cấp độ của cuộc sống. Trong đoạn đối thoại của CĐTT, tốt nhất nên viết ra những suy nghĩ đầu tiên xuất hiện trong đầu chúng ta. Chúng ta xác định giọng nói mình muốn trò chuyện cùng và nói ra những gì chúng ta muốn, sau đó ghi lại "câu trả lời" đầu tiên. Sau đó, chúng ta trả lời lại, và cứ như vậy cuộc đối thoại diễn ra tự nhiên. Đừng dừng lại để chỉ trích hoặc kiểm tra những gì đang được nói ra, mà cứ tiến hành như thể đó là cuộc trò chuyện bình thường, sau khi CĐTT kết thúc hẵng đánh giá.[12:25]CĐTT đôi khi có nhiều sức sống vào lúc này hơn lúc khác. Có những lúc hình ảnh, giọng nói hoặc ảo mộng ở ngay đó và được kích hoạt cùng một lúc và tương tác với chúng ta. Tại thời điểm khác, kết quả có thể mờ nhạt, VD một số người chỉ có thể thực hành CĐTT vào buổi sáng. Mỗi người phải tìm ra cách thực hành cho riêng mình và khám phá những gì phù hợp với tính cách nhất. Quá trình CĐTT có thể rất dài hoặc rất ngắn. Một ví dụ về CĐTT lâu dài được tìm thấy trong cuốn sách "The Living Symbol" của Gerhard Adler, trong đó ông thảo luận về một loạt các CĐTT mà một người phụ nữ đã làm trong nhiều tháng, trong đó có một sự CĐTT dài và phức tạp. Mặt khác, CĐTT cũng có thể khá ngắn gọn. Ví dụ về một nhà văn, cố gắng đến lần thứ ba sửa đổi một bản thảo để làm hài lòng nhà xuất bản. Trước đây anh ta có thể làm vài chỉnh sửa nhất định, nhưng lần này khi ngồi vào máy đánh chữ, đầu óc anh ta hoàn toàn trống rỗng. Trong ba ngày, anh ta rơi vào trạng thái trầm cảm vì không một ý nghĩ hay từ ngữ nào đến với anh ta, mặc dù chúng tuôn ra như nước trước đây. Ít nhất, rõ ràng là một cái gì đó trong anh ta đã chống lại việc sửa đổi bản thảo, vì vậy anh ta quyết định nhân cách hóa sự kháng cự này và nói chuyện với nó. Kết quả của quá trình CĐTT ấy như thế này : Tác giả (với sự phản kháng ): "Được rồi, tại sao ngươi chống lại công việc này?" Giọng nói bên trong trả lời (ngay lập tức): "Bởi vì nó đã được viết xong" Là vậy đó ! không cần phải nói gì nữa, tác giả nhận ra cuốn sách đã ở trạng thái hoàn thiện, và nếu nhà xuất bản này từ chối thì ông ta phải tìm nhà xuất bản khác. Và đây chính xác là những gì đã xảy ra.

Kết:

Cuối cùng, CĐTT thực sự hữu ích vì nó dung hòa ý thức và vô thức. Nó giúp chúng ta nối kết với các nhân vật của vô thức, "đàm phán" và làm việc với chúng. Điều này mang lại sự kết hợp nghịch lý của các tính cách có ý thức và vô thức tương ứng với những gì các nhà giả kim gọi là "unio psychis". Giống như các nhà giả kim, trong quá trình tìm kiếm hòn đá triết gia, bắt đầu với các vật liệu thường bị từ chối, chúng ta cũng bắt đầu với những thứ bị từ chối khác của vô thức, và thông qua thiền định hoặc CĐTT, kích hoạt một quá trình bên trong. Trong bài bình luận về tính biểu tượng của giả kim thuật, Carl Jung mô về cách quá trình này hoạt động để mang sự toàn vẹn (wholeness) lại gần hơn: "Do đó, con người hiện đại thậm chí không thể hoàn thành "unio psychis", thứ giúp họ đạt được mức độ kết hợp thứ hai. Nhà phân tích có thể hướng dẫn một người hiểu về vô thức của mình trong giấc mơ và cung cấp cái nhìn sâu sắc nếu cần thiết, nhưng khi nói đến trải nghiệm thực tế, nhà phân tích bó tay và chính anh ta phải tự mình "làm việc". Sau đó, anh ta ở vị trí của người học việc của một nhà giả kim, người được Sự Phụ giới thiệu vào các giáo lý và học mọi thủ thuật của phòng thí nghiệm. Nhưng đôi khi anh ta phải tự thân tự lực, như các nhà giả kim nhấn mạnh: không ai khác làm giúp được. Giống như người học việc, con người hiện đại bắt đầu với một loại vật liệu kì lạ và vô hình, xuất hiện ở nơi không ngờ: