Bạn muốn sống ở Việt Nam hay ra nước ngoài định cư ?
Thế giới ngày càng '' phẳng'' hơn, việc ra nước ngoài định cư và nhập tịch cũng đơn giản hơn trước rất nhiều, người Việt nam cũng nghĩ...
Thế giới ngày càng '' phẳng'' hơn, việc ra nước ngoài định cư và nhập tịch cũng đơn giản hơn trước rất nhiều, người Việt nam cũng nghĩ thoáng hơn suy nghĩ vượt ra khỏi lũy tre làng ,chứ không còn bao bọc bởi lối suy nghĩ bảo thủ và lạc hậu , sinh ra nơi nào là phải sống và chết ở nơi đấy. Xã hội và thiên nhiên Việt nam ngày càng thay đổi theo chiều hướng tiêu cực hơn , chúng ta hoàn toàn có quyền lựa chọn môi trường sống tốt hơn ,xã hội công bằng và thân thiện hơn, lựa chọn một cuộc sống mới .
Xã hội, chính phủ ( cũng phải nói thêm một chút là chính phủ và Đồng Bào khác nhau, Đồng bào không bao giờ sai, nhưng chính phủ thì có thể sai )môi trường sống ở Việt nam hiện tại ngày càng bị hủy hoại, độc hại ( Bởi ô nhiễm môi trường,tham nhũng,tệ nạn xã hội,dân trí kém...) các bạn có bao giờ đặt câu hỏi là liệu 30,40 năm nữa xã hội ,chính phủ,môi trường sống ở Việt nam sẽ ra sao và cuộc sống núc ấy như thế nào không ? Nếu ta nhìn về tương lai 30,40 năm sau cuộc sống ở Việt Nam sẽ ngày càng độc hại khó sống bởi các nguyên nhân chính sau.
1. Việt Nam là một trong 3 nước chịu ảnh hướng lớn nhất thế giới bởi biến đổi khí hậu (Theo báo cáo của OECD) . Cũng theo nghiên cứu do Climate Central, tổ chức khoa học có trụ sở tại New Jersey, thực hiện và được công bố trên trên san Nature hôm 29/10 ,thì đến năm 2050 gần như cả miền nam Việt Nam sẽ ngập dước nước bởi đỉnh triều cường, miền nam có thể sẽ biến mất và hơn 20 triệu người dân sẽ bị mất nhà cửa, hiện nay thì tình trạng sạt nở đất ở miền tây cũng rất nguy hại (nguyên nhân chủ yếu do biến đổi khí hậu,khai thác cát,Trung quốc xây thủy điện ở thượng nguồn sông Mekong chặn ròng chảy) . Đây là vấn đề cực kỳ nghiêm trọng nguy hiểm và cấp bách vậy mà người dân chính phủ có vẻ quá thờ ơ,không quan tâm đến những vấn đề trên , rất nhiều kỳ họp quốc hội nhưng không một ai đưa ra vấn đề biến đổi khí hậu, không có một động thái hiệu quả nào của chính phủ để cải thiện hay ngăn chặn nó . Và rồi hãy tưởng tượng 30 năm sau mất đất thì người miền nam,trung sẽ đi đâu ? chắc chắn sẽ ra ngoài bắc sống, như vậy đất ngày càng hẹp dân ngày càng đông.

2. Xã hội, chính phủ, môi trường ngày càng bị hủy hoại. độc hạy hơn. Xã hội họ giết nhau bằng thực phẩm bẩn,lừa đảo quá nhiều,tệ nạn xã hội ngày càng gia tăng, tai nạn giao thông nhiều,người thanh liêm thì bị đào thải " nước trong thì không có cá" , Chính phủ thì tham nhũng, nợ xấu,quản lí không hiệu quả, chỉ số Nhận thức tham nhũng của Việt nam năm 2018 là 33/100 điểm ở mức độ rất nghiêm trọng xếp hạng 117/180 nước ( Theo công bố của tổ chức minh bạch quốc tế TI) ... "dân kêu trời, trời không thấu". Môi trường ô nhiễm ,ô nhiễm đất,nước,không khí .


3. Mật độ dân số quá cao đến 30 năm sau chắc chắn còn cao hơn nhiều vì, VN không có một biệm pháp thiết thực hiệu quả nào để ngăn chặn sự tăng trưởng dân số quá nhanh, chỉ dừng lại ở vận động và tuyên truyền, cái gì cũng vận động tuyên truyền :(( , mật độ dân số ở VN hiện tại là 305 người/km2 , ở Mỹ 35 người/km2, Canada 4 người/km2 (số liệu năm 2018). Như vậy sẽ sinh ra nhiều vấn đề như giá đất quá cao, ô nhiềm môi trường, tệ nạn xã hội nhiều... VN cũng không hề tận dụng phát triển được lợi thế từ thời kỳ dân số vàng sắp qua, đến 30 năm sau thì VN sẽ thành nước có dân số già.

Trên là 3 lí do chính khiến VN hiện tại cũng như tương lai sẽ ngày càng tệ hại và không đáng sống, bên cạnh đó có 6 vấn đề nhức nhối nhất ở VN hiện nay là giao thông, y tế, giáo dục, quản lí công, ô nhiễm môi trường, thiên tai biến đổi khí hậu mà chính phủ không thể nào giải quyết được qua bao nhiêu năm,ngày càng tệ hơn trước. Hiện tại có rất nhiều nước thuận lợi để định cư sinh sống, ví dụ như Mỹ, Canada , Đức . Canada có chính phủ minh bạch ( chỉ số minh bạch xếp hạng 8 TG) ,thiên nhiên phong phú ít chịu ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu, kinh tế phát triển (thứ 10 TG), mật độ dân số thấp (4 người/km2), môi trường sống sạch thân thiện, (không có thực phẩm bẩn,không ô nhiễm không khí, tỉ lệ tội phạm rất thấp,người dân có trình độ dân trí cao...) hệ thống an sinh xã hội, giáo dục y tế hàng đầu thế giới...

Nhiều người giàu có bị ru ngủ, ảo tưởng bởi những lời nói hoa mỹ về phát triển kinh tế, xã hội yên bình, người dân thân thiện (thực tế ngày càng độc hại và độc ác )..., họ xây biệt thự vài chục tỉ ở VN thay vì sang nước ngoài định cư, nhập tịch mua nhà, họ nghĩ rằng mình sướng , nhưng họ chỉ no cuộc sống trước mắt mà không no tương lai bản thân, con cháu giống nòi rồi đến 30 năm sau, thế hệ con cháu có tiền vẫn khổ ở nơi này.
Vậy bạn muốn sống ở Việt Nam hay ra nước ngoài định cư ?

Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
Tôi đã trải nghiệm đời sống ở một xứ sở bên ngoài Việt Nam được bốn năm nay. Canada là nơi tôi chọn làm điểm đến. Những năm tháng đầu ở nơi xứ người không hề dễ dàng, thậm chí còn lắm đau khổ nhất là đối với tôi, một cá nhân quá trân trọng lối sống giàu tình cảm với gia đình, bạn bè và quê hương. Tôi bị ảnh hưởng bởi tinh thần yêu nước từ văn thơ, từ những người Thầy trên giảng đường, và từ chính sự rung cảm của tôi với tất cả những gì liên quan đến hai tiếng Việt Nam. Tôi luôn bị ám ảnh bởi câu "Ra đi để trở về" mà chính những thế hệ đáng ngưỡng mộ đi trước đã thực hiện.
Tôi đã từng rong ruổi khắp các nẻo đường Việt Nam. Tôi biết quê hương tôi không đẹp lộng lẫy như xứ người, rừng đã chết và nước đã khô dòng, các loài thú rừng cũng chỉ là bảo vật trưng bày trong sở thú. Tôi còn nhớ cảm giác ngỡ ngàng khi lần đầu tiên tôi ngồi nhìn con sóc chạy tung tăng trước mặt mà không hề sợ hãi ngay giữa Toronto, một siêu đô thị lớn nhất nhì trên thế giới; những đám ngỗng trời đi tung tăng trên bãi cỏ trường đại học mà không e ngại con người; có lần tôi thấy một con cáo trắng tuyệt đẹp băng qua sân trường chạy qua khoảng rừng đối diện. Các bạn sẽ không bao giờ cảm nhận được điều đó nếu các bạn KHÔNG TỪNG BƯỚC CHÂN một lần ra khỏi đất nước Việt Nam để một lần nhìn thầy những khu rừng nguyên sinh tồn tại giữa lòng một siêu đô thị, những bầy thú hoang sống hiền lành với con người. Tôi đã choáng váng với một thực tế quá khác biệt với quê hương mình, một quê hương đang loay hoay với những vấn đề ô nhiễm và thay đổi khí hậu quá trầm trọng. Những đêm cô đơn xứ người, tôi trằn trọc suy nghĩ đến một tương lai sáng sủa hơn của Việt Nam và ao ước mình được góp một phần nhỏ năng lực vào sự tái thiết đó, trên hết là tôi luôn nghĩ đến chuyện TRỞ VỀ.