Tối qua tôi có đọc được một bài viết từ một cô bé lớp 12 đăng tải tâm trạng của mình sau 3 năm học ngay khi kết thúc kì thi THPTQG 2022.
Đó là về vấn đề: Bạo lực học đường
Bạo lực không chỉ là tác động vật lí lên nạn nhân mà còn là tác động tâm lý qua cách mà bạn đối xử với người khác và gây tổn thương đến họ mà bạn không hề hay biết. Đó không được coi là vô ý mà là ích kỷ, khi bạn chỉ nghĩ đến bản thân và không quan tâm người khác sẽ ra sao khi nhận được thái độ xấu từ bạn.
Sau khi đọc bài và lội lại comment không sót một chiếc nào thì t thấy đây là vấn nạn cực kỳ tệ hại ăn sâu bén rễ trong nền giáo dục Việt Nam.Khi mà hầu như lớp học nào cũng tồn tại chuyện như vậy. Nói mới không mới, nói cũ thì thành quen quá rồi.
Đâu phải tự dưng mỗi khi chụp kỉ yếu lại có vô vàn mâu thuẫn giữa "chụp" và "không chụp". Có bạn thì muốn ghi lại thanh xuân nhưng có bạn lại muốn trôi qua cho thật nhanh khỏi quãng thời gian này đi.
Mỗi cấp học đều có nhiều học sinh và tính cách khác nhau, mỗi bạn có cách hành xử và suy nghĩ cũng khác nhau, chúng ta khó lòng để hiểu nhau và sinh ra nhiều hiềm khích. Nhưng đổi lại có bạn chịu đựng, có bạn bộc phát rồi làm tổn thương người khác. Vậy những người được coi là "người lớn" trong mắt các bạn thì sao? Thầy cô, bố mẹ, công an sẽ làm gì trong trường hợp các bạn xảy ra mâu thuẫn? Đó là những cuộc nói chuyện, giảng hoà, phân tích đầy căng thẳng đối với các bạn, và cuối cùng thì điều mà các bạn cần nhất thì không ai có thể hiểu, điều các bạn mong muốn thì đó được coi là sai trái.
Vậy điều các bạn cần là gì? Là một chỗ giải toả, một nơi chút khỏi gánh nặng. Nơi các bạn không còn bị gò bó bởi định kiến hay các mối quan hệ. Điều này thật khinh khủng khi ta nghĩ đến việc các bạn sẽ chọn hướng giải quyết xấu. Khi mà không ít trường hợp đã xảy ra ở lứa tuổi các bạn.
Nếu có thể, mọi người hãy học cách yêu thương, dạy những đứa nhỏ cách yêu thương và trao yêu thương thì có khi sẽ giảm bớt đi nỗi đau người khác gánh chịu, có phải không?
#2022 #Bạolựchọcđường
img_0