một ảo mộng đáng khinh bỉ, giống như hòn đá mà các thợ xây từ chối, "bị vứt ra đường" và "rẻ tiền" đến mức chả ai muốn nhìn. Anh ta quan sát từ ngày này sang ngày khác và lưu ý các thay đổi của nó cho đến khi mắt anh ta mở ra hoặc, như các nhà giả kim nói, cho đến khi mắt của con cá, hoặc tia lửa, tỏa sáng trong dung dịch tối[12:37]Ánh sáng của sự hiểu biết dần dần lóe lên: ảo mộng là một quá trình tâm linh (psychic process) thực sự, đang xảy ra với cá nhân anh ta. Mặc dù nhìn từ bên ngoài một cách vô tư, anh ta chỉ là một nhân vật đang diễn xuất và đau khổ trong bi kịch của tâm thức (psyche). Nếu thấy điều này quen quen, bản thân bạn phải tham gia với phản ứng cá nhân của mình, như thể bạn là một trong những nhân vật giả tưởng, hay đúng hơn, như thể bộ phim được phát trước mắt bạn là có thật.Có một sự thật tâm linh rằng mộng tưởng đang diễn ra này có thật như chính bản thân bạn, một thực thể ngoại cảm... Nếu bạn nhập vai với cá tính thật sự, vở bi kịch này sẽ có được tính thực tế. Ngoài ra, bằng cách phân tích và chỉ trích về mộng tưởng, bạn tạo ra một đối trọng hiệu quả với xu hướng mông lung, khó hiểu của các fantasy. Đối với những gì đang xảy ra là mối quan hệ quyết định với vô thức. Đây là nơi cái nhìn sâu sắc (unio meta) bắt đầu trở thành hiện thực. Những gì bạn đang tạo ra là sự khởi đầu của sự toàn vẹn hóa tính cách/thành toàn Tự Ngã/individuation, mà mục tiêu trước mắt là trải nghiệm và tạo ra biểu tượng của sự vẹn toàn (wholeness, totality)"[12:38]Trong khi Jung là người đầu tiên phát triển phương pháp CĐTT như một công cụ tinh chỉnh tâm lý để làm việc với vô thức, nó đã được sử dụng trước đây. Một ví dụ rất hay về CĐTT được tìm thấy trong Tin mừng Matthew về câu chuyện "Cám dỗ ở nơi hoang dã". Chúa Giêsu đã đi vào hoang địa để ở một mình sau khi nhận được Chúa Thánh Thần từ Thiên Chúa Cha và nghe tiếng nói từ trời: "Này là Con ta yêu dấu, Con đẹp lòng ta". Đương nhiên, điều đầu tiên xảy ra sau một trải nghiệm như vậy là cám dỗ, để trải nghiệm sai cách và sự cám dỗ này được thể hiện bằng giọng nói của Satan: "Nếu ngươi là Con Thiên Chúa, hãy ra lệnh cho những viên đá này biến thành bánh mì". Chúa Giêsu nghe thấy tiếng nói đó trong chính mình và trả lời nó. Giọng nói xuất hiện lần thứ hai và lần thứ ba, và mỗi lần Chúa Giêsu nghe thấy thì Ngài đều trả lời nó. Đây chính là CĐTT. Đây cũng không phải là cách để nói rằng Satan trong câu chuyện là không có thật. Một giọng nói như vậy trong chúng ta là rất thật, thật đến nỗi trừ khi chúng ta nghe thấy, nhận ra nó là gì và trả lời nó, chúng ta sẽ có khả năng bị nó chiếm lấy. Nếu điều này xảy ra với Giêsu, cả cuộc đời Ngài sẽ đi sai đường. Cuộc đối thoại của Chúa với Satan là nền tảng của cuộc sống và là một minh họa sống động về tác dụng quan trọng của phương pháp CĐTT. Cuối cùng, lưu ý rằng thuật ngữ này là CĐTT. Nó không phải là một kỹ thuật trong đó các chuyển động của vô thức chỉ được quan sát đơn thuần. Thay vào đó, bản ngã khẳng định chính nó trong quá trình, và những đòi hỏi của vô thức phải được đo lường so với thực tế của bản ngã. Trong cuộc đối thoại với Satan, cái tôi của Chúa Giêsu rất rõ ràng. Chúa không chỉ nghe thấy giọng nói mà còn phản ứng và trả lời nó. Tất nhiên cuộc đối thoại cũng có thể diễn ra với một giọng nói hữu ích, chẳng hạn như cuộc đối thoại của Elijah với giọng nói của Gia-Vê trong hang động trên núi Sinai.[12:38]Nhưng trong cả hai quá trình, CĐTT đòi hỏi sự tham gia tích cực của bản ngã, và đại diện cho một nỗ lực của ý thức và vô thức để phối hợp cùng nhau cho một cuộc sống sáng tạo.