Tham gia sự kiện thường niên Inktober, họa sĩ Shawn Coss đã minh họa những triệu chứng của các căn bệnh rối loạn tâm thận qua những bức vẽ phác, theo cách mà bạn chưa từng thấy.

via: Bored Panda

Social Anxiety Disorder (Hội chứng sợ xã hội)

(Là một dạng trong nhóm bệnh rối loạn lo âu được mô tả bởi đặc điểm sợ hãi quá mức trong các tình huống xã hội thông thường.)

via: Bored Panda

Insomnia (Chứng mất ngủ)

via: Bored Panda

Major Depressive Disorder (Chứng trầm cảm)

(Biểu hiện: không chú ý đến diện mạo, áo quần lôi thôi, vệ sinh thân thể kém, cử chỉ chậm chạp hoặc nóng nảy, giọng nói trầm buồn, đơn điệu ...; âu lo thường xuyên cùng với sự sợ hãi lan rộng không rõ nguyên do; tâm trạng thay đổi mà không có bất kì sự kiện hay nguyên nhân nào xảy ra trước đó, hoặc sự việc không tồi tệ đến mức cảm xúc đi xuống như vậy)

via: Bored Panda


Đọc thêm về Trầm cảm:

Post Traumatic Stress Disorder (Rối loạn stress sau sang chấn)

(Là một phản ứng muộn và dai dẳng xảy ra ở những người đã bị một stress cực mạnh về cơ thể hoặc tình cảm. Các sang chấn này thường là những trận chiến tranh ác liệt, thiên tai, tai nạn, chaý nhà, bị tra tấn, khủng bố, cưỡng dâm.)

via: Bored Panda

Bipolar Disorder (Rối loạn lưỡng cực)

(Biểu hiện đặc trưng thường thấy của bệnh là sự thay đổi rõ rệt tâm trạng, cảm xúc, hành vi cũng như năng lực cá nhân. Những thay đổi này diễn tiến theo từng giai đoạn. Khi người mắc RLLC trong trạng thái hưng cảm (mania) biểu hiện quá mức những cảm giác phấn chấn, vui vẻ, hào hứng. Ngược lại, khi người bệnh trong giai đoạn trầm cảm (depression) sẽ rơi vào tình trạng trầm uất, buồn chán, thờ ơ. Đôi khi, một giai đoạn bao gồm biểu hiện của cả hai trạng thái hưng cảm và trầm cảm (trạng thái hỗn hợp – mixed state)

via: Bored Panda


Đọc thêm về Rối loạn lưỡng cực:

Autism Spectrum Disorder (Tự kỷ)

(Tự kỷ  một dạng rối loạn trong Rối Loạn Phát Triển Lan Toả (Rối Loạn Phổ Tự Kỷ), khởi phát sớm trong 3 năm đầu tiên của cuộc đời, tác động đến sự phát triển của trẻ trong 3 lĩnh vực chính như: tương tác xã hội, ngôn ngữ, hành vi.)

Paranoid Schizophrenia (Tâm thần phân liệt)

(Tâm thần phân liệt là một bệnh lý của não, người bệnh có các biến đổi về hành vi, nhận thức, suy nghĩ bị rối loạn, có thể làm lệch lạc nhận thức về thực tại của họ.)

via: Bored Panda

Borderline Personality Disorder (Rối loạn nhân cách ranh giới)

(Những người có rối loạn nhân cách ranh giới có thể có những tâm trạng không ổn định, sự phức tạp của các mối quan hệ giữa các cá nhân, lòng tự trọng và hành vi.)

via: Bored Panda

Obsessive Compulsive Disorder (Rối loạn ám ảnh cưỡng chế)

(Là một rối loạn tâm lý có tính chất mãn tính, dấu hiệu phổ biến của bệnh đó là ý nghĩ ám ảnh, lo lắng không có lý do chính đáng và phải thực hiện các hành vi có tính chất ép buộc để giảm bớt căng thẳng, đây là một dạng trong nhóm bệnh liên quan trực tiếp đến Stress)

via: Bored Panda


Xem thêm về OCD:

Dependent Personality Disorder (Rối loạn nhân cách lệ thuộc)

(Rối loạn nhân cách phụ thuộc được đặc trưng bởi sự thoái thác trách nhiệm cho người khác, mất khả năng đưa ra yêu cầu mà phụ thuộc vào quyết định của người khác và luôn cần sự giúp đỡ của người khác, phụ thuộc vào người khác. Cẩm nang Merck đã viết người có rối loạn nhân cách phụ thuộc “tin rằng người khác có năng lực tốt hơn mình, họ miễn cưỡng thể hiện quan điểm vì họ lo ngại họ sẽ xúc phạm người họ cần”.)

via: Bored Panda

Anorexia Nervosa (Chán ăn tâm thần)

(Là  một dạng của bệnh rối loạn ăn uống, có các triệu chứng như trọng lượng cơ thể thấp và sự bất thường trong cảm nhận về ngoại hình của bản thân, bị ám ảnh sợ hãi tăng cân.)

via: Bored Panda

Depersonalization Disorder (Rối loạn giải thể nhân cách)

(Depersonalization Disorder, hay Depersonalization - derelization Syndrome, là 1 dạng rối loạn tâm thần, được phân loại thành depersonality và derealization. Depersonalization được miêu tả là cảm giác mất kết nối hoặc tách rời với cơ thể, ý nghĩ, và cảm xúc của chính mình, derealization là tách rời với môi trường xung quanh.)

via: Bored Panda

Agoraphobia (Bệnh sợ khoảng trống)

(Là bệnh sợ nơi công cộng, sợ nơi đông người, người mắc bệnh này thường sợ đi ra ngoài đường và tiếp tục với nhiều người lạ.)

Capgras Syndrome (Ảo giác gấp đôi)

(Nững người có hoang tưởng Capgras tin rằng những người xung quanh mình bị thay thế bởi những người giả mạo, tuy bề ngoài vẫn y chang nhưng lại là một con người khác. Hoang tưởng này được đặt tên theo bác sĩ người Pháp, Joseph Capgras, người đầu tiên mô tả chứng bệnh trên. Capgras thường đi kèm với tâm thần phân liệt nhưng nó cũng có thể xảy ra dưới tác động của tổn thương não và suy giảm trí nhớ.)

via: Bored Panda


Đọc thêm:

Dissociative Identity Disorder (Rối loạn đa nhân cách)

(Là sự tồn tại hai hoặc nhiều hơn những bản thể hoặc tính cách, trong đó mỗi bản thể hoặc tính cách có lối nhận thức, liên hệ và suy nghĩ về môi trường hoặc bản thân riêng rẽ liên tục kiểm soát hành vi)

via: Bored Panda


Đọc thêm về Đa nhân cách:

Cotard's Delusion (Hội chứng xác chết biết đi)

(Hội chứng Cotard, hay hội chứng xác chết biết đi, là một dạng rối loạn tâm thần hiếm gặp, trong đó bệnh nhân có ảo tưởng rằng mình "thật sự" đã chết, cơ thể thối rữa, hay máu và các cơ quan nội tạng không còn nữa. Một số trường hợp người bệnh không cảm thấy tay chân hoạt động.)

via: Bored Panda

Disinhibited Social Engagement Disorder

(Là 1 loại rối loạn ở trẻ em mà biểu hiện là không sợ người lạ, cảm thấy thoải mái khi nói chuyện hoặc chạm vào hay thậm chí là đi cùng người lạ. DSED thường do thiếu sự quan tâm chăm sóc của bố mẹ vào những năm đầu đời. )

via: Bored Panda

Schizophrenia

(Là một rối loạn tâm thần đặc trưng bởi một sự suy giảm quá trình suy nghĩ và sự thiếu hụt các đáp ứng cảm xúc điển hình. Các triệu chứng thường gặp bao gồm ảo giác, nghe thấy tiếng động hay giọng nói không có thật, rối loạn suy nghĩ; vô cảm và thiếu động lực sống, bất ổn trí nhớ.)


Nguồn ảnh: twentytwowords.com


Bài viết liên quan: