Bàn về 7 nguỵ biện điển hình của Fan Minh Tuệ
Đất nước này không cần thêm cuộc Đại văn cách nào nữa cả! Nam mô a di đà Phật!
Công cuộc đốt lò của TBT đang dâng cao, rất nhiều quan chức cao cấp bị vào lò, bị phơi bày lối sống xa hoa, giàu sang bằng tiền của nhân dân và để lại trong dân chúng sự bức xúc, căm giận. Trong bối cảnh đó, một vị hành khất khiêm nhường, khổ hạnh như Minh Tuệ xuất hiện và được tôn sùng cũng dễ hiểu.
Bậc “chân tu” ngàn năm có 1 đây rồi!
Hơn thế, dân cư mạng sống bằng những con sóng, bằng sự kiện. Không có chúng, các Idol, những Soái ca, người hùng cõi mạng chìm nghỉm.
Chùa giàu thế?
Sao lại phải cúng giường?
…
Cần phải tịch thu tài sản nhà chùa!
Cần phải xử Thích Chân Quang!
Sư không được phép sở hữu!
Phải giải tán GHPGVN!
Đám dân cư mạng gào lên, giọng điệu hung hăng kích động y chang thập kỷ 60 thế kỷ trước. Mầm mống cuộc Đại cách mạng Văn hoá của Mao… đang trỗi dậy.
Nhưng đất nước này đã có quá đủ các cuộc Đại văn cách rồi, không cần thêm cuộc nào nữa.
Nguỵ biện số 1: Lấy thiểu số làm đa số!
Có một số kẻ đã làm hoen ố hình ảnh Phật giáo, ví như vị “sư thịt chó” báng bố Phật giáo Thích Tâm Phúc dã bị bắt, hay gần đây nhất là vị Thiền am bên bờ vũ trụ bị xử lý và còn nhiều nữa, nhưng vẫn là thiểu số nhỏ nhoi trong đời sống tôn giáo-xã hội.
Cũng không loại trừ một số vị khoác áo Phật đã lợi dụng hình thức cúng giường để tư túi. Nhưng đó cũng không phải là toàn cảnh Phật giáo.
Thế nhưng lối nguỵ biện điển hình, phổ biến này vu cáo tất cả, bôi tất cả bùn đất vào Phật giáo VN thành một bức tranh đen tối, dơ bẩn.
Trong số các thực hành Phật giáo, có khất thực, tuy nhiên, vì có quá nhiều hành vi giả mạo đi ăn xin, thậm chí sách nhiễu dân chúng. Chính vì vậy, đã từ lâu GHPGVN đã ngăn cấm tăng ni đi khất thực.
Theo quy định này, nếu tăng ni nào có tâm nguyện, phải được sự cho phép của GH.
Đồng thời, GHPGVN khuyến khích các tăng ni phật tử: Lấy lao động sản xuất tự túc hợp pháp, đúng chính pháp làm nền tảng giải quyết các nhu cầu về vật chất trong đời sống thường nhật.
Nguỵ biện số 2: Thích thì Thích, thích thì nhích!
Nguỵ biện này nằm trong biện hộ: Pháp luật không cấm thì có quyền!
Điều này rõ ràng là không đủ, ngoài Pháp luật còn có nhiều qui định ràng buộc khác, còn có đạo lý, truyền thống, văn hoá, lịch sử.
Chính vì vậy, đại đa số các bậc cha mẹ không lấy tên các vĩ nhân đương đại để đặt tên con. Đặc biệt, để ngăn cấm hành vi lợi dụng nên tên công ty, doanh nghiệp hay các tổ chức xã hội được qui định khá chặt chẽ, bao gồm không được phép đặt trùng tên với các danh nhân, nhân vật lịch sử, cũng như các danh từ chung mang tính lịch sử, địa lý khác.
Hiểu biết hạn hẹp của một giới dân mạng cho rằng, thích thì đặt
tên Thích!
Pháp luật cũng không cấm điều này, nhưng Pháp danh Thích có từ lâu đời, theo hiểu biết thông thường là người nhà Phật, là tăng ni.
Vị “chân tu” nọ không phải tăng ni, không được GHPGVN công nhận, vậy vị ta đặt tên Thích để làm gì?
Bậc “chân tu” không làm chúng sinh nhầm lẫn, kể cả vô tình. Cũng như bậc quân tử đi qua ruộng dưa, không buộc giây dày! Đó là ràng buộc đạo lý.
Nguỵ biện số 3: Tập chánh niệm!
Chúng sinh nghèo khổ thấy một vị lãnh đạo đi xe hơi, lập tức khởi niệm xấu: ông ta giàu thế, xe sang thế!
Họ không hiểu nổi thế nào là giàu là sang. Cái xe công vụ đúng tiêu chuẩn chỉ là phương tiện. Phương tiện ấy phục vụ cho công tác, cũng có nghĩa là phục vụ nhân dân.
“Chúng ta gần như không thấy những vị tu sĩ nổi tiếng ở VN đi bộ ngoài đường, nếu cần ra đường, họ thường khiêm tốn ẨN MÌNH trong xe Mec hoặc Audi. Tôi đoán là những vị này đang thực hành lối ẨN TU. Ngược lại, ông Minh Tuệ không phải là nhà sư nhưng lại chọn lối tu “khoe hình ảnh”: đầu trần chân đất đi bộ khất thực từ Nam ra Bắc. Ngày xưa, Đức Phật cũng đã chọn lối tu “khoe hình ảnh” như thế.”
Tương tự như thế, cái niệm xấu khởi lên với câu hỏi: Cúng giường để làm gì? Và họ không dừng lại ở đó mà bắt đầu suy diễn. Họ thậm chí không nhận ra nhà Chùa to đẹp, thoáng mát là không gian công cộng mà chúng sinh được hưởng. Không thấy các buổi tu tập ăn ở miễn phí cũng như cả trăm hoạt động thiện nguyện của nhà Chùa từ nguồn cúng dường.
Cũng tương tự là cái niệm xấu “đóng thuế để làm gì?” Còn vị “chân tu” nọ, chưa thấy chánh niệm ở đâu đã khởi tà niệm trong vô số dân cư mạng.
Vậy tu để làm gì? Tập chánh niệm ở đâu?
Nguỵ biện số 4: Cúng dường là xấu xa, tội lỗi!
Cúng dường, khất thực khá phổ biến ở phái Nam Tông cũng như phật
giáo Lào, Thái, Miến…
Rất ít Bắc Tông đi khất thực, nhận cúng giường tận ngày nay. Còn xưa, nhà chùa có ruộng vườn, họ tự chủ hết cả, thậm chí cúng dường ngược cho phật tử.
Có ai hỏi, ruộng vườn của họ đã đi đâu không? Hãy hỏi các bần cố nông vô sản trong các cuộc Đại văn cách.
Vậy có ai hỏi: Tăng ni lao động cái gì không? Là các bài thuyết pháp, các buổi tổ chức tu tập.
Con cháu phá đình chùa xưa, nay sẵn sàng nhịn ăn nhịn mặc, tích cóp của nả, thậm chí biển thủ, nhận của đút để gửi con cho các thầy bùa thầy pháp trời Tây, mỗi năm ít nhất 2 tỉ 1 cháu nhưng lại căm phẫn cúng dường. Đó là cả một nghịch lý.
Cúng dường cho nhà chùa được trả bằng thuyết pháp, tu tập. Vậy tại sao giai cấp cần lao không căm phẫn thầy Tây nhận cúng dường? Khi mất hàng tỷ đề nhận về một đứa con mang mọi thói hư tật xấu xã hội tư bản, ông chẳng ra ông, thằng chẳng ra thằng!
Nguỵ biện số 5: Lấy bụng tiểu nhân so lòng quân tử!
Minh Tuệ là Đại Thánh còn họ chỉ khớp với cái tham-sân-si thiên hạ.
Trong Phật học có khái niệm “khẩu nghiệp!” còn ở nguỵ biện này là ý nghiệp, là tiểu nhân nghiệp.
Nguỵ biện số 6: Đánh đồng ô hợp!
Người ta không thể cho thứ mà họ không có. Đúng, nhưng diều này có nghĩa là GHPGVN đang thu hút hàng vạn phật tử, nghĩa là họ cho cái mà họ đang có.
Phật giáo VN mới chỉ được khôi phục vài thập kỷ gần đây, trong đó có công lao đóng góp không nhỏ của các vị Chư tăng trong giáo hội. Họ bỏ vô số công sức sưu tầm, biên tập lại các bộ kinh kệ bằng tiếng Phạn để có được bản gốc. Qua đó, người ta nhận ra Phật giáo không chỉ là tôn giáo mà còn vượt xa hơn thế, còn là khoa học, triết học, thế giới quan, nhân sinh quan.
Đó là đóng góp to lớn của các vị Chư tăng trong GHPGVN.
Còn “thầy tu” Minh Tuệ cho thiên hạ cái gì?
Chiếc áo không làm nên thầy tu, hành khất cũng không làm nên Phật giáo. Đánh đồng "thầy tu" Minh Tuệ với cả một tổ chức, đánh đồng tu hành xác với Phật giáo là quá ấu trĩ.
Nguỵ biện số 7: Minh Tuệ trung đạo!
Giới tu Yoga có thể làm nhiều điều trên tài Minh Tuệ! Vậy thì có gì để ngưỡng mộ, khâm phục riêng mình Minh Tuệ? Có những người dân tộc vùng sâu vùng xa cả đời chưa biết đến đôi đép, chắc họ đi bằng đầu gối!?
Trung đạo cũng nghĩa là tránh cực đoan, vừa xa rời hưởng thụ vật chất vừa không thực hành khổ hạnh tuyệt đối.
Theo nghĩa Minh Tuệ đang thực hành khổ hạnh tuyệt đối. Giả sử có vạn phật tử ái mộ theo gương Minh Tuệ bỏ lao động sản xuất, bỏ nhà cửa ra nghĩa địa sống, đào xác chết lấy 3 mảnh quần áo làm y phục thì xã hội có loạn hay không?
13 đạo hạnh rõ ràng mất vệ sinh, không phù hợp với xã hội thời nay và tuyệt đối không Trung Đạo.
Khái niệm “ép xác” rõ ràng là tiêu cực và dễ hiểu, không có gì là mơ hồ và càng không “trung đạo”.
Đất nước ta, có hàng vạn người nghèo khổ, họ không có điều kiện vật chất tối thiểu và không thoát ra được. Đó là cái khó của họ, không phải là họ mong muốn, nhưng họ đáng để khâm phục hơn vạn Minh Tuệ.
Vì thế, cần thấy rõ sai lầm dù không cố ý trong cách “tu tập” của Minh Tuệ, nó đã làm bùng lên sự bất mãn, đả kích, chống đối GHPGVN.
***
Sở dĩ tôi viết bài này vì thấy có một tay xã hội đen “uy tín, nhiều "follow”, đầu trọc lốc, đeo kiềng vàng nặng cả ký lên mạng nhận Minh Tuệ là Thánh Nhân và đòi giải tán GHPGVN.
Hành vi cực đoan của Minh Tuệ đã gây hậu quả kích động bất mãn chống đối Phật giáo. Đó là lý do GHPGVN phải lên tiếng bác bỏ vị “thầy tu”-theo nghĩa tích cực nhất là có tâm nhưng hành vi sai lầm và không hiểu biết gì về hậu quả tai hại đang gây ra bởi hành vi của mình.
Đó là vô-trung đạo, là phá hoại!
Đất nước này không cần thêm cuộc Đại văn cách nào nữa cả!
Nam mô a di đà Phật!

Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
_Bác ngụy biện số 3: Xe hơi là công cụ- cái này đúng. Vậy nếu chỉ là công cụ dùng trong di chuyển sao không mua 1 chiếc xe vừa tiền hơn, chi phí bảo dưỡng, chi phí đi lại rẻ hơn mà cứ nhất thiết phải là Mẹc, Camry... xe phân khúc tầm cao? Thế này đã đủ để mọi người đặt câu hỏi chưa?
Từ 2 vấn đề trên là quá đủ để mọi người nghi ngờ về tính đúng đắn trong việc vận hành, tuyển chọn người đứng đầu trong hệ thống giáo hội phật giáo Việt Nam. Với 1 tập những người đứng đầu trong phân khúc quản lý ít nhất là tầm trung hẳn cũng đủ để đại diện phần nào nội bộ giáo hội rồi phải không? Hay là kèo thơm thì là trụ trì còn kèo thối thì chỉ là hành vi cá nhân?
Còn vấn đề của ông Thích Minh Tuệ, hình tượng của ông nó chỉ như 1 ngòi nổ được mọi người mượn cớ đề vào đề câu truyện. Bởi nếu không có những sự bất mãn ngấm ngầm của 1 phần lớn tầng lớp người dân, Những lời công kích cũng chẳng thể lan truyền rộng rãi tới vậy. Còn công kích cũng chẳng phải để ruồng rẫy, bài xích gì Phật giáo cả. Công kích cũng là 1 cách để giáo hội tự nhìn nhận lại vấn đề của bản thân. Đồng thời, 1 hệ thống giáo hội ảnh hưởng quá lớn tới xã hội, kinh tế như Phật giáo ở Việt Nam nói riêng và toàn bộ tôn giáo nói chung. Có hay không nên có 1 hệ thông policy về mô hình quản lý, đánh giá, đề bạt... cũng như hạch toán, kiểm toán về quản lý tài chính. Đừng chỉ vì sự tôn sùng của bản thân với tôn giáo mà để những thành phần vô đạo đức lợi dụng nó làm những viêc khuất tất sau lưng
Còn cái truyền thống chỉ người quy y tại chùa (xuất gia) mới được lấy họ Thích, người tu tục gia không được lấy họ thích nó có cả ngàn năm nay rồi, thiết nghĩ mình theo đạo nên tôn trọng truyền thống của tăng đoàn>>.