Bạn hiểu bộ não bạn tới mức nào[P1]-Dopamine
Bạn có bao giờ thắc mắc tại sao bạn buồn vui thất thường? Bạn bao giờ tự hỏi làm sao quản lý được cảm xúc của mình một cách khoa học?Bạn bao giờ tự hỏi làm thế nào để mình có thể thấu hiểu tân can của người khác?
Tôi sẽ không nói quá sâu về kiến thức y khoa (nếu muốn tìm hiểu tôi có để các bài báo liên quan) thay vào đó chỉ đề cập tổng quát để cho ai cũng có thể hiểu
1. Tại sao bạn cần biết não bộ
Bạn có bao giờ thắc mắc tại sao bạn buồn vui thất thường? Bạn bao giờ tự hỏi làm sao quản lý được cảm xúc của mình một cách khoa học?Bạn bao giờ tự hỏi làm thế nào để mình có thể thấu hiểu tân can của người khác?
=> TÌM HIỂU VỀ NÃO BỘ VÀ CÁCH NÓ HOẠT ĐỘNG

Cảm xúc gắn liền với xung thần kinh
2. Dopamine là gì và nó sản sinh ra khi nào?
Dopamine là chất dẫn truyền thần kinh, nói nôm na nó giống như công tắc bật cảm xúc và dopamine là công tắc cho sự hưng phấn vui vẻ.
Nó sản sinh khi ta vận động, hoàn thành một việc, được khen, thư giãn ,....
3. Lợi dụng cơ chế sản sinh Dopamine vào cuộc sống

Ứng dụng cơ chế sản sinh dopamine để quản lý cảm xúc
a) Quản lý cảm xúc
- Mạng xã hội : Khi bạn lướt một news feed não ta sẽ sản sinh một lượng Dopamine tương ứng (cơ chế hoàn thành một việc) đều này dẫn đến bạn sẽ lướt tiếp.
Ứng dụng: Khi stress ta có thể sử dụng cơ chế này để tạo sự hưng phấn tạm thời cho não bộ nhưng có kiểm soát tránh việc "lướt quên lối về"
- Vận động: Khi ta vận động thì cơ thể cũng sản sinh ra lượng dopamine. Tôi hay sử dụng cách này vì nó là một mũi tên trúng hai đích vừa lợi tinh thần vừa lợi thân thể
Ứng dụng: khi ta cảm thấy tiêu cực, buồn chán ta hãy vận động vì đôi khi cảm xúc đó chỉ là ta thiếu Dopamine hoặc bị các dẫn truyền khác tác động lên.
b) Đặt mục tiêu:
Lợi dụng cơ chế sản sinh Dopamine ( hoàn thành một công việc) mà ta có thể tùy biến khác nhau để đặt mục tiêu và hoành thành công việc.
Ứng dụng: Sử dụng todolist kèm theo thời gian (hoàn thành một việc), chọn một việc dễ nhất để làm trước khi bắt tay vào việc khó (chuẩn bị ly nước trước khi học bài)
c) Mặc trái của Dopamine:
Khi não ta nhận được một lượng Dopamine nó sẽ khao khát nhận một lượng lớn hơn. Điều này dẫn đến khi quá nhiều sẽ gây rối loạn dopamine và rất khó để tập trung.
Ứng dụng
Mạng xã hội: Khi ta lướt 1 news feed ( hoàn thành 1 việc) rất khó để ta bỏ điện thoại xuống
Khi ta sử dụng chất kích thích ( cà phê, thuốc lá, ma túy,...): tùy vào chất kích thích mạnh nhẹ mà sản sinh lượng Dopamine khác nhau. Mà một khi não đã có một lượng dopamine rồi nó sẽ muốn một lượng nhiều hơn khiến ta bị "nghiện".
4. Các bài báo, nghiên cứu khoa học làm nền cho bài viết

Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất
Hãy là người đầu tiên bình luận bài viết này