1. Hãy tự cho bản thân mình một cơ hội
Mày á? Mày không làm được đâu. Đây là câu trả lời hầu hết của tất cả mọi người dành cho mình khi mình nói một ý tưởng nào đó (từ bình thường đến điên rồ) từ bé đến lớn. Bạn bè, bố mẹ, gia đình và thầy cô. Nếu đếm trên tay những người ủng hộ mình, thôi khỏi đếm. Nói tóm lại, những người mình tin tưởng nhất không ủng hộ mình vì họ nghĩ mình không đủ khả năng. Nhưng mà có thật sự là mình không đủ khả năng?
Mình đã trải qua 3 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Mày nên làm cái này vì ai cũng làm được, nên mày cũng sẽ có khả năng làm được
Giai đoạn 2: Mày không đủ khả năng làm cái đấy đâu
Giai đoạn 3: Mày thích làm gì thì làm
Điểm chung của cả 3 giai đoạn là mình không có sự giúp đỡ, từ bất kì ai (trừ giai đoạn đầu tiên vì thường họ sẽ giúp đỡ mình khi mình làm cái họ cho là đúng). Môi trường của mình là môi trường như thế, môi trường của những người có Scarcity Mindset. 
A scarcity mindset is when you are so obsessed with a lack of something — usually time or money — that you can’t seem to focus on anything else, no matter how hard you try.
Scarcity Mindset là gì? Là tập trung vào những thứ mình không có. Như vậy sao là không tốt? Không phải là tập trung vào những thứ mình không có thì mới có được nó chứ?
Con người của mình khi mình còn có Scarcity Mindset thì ra sao? Mình hơn thua. Mình chạy theo những thứ không phải là thế mạnh của mình (nhưng những thứ đấy được cho là thành quả đáng mong ước, được xã hội chấp nhận). Mình buồn bã, chật vật vì không có đủ tài chính để làm những thứ mình đang cố gắng chạy theo. Mình nản chí. Rồi cuối cùng là: Mình thật sự vô dụng như mọi người vẫn nói ư?
Tác động của Scarcity Mindset lớn hơn mình tưởng rất rất nhiều. Nó làm mình không dám thử những cái mới, tiêu cực về bản thân, nhút nhát và tự ti. Nó làm mình tập trung vào lợi ích thay vì trải nghiệm, thiếu thốn về cả tinh thần lẫn vật chất, so sánh bản thân với người khác. Tệ hơn là ghen tị với người khác (Mặc dù ghen tị vừa phải không có gì là xấu, nhưng mà trường hợp của mình là hơi đáng báo động nha). Mình đã không thoát ra được khoảng 1 thời gian dài vì môi trường mình ở trong đó là như vậy. Mình sợ bị cô đơn. Nếu mình làm khác đi lỡ mọi người bỏ mình đi thì sao? 
Mình quen cái chuyện bị bảo là không đủ khả năng nhiều đến nỗi mình không biết bản thân mình có khả năng gì. Hoặc những khả năng của mình không được người khác cho là “khả năng”.
Vậy phải làm sao đây? Chấp nhận làm theo những gì người khác muốn và bỏ qua chính mình chỉ đơn giản là để “không bị bỏ rơi”?
Mình nhận ra là mình vốn dị đã bị bỏ lại. Những mong muốn, con người của mình đều bị cả những người mình tin tưởng và bản thân mình phớt lờ. Cuối cùng mình chọn bản thân mình.
Câu trả lời cho câu hỏi: “Bạn có thực sự kém cỏi như người khác nói?” sau khi lựa chọn bản thân mình là: Nếu không có sự tệ hại, thì sẽ không có sự tuyệt vời nào hết. Mình còn chưa cho phép bản thân mình được bắt đầu, thì làm sao mà biết được kết thúc sẽ ra sao? Mình sợ mình sẽ không giỏi, không làm được điều gì trong khi mình còn chưa thử bao giờ á? (ý là CÓ, mình có kém cỏi, nhưng kém cỏi là một privilege ⭐️)
Mình đã tự cho bản thân mình một cơ hội. Mình không đợi sự “ủng hộ” hay “cho phép” của bất kì ai nữa. Mình đã tin tưởng bản thân mình. Nếu không bắt đầu, thì bản thân có năng lực hay không, không ai biết cả. Những người cho rằng bạn không có năng lực chỉ là phỏng đoán, dựa trên những câu chuyện, những quan sát nhỏ trong một phần rất rất nhỏ của cuộc sống của chúng mình mà thôi. 
2. Vậy chuyển sang Abundance Mindset, chúng ta có thật sự tốt lên?
Chúng ta thường tập trung quá nhiều vào những thứ người khác có, mình không có, mà quên mất rằng bản thân mình có rất nhiều thứ người khác không có. Ai cũng có một hoặc vài hidden advantages (thế mạnh tiềm ẩn) riêng. Bằng việc tập trung vào thế mạnh của mình, mình sẽ trở thành một phiên bản “bất khả chiến bại”, không tốt nhất, mà luôn luôn tốt hơn, mạnh mẽ hơn, trưởng thành hơn.
Hidden advantages là những thứ chỉ mình mình có, mà người khác không có. Chẳng hạn như, nếu mình sinh ra trong môi trường lành mạnh, thì bài viết này sẽ không tồn tại chẳng hạn, cách suy nghĩ của mình cũng khác đi và chúng mình sẽ không gặp nhau. Đấy cũng là một advantage ;) Mình rất thích ngồi suy nghĩ về những thế mạnh nho nhỏ của mình, vì mình sẽ cố gắng giúp chúng toả sáng nhất có thể. 
Sau khi chuyển sang chế độ Abundance Mindset, mình thấy nó không thay đổi kiểu quá là dramatically như trên YouTube (hoặc mình chưa cho bản thân đủ thời gian để thấy được sự thay đổi?). Mình vẫn phải đối mặt với những khó khăn bình thường. Điểm khác biệt là mình nhìn thấy cơ hội nhiều hơn là thiếu sót. Sức khoẻ của mình cũng tốt lên. Chất lượng cuộc sống cũng tốt hơn. Mình nhìn thấy điểm tích cực trong mọi điều tiêu cực. Mình tập trung vào cái mình giỏi, và biến nó thành thế mạnh riêng của mình, thay vì cố gắng chạy theo những thứ mà mọi người chạy theo. Như vậy thì theo mọi người là tốt hơn hay tệ đi?
3. Làm thế nào để tích cực khi xung quanh toàn là những người có Scarcity Mindset?
Giải pháp của mình chỉ có một mà thui. Đó là mình tiếp xúc với những người có Abundance Mindset nhiều hơn thời gian mình dành cho những người insecure hay có scarcity mindset. Họ vẫn ở trong cuộc sống của mình (gia đình, bạn bè), nhưng sẽ không đóng vai trò là người đưa ra lời khuyên nữa (mà đằng nào lời khuyên cũng chỉ là mình không có khả năng và không làm được đâu thôi mà). 
Mình tin vào sự ảnh hưởng lẫn nhau của cái cách mà chúng ta đối xử với người khác (cả suy nghĩ và hành động), nên mình đơn giản là đã tiếp xúc nhiều hơn với những người sẵn sàng giúp đỡ hoặc cùng mình biến ý tưởng của mình thành hiện thực thui. 
Luôn nhớ là dù mọi người có nói gì đi nữa thì chúng ta cũng tuyệt vời theo cách của riêng mình nhaaa. Nếu chưa biết thì tìm hiểu xem mình giỏi gì thui. Bắt đầu, vấp ngã, đứng dậy rồi trưởng thành hơn.
Chúc mọi người một ngày không bị sự tiêu cực của người khác làm ảnh hưởng đến mình 😎🌟 Và vững vàng hơn trên con đường mình chọn
(Mình mõm nhiều chứ thi thoảng người ta nói vài từ mình nước mắt cá sấu cả đêm 😅)
P.S. Notes to myself: Practice abundance mindset with affirmations and ACTIONS. Lots of people forget the action part.