Bệnh 'đái đường'.
Tôi vốn không phải là dân thủ đô. Nhưng tôi phải ra Hà Nội để tiếp tục công cuộc học tập và lao động để mai này phục vụ đất nước. Đưa...
Tôi vốn không phải là dân thủ đô. Nhưng tôi phải ra Hà Nội để tiếp tục công cuộc học tập và lao động để mai này phục vụ đất nước. Đưa Việt Nam đi lên sánh vai với các cường quốc năm châu...blah blah. À ừ thì cái bệnh này ở quê tôi cũng không có thiếu đâu. Nhưng chí ít người ta vẫn khép nép, e ngại và chẳng bao giờ phô cái bệnh 'nan y' đó ra.
Vào một buổi tối gió mát, trời khá là đẹp, rất thích hợp để đi dạo phố. Tôi đạp xe trên đường Đại Cồ Việt, đi qua công viên Thống Nhất. Một hình ảnh khá là đẹp hiện qua. Một chàng thanh niên râu ria bụi bặm, dựng chiếc xe Honda cũ kĩ bên lề đường, mặt thì hướng vào tường rào của công viên, tay thì kéo chiếc Violin. Anh ta say sưa vac thả hồn theo điệu nhạc. Mặt hướng vào một bức tường, vì có thể anh chưa tự tin đứng trước một sân khấu lớn. Anh ta mang đậm phong cách của một nghệ sỹ. Nhưng đứng ngay kế bên của ô hàng rào, cũng lại là một anh thanh niên, râu ria không bụi bặm, chống chiếc xe Wave khá mới bền về đường và thản nhiên 'lôi hoạ mi ra hót'. Như hai màu sắc xung đột lẫn nhau trong một bức tranh. Thực sự mà nói, nó quá phản cảm.
Lại một lần nữa, cũng tại con đường Đại Cồ Việt ấy, tôi đạp xe đi dạo phố. Lần này là thời điểm lúc xế chiều, cận giờ cao điểm. Và hình ảnh phản cảm ấy lại hiện lên. Một ông chú ngoại tứ tuần lôi 'cò già' ra gáy. Để ý kỹ thì thấy phần 1m đổ xuống của hàng rào sắt có vài đoạn hoen gỉ, phải chăng nước thánh của họ đã góp 'công' lớn cho 'kỳ quan' này?
Không chỉ là cái hàng rào của công viên Thống Nhất, một tuyến phố xanh và khá mát của Hà Nội là con đường Lê Đức Thọ. 'Nó khá đẹp ở chiều đi nhưng lại phản cảm ở chiều về'. Một bên đường là dãy các toà nhà sát nhau và cây cối xum xuê, cảnh quan rất là đẹp. Nhưng bên đối diện đường, một vài công trình đang mọc lên, họ rào các công trình lại bằng các hàng rào mái tôn. Và, bạn biết không? Các tấm tôn đó đều bị rỉ sét ở tầm 1m đổ xuống. Lý do không gì khác ngoài 'nước thánh'.
Vậy tại sao người dân lại có căn bệnh 'đái đường' như vậy? Nó không những phá hoại môi trường đô thị, gây nên những hình ảnh phản cảm đối với người xung quanh, đặc biệt là du khách nước ngoài. Mà nó còn làm xấu mặt chính những người mắc căn bệnh đó. Vậy lý do là gì? Thực ra thì các công trình nhà vệ sinh công cộng ở Hà Nội rất là nhiều. Gần như là cứ cách một tuyến phố lại có một cái để phục vụ những ai có nhu cầu. Có vài lần mình cũng mót quá tính xài để giải quyết, nhưng trớ trêu là nó khoá cửa. Lần nào đi tìm nhà vệ sinh công cộng đều thấy nó khoá một cách khá là 'chặt chẽ'. Vậy có phải là nó mọc ra chỉ để cho vui? Nhiều khi mình vẫn tự hỏi câu này. Nhưng chung quy lại thì vẫn là do ý thức người dân chưa được tốt. Và liệu có liều thuốc nào tốt hơn để chữa căn bệnh này không?
Truyền cảm hứng
/truyen-cam-hung
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất