Nếu như bạn là một con mọt phim như mình thì chắc chắn bạn đã từng ít nhất một lần xem bộ phim huyền thoại của làng điện ảnh thế giới ''The Matrix'' hay ít nhất cũng từng nghe đến cái tên ''Ma trận'' một lần. Bộ phim mang hơi hướng viễn tưởng thực ra lại được viết dựa trên lý luận ''Allegory of the Cave'' ( dịch thô là Ngụ Ngôn Trong Hang Đá) của một trong những nhà triết học vĩ đại nhất một thời đại Plato. Vậy thì sự liên kết tương quan nào giữa giá trị của lập luận này với cách vận hành của xã hội thì mình xin được làm một ''tour guide'' dẫn các bạn đi khám phá:  The Implied Meaning of ''Allegory of the Cave'' (Plato).  
(Ở bài viết này mình xin được đơn xen một vài cụm thuật ngữ bằng tiếng Anh để tăng độ hiệu quả của truyền đạt) 
Nếu đây là lần đầu bạn nghe đến cái tên Plato - một trong những người đặt nền móng cho nền Triết học thế giới cũng như người đầu tiên khởi xướng ra khái niệm ''Academy'' ( học thuật) và cũng như khái niệm ''Political Philosophy'' ( triết học chính trị) thì mình xin được điểm qua một vài nét cơ bản trong cuộc đời của ông.
Kết quả hình ảnh cho plato
Plato  427-347 TCN
I. Về tác giả: Trong giới triết học cổ đại cũng như đương đại thì ông vẫn là  một người thầy vĩ đại nhất. Platon (tiếng Hy Lạp: Πλάτων, Platōn, "Vai Rộng"), hay còn được Anh hóa là Plato, khoảng 427-347 TCN, là một nhà triết học cổ đại Hy Lạp được xem là thiên tài trên nhiều lĩnh vực, có nhiều người coi ông là triết gia vĩ đại nhất mọi thời đại cùng với Socrates là thầy ông. Sinh ra ở Athen, ông được hấp thụ một nền giáo dục tuyệt vời từ gia đình, ông tỏ ra nổi bật trên mọi lĩnh vực nghệ thuật và đặc biệt là triết học, ngành học mà ông chuyên tâm theo đuổi từ khi gặp Socrates.  ( về cuộc đời Socrates lại là một câu chuyện khác rất hay và ly kỳ khác). Ông để lại rất nhiều nhiều thành tựu cho nhân loại sau này tiêu biểu là những lập luận trong cuốn ''Republic''. 
(vì phần này phần phụ nên mình đề cập thông tin hơi sơ sài :< )
II. ''Allegory of the Cave'' - ''Ngụ Ngôn về Hang Đá'' 
 
''Allegory of the Cave'' - Điểm nhấn trong cuốn ''Repulic'' 
Ấn tượng đầu tiên của bạn khi nhìn vào bức ảnh trên là gì và bạn có câu hỏi gì sau khi nhìn bức ảnh trên? Tại sao lại có những người chỉ ngồi nhìn lên cái bóng của bức tường, tại sao lại có người cố trèo thoát ra khỏi cái hang trong khi những người ngồi nhìn thì lại thản nhiên đến vậy, chưa muốn nói là không quan tâm, còn có người lại đứng trên mặt đất nhìn về hứng mặt trời?  Vâng nếu đây là những câu hỏi và nghi vấn các bạn đang đặt ra thì mình sẽ giúp các bạn tiếp cận gần hơn qua outline dưới này nhé:

    Trước tiên chúng ta cùng làm rõ hơn về cốt truyện của bức tranh. Như cái tên gọi của nó, lấy bối cảnh về chiếc hang nơi mà ánh sáng mặt trời không thể tiếp cận vào, nơi mà có 3 người tù nhân sống với đốm lửa. Điều đặc biệt ở đây là họ bị trói và luôn nhìn lên bức tường để đoán bóng râm là gì? Cổ và chân các tù nhân được khóa chặt, họ không thể quay xung quanh để nhìn sự vật mà chỉ có thể nhìn theo một hướng duy nhất là một bức tường trước mặt. Đằng sau và trên đầu các tù nhân là lửa cháy sáng. Giữa những đám lửa và tù nhân, có những hành lang nhỏ, cho phép người ngoài đi lại tự do, có người còn mang vác đồ đạc đi cùng họ nữa. Ánh sáng từ ngọn lửa phản chiếu cái bóng của vật thể di chuyển qua lại lên bức tường lớn trước mặt các tù nhân. Những cái bóng là tất cả những gì mà các tù nhân có thể thấy. Những âm thanh mà các tù nhân nghe được chỉ là những tiếng vọng lại từ trong hang đá. Bây giờ, vì các tù nhân chưa từng bao giờ được cho xem những vật thể thực sự, cả đời chỉ biết nhìn những cái bóng, họ nhầm lẫn những cái bóng với hiện thực. Họ cũng cho rằng những tiếng vọng lại từ trong hang động là do những cái bóng phát ra. 
Ví dụ nếu một cái bóng của một cuốn sách xuất hiện, các tù nhân sẽ cho rằng họ đã nhìn thấy cuốn sách thật. Họ sẽ không nói rằng họ chỉ nhìn thấy cái bóng của cuốn sách, vì trong hiện thực của họ không tồn tại thứ gì gọi là bóng. Dần dần, một tù nhân thông minh nào đó sẽ dần nhận ra quy luật tự nhiên của thế giới mà họ đang sống, anh ta có thể tiên đoán được cái bóng nào sẽ xuất hiện tiếp theo, và anh ta sẽ được tán dương và thừa nhận từ những tù nhân khác.
Nhưng rồi một ngày nọ, có một tù nhân được thả tự do và anh ta muốn đi tìm hiểu xem con đường mòn nọ sẽ dẫn tới đâu và anh ta đã khám phá ra thế giới thực sự- một thế giới có mặt trời, động vật và cây cỏ. Dù ban đầu, ánh ta bị ánh sáng ấy làm chói lóa nhưng sau khi thích nghi anh ta nhận ra bao lâu nay những gì anh ta thấy dưới hang là sai và anh ta quay trở lại hang và muốn ''khai sáng'' những người còn lại. Thay vì được những người khác tán dương, anh ta còn bị cho là ngu xuẩn và dọa giết nếu anh ta tháo ghiềng của họ ra.
Lấy những thứ đơn giản để làm bật lên những ý nghĩa trừu tượng thì chỉ có những nhà Triết học mới có thể ''thâm thúy'' đến vậy.Thật vậy, qua câu chuyện trên, Plato muốn phân biệt rõ ra hai tuýp người. Đó là: ''sensory truth'' ( những thứ được cho là sự thật qua giác quan) và ''actual truth'' ( những sự-thật-thật-sự). Cụ thể như sau:
+) ''THE CAVE'' - "CÁI HANG": Plato lấy ''cái hang'' để tượng trưng cho những người luôn cho rằng kiến thức đến từ những thứ mà họ được nhìn và được nghe( empirical evidences) thay vì những định lý. Ông cũng tin rằng cái hang là cãi bẫy dẫn đến sự thiếu hiểu biết. 
+) ''SHADOW'' - ''CÁI BÓNG'' : Sự nhận thức hay niềm tin của những ai cho rằng những sự vật, sự việc họ nhìn thấy bằng giác quan có thể mang tới kiến thức. Nếu như bạn cho rằng những thứ bạn nhìn thấy là sự thật, đơn thuần là bạn chỉ đang nhìn thấy cái ''bóng'' của nó mà thôi. ''If you believe that what you see should be taken as truth, then you are merely seeing a shadow of the truth.''
+) ''THE GAME''- ''TRÒ CHƠI ĐOÁN NGHĨA QUA CÁI BÓNG'': đã là trò chơi thì sẽ có người thắng- người thua và người thắng luôn luôn được tôn sùng và ái mộ. Cụ thể trong cái hang, ai đoán trúng thì sẽ được những người khác tôn là ''master'' - là những người có hiểu biết sâu rộng. Theo một cách trào phúng nào đó thì những người đó bên ngoiaf thì hào nhoáng nhưng bên trong lại chẳng biết gì. Và Plato phê phán đó là một sự kinh khủng khi hâm mộ những người như thế- ''It is ridiculous to admire someone like this.'' 
+) ''THE ESCAPE"- ''Sự trốn thoát'': Hình ảnh một người tù nhân đang cố gắng leo mình ra khỏi chiếc hang mà từ khi sinh ra anh ta đã ở là một điểm nhấn của toàn bộ câu chuyện. Thay vì chỉ ngồi và nhìn về một phía rồi đoán nghĩa, anh ta thực sự muốn tìm hiểu con đường le lói ánh sáng nhỏ sẽ dẫn tới đâu. (CROSSWALK). Đây là một hình ảnh ẩn dụ đặc trưng trong cổ đại về những nhà triết học (Philosophers), những người luôn đam mê tìm hiểu về kiến thức ở thế giới thực tế cũng như những khuôn mẫu của nó- cái mà vô hình chung bị giác quan con người dập khuôn. Bên cạnh đó, công cuộc trốn thoát của anh tù nhân cũng chính là cuộc hành trình dám bức phá những cái nền tảng và quy luật của xã hội cũ để khám phá ra thế giới mới- một thế giới nơi chứa kiến thức ''thật sự''- Intellectual journey. Khi vừa bước ra khỏi hang, anh ta cảm thấy bị choáng -''He was dazzle by the sunlight''. Sống quen mình với đốm lửa nhỏ, nay anh ta lần đầu tiên anh ta được tiếp xúc với một luồng sáng mạnh mẽ và chói lóa đến như vậy. Nhưng một lúc sau, khi anh ta đã nhìn rõ mọi vật, anh ta cảm thấy hốt hoảng vì một thế giới khác quá đỗi rực rỡ và tươi sáng. Anh ta cảm thấy như được tiếp thêm năng lượng và ham muốn đi khám phá thế giới mới ngay lập tức. 
+) ''THE SUN"- ''MẶT TRỜI'': #Highest experiences of human being.
 Một vòng tròn lúc nào cũng sáng rực rõ ở nơi cao nhất trên bầu trời rộng lớn tượng trưng cho bậc kiến thức ''thượng đẳng'' mà các nhà triết học luôn khao khát chạm tới. Ánh sáng tri thức đấy chói rọi mọi ngõ ngách trên mặt đất, giúp mọi thứ có thển sinh sôi nảy nở tượng trưng cho kiến thức là nguồn sống của vạn vật, giúp vạn vật có năng lượng để sinh tồn. 
*Theo như nguyên tắc trong cuốn REPUBLIC, Platon gọi đây là THE GOODS- THE FORMS OF ALL FORMS. ( Nếu như bạn thực sự muốn biết ý nghĩa sâu xa hơn thì bạn nên tìm hiểu thêm link mình gắn ở cuối bài, còn bài này mình xin không xoáy sâu vào định nghĩa này) 
+) ''The Return'' - ''Sự trở lại'': Khi người tù nhân khám phá ra thế giới mới, anh ta quay trở lại với niềm mong ước có thể giúp những người khác mở mang nhận thức và đưa họ đến một thế giới tốt đẹp hơn. Nhưng thật quá đắng cho chàng trai ấy, khi mọi người biết được ý định thay vì được tung hô lên làm ''Master'', anh ta bị dọa giết. Vì sao ư? Vì xã hội đó SỢ. Họ sợ những gì họ luôn cho là đúng nhưng thực ra chỉ là bề nổi; họ sợ ánh sáng tri thức kia mạnh quá có thể giết chết họ; và họ không tin vào những người đi khám phá - các nhà triết học.  
Thông điệp mà mình muốn gửi gắm đến bạn đọc, đặc biệt là thế hệ trẻ như mình đó là bạn cần phải biết phát triển bản thân bạn trước khi bạn nghĩ đến phát triển người khác hay thậm chí xã hội. Nói một cách khác đây chính là SELF-DEVELOPMENT (Tự thân vận động). Nếu bạn là thế hệ trẻ như mình, thì hãy dựa trên thực lực của mình để khám phá thế giới. Thật vậy! Trong xã hội hiện nay, dù bạn đang sống ở thành thị hay nông thôn, Việt Nam hay nước ngoài thì sẽ không có một ai ( ngoại trừ ba mẹ) có thể giúp được bạn. Mà thậm chí nhiều lĩnh vực, ba má bạn muốn giúp những cũng không giúp được. MẶt khác, liệu trong nhiều vấn đề, là một người con, bạn có đành lòng nhìn ba mẹ hy sinh để giúp bạn không? Với mình thì không, và không bao giờ. Thay vì loay hoay tìm sự giúp đỡ hay đi tôn sùng một ''Master'' rỗng tếch thì bạn nên phát triển bản thân mình. Đến mình còn không cứu được mình thì bạn còn mong ai trên thế giới này đến dang tay ôm bạn vào lòng?! Hành trình này gian khổ không? Có! thậm chí ''Intellectual journey'' là một trong những ải khó nhất của một đời  người. Đến Đường Tăng còn phải trải qua 81 ải mới có thể lấy được CHÂN KINH phủ độ trúng sinh thì thay vì bạn kêu than hãy tận hưởng nó như một chuyến ''actual journey'' . Và khi bạn chạm được đến nó rồi, mình tin chắc là bạn sẽ trách bản thân không làm nó sớm hơn. 
Bạn nào muốn tìm hiểu thêm về The Form of All Forms, please click: https://www.philosophyzer.com/platos-theory-of-forms/
Plato claimed that knowledge gained through the senses is no more than opinion and that, in order to have real knowledge, we must gain it through philosophical reasoning.''
Đọc thêm: