Nhân dịp @huskywannafly có bài viết liên quan tới blockchain và Bitcoin nên mình cũng chia sẻ 1 chút về blockchain dễ hiểu đến mức anh em có thể giải thích được cho mẹ và người yêu hihi <3
Một mả chữ tiếng việt dễ hiểu nhất về Blockchain. Tôi hứa.
Xin chào! Bây giờ đã sang cmn năm 2018 rồi và nếu bạn vẫn đang tiếp xúc với loài người thì chắc chắn bạn đã nghe thấy 2 chữ Bitcoin và Blockchain trong suốt năm vừa qua
Tôi đoán là có nhiều bạn cũng giống như tôi, nghe thấy Bitcoin một vài năm trước, quên m* mất nó là gì cho tới khi Bitcoin quay trở lại và chiếm trọn sự chú ý của giới truyền thông (lẫn giới trà đá vỉa hè) trong năm nay. Tôi vẫn còn nhớ 3-4 năm trước xem một video trên youtube cố gắng giải thích Bitcoin, Blockchain và mining là gì. ĐCM!!! Giờ chỉ ước là hồi đấy chú ý lắng nghe hơn.
Bài viết đầu tiên tôi sẽ giải thích cho bạn một cách dễ hiểu nhất Blockchain là gì? Vấn đề mà nó giải quyết và ứng dụng nào của nó là tiềm năng?
Để bắt đầu, không giống các bài viết tiếng việt khác, tôi muốn bạn biết đến vấn đề mà Blockchain giải quyết. Trước Blockchain, chưa một ai khẳng định mình giải quyết được vấn đề này một cách tuyệt đối.
Đây là một vấn đề rất phổ biến trong ngành khoa học máy tính. Tưởng tượng thế này đi. Tầm vài ngàn năm trước, bạn là một nam nhi đại trượng phu và là một tướng lĩnh của đội quân Byzantine. Bạn cùng các tướng khác đang hau háu chuẩn bị tấn công vào thành luỹ của quân địch để cứu nàng công chúa xinh đẹp trong truyền thuyết.
Đêm đến, thành luỹ của địch bị bao vây bởi quân đội Byzantine và bạn chỉ huy một cánh quân. Những cánh quân còn lại nằm ở vị trí khác nhau và được chỉ huy bởi các tướng lĩnh kia.
OK. Tình huống thế này nhé, bạn và các tướng quân kia phải cùng tấn công một lúc vào thành địch thì mới chiến thằng. Nếu chỉ cần tấn công phối hợp lệch nhau thì thôi thua luôn. Bạn đã quyết địch sẽ tấn công vào lúc canh ngọ, nhưng khổ nỗi là thời này bạn không có bộ đàm, đ có điện thoại, chẳng có email, mà dùng đuốc hay khói báo hiệu thì quân địch nhìn thấy.
Làm thế nào để bạn có thể chắc chắn một cách tuyệt đối rằng tất cả các tướng lĩnh còn lại đều đạt được thoả thuận đồng ý và cùng nhau tấn công vào canh ngọ.
Bạn có thể gửi truyền thư bằng ngựa, nhưng rủi ro là chẳng may con ngựa bị tóm trước khi tới được chỗ các tướng khác thì sao. Bạn cũng cần phải nhận lại được thư của các tướng lĩnh đó khẳng định là OK tôi đồng ý cứu công chúa lúc canh ngọ. Đánh! Nhưng cũng rủi ro là con ngựa đi về đó bị tóm thì cũng xong. Chưa hết, chẳng may quân địch tóm được ông đưa thư, xong làm giả tin nhắn báo đi hay báo về. Làm sao để các tướng lĩnh khác biết chắc chắn đó là tin nhắn của bạn. Chưa kể tình huống xấu nhất, trong số các tướng lĩnh kia có vài thằng ml, nhận tin rồi dả vờ con-phơm (confirm) là đánh xong té.
Như tôi đã nói ở trên, bài toán vấn đề tướng quân Byzantine vẫn chưa có cách giải quyết tuyệt đối trong hàng ngàn năm.
Để giải quyết được vấn đề này, hàng ngàn năm qua chúng ta phụ thuộc vào bên thứ ba để xây dựng lòng tin giữa chúng ta với nhau. Như trong ví dụ trên, chúng ta có thể giải quyết bằng cách sử dụng dịch vụ đưa tin bằng ngựa của một bên thứ ba đã có hàng chục năm kinh nghiệm. Rồi là trước khi lâm trận các tướng lĩnh ký với nhau một văn bản đồng ý sẽ tấn công dưới sự giám sát của bên thứ ba là luật pháp. Nếu ông nào vi phạm sẽ bị toà án trừng phạt chẳng hạn.
Nói tóm lại vấn đề cốt lõi cần được giải quyết là:
Bằng cách nào các cá nhân (hay tổ chức) có thể tuyệt đối tin tưởng trực tiếp lẫn nhau mà không phụ thuộc vào một bên thứ ba nào để đảm bảo lòng tin ấy.
Đây chính là câu hỏi mà Satoshi Nakamoto muốn trả lời sau cuộc khủng hoảng tài chính 2007-2008, thời điểm hệ thống tài chính Mỹ đánh mất niềm tin trong dân chúng.
Blockchain là câu trả lời còn Bitcoin là ứng dụng đầu tiên của công nghệ này.
Vậy tóm lại thì Blockchain là cái đ** gì? Ngoài việc nó là công nghệ đằng sau đồng tiền số Bitcoin ra thì cụ thể nó là cái gì? Mỗi lần tôi đi hỏi, tôi lại va phải một câu trả lời hơi khác một tí. Một trong những cách giải thích tốt nhất mà tôi được nghe là từ Jeremiah Lowin.
Cách dễ hiểu nhất khi nghĩ về Blockchain đó là tưởng tượng nó như là một cơ sở dữ liệu (database). Nó giống như một cuốn sổ cái vậy.
Nhưng điều đặc biệt của Blockchain đó là cơ sở dữ liệu này được phân phối phi tập trung trên mạng internet. Điều đó có nghĩa là cơ sở dữ liệu này được trải khắp thế giới, được sở hữu bởi tất cả máy tính trong mạng lưới ngang hàng. Không có một máy chủ tập trung nào host cơ sở dữ liệu này, không có một người nào có quyền kiểm soát cơ sở dữ liệu này. Một khi dữ liệu được ghi vào cuốn sổ cái này, không ai có thể xoá, hay thay đổi nó. Nó không thể bị hack.
Ờ! Nghe có vẻ kinh đấy, nhưng mà thế thì có gì thú vị vậy????
Điều thú vị của công nghệ này được Satoshi Nakamoto diễn giải trong Bitcoin whitepaper (2008), Blockchain đảm bảo được, hay nói cách khác, giúp mọi người tin tưởng được nội dung của cơ sở dữ liệu (cuốn sổ cái) mà không cần biết những người tham gia khác vào mạng lưới ngang hàng này là ai, ai đang viết vào cơ sở dữ liệu này, có ai đang thao túng dữ liệu này hay không. Blockchain giúp những người tham gia đạt được sự đồng thuận về thông tin mà không cần thông qua một bên thứ ba.
Blockchain giúp những người tham gia đạt được sự đồng thuận về thông tin mà không cần thông qua một bên thứ ba
Bằng việc sử dụng Blockchain, bạn chuyển lòng tin mà bạn đã đặt vào các tổ chức tới một nền tảng được vận hành hoàn toàn bởi thuật toán - một nền tảng mở, công bằng, và trung lập. Một nền tảng mà “Sự thật" là một đặc tính nó sở hữu, giống như Internet có đặc tính “Truyền tải thông tin" vậy.
Vậy làm thế nào để chúng ta có thể có một cơ sở dữ liệu được phân phối không tập trung mà tất cả mọi người cùng tin tưởng vào nội dung trong đó? Làm thế nào mà Blockchain giải quyết được vấn đề Byzantine? Câu hỏi này tôi xin phép sẽ trả lời trong bài viết Blockchain hoạt động như thế nào vào lúc khác. Đang bận trade quá.
Còn bây giờ, tôi biết bạn vẫn đang thấy thắc mắc: Ờ! Thế đm cái Blockchain này có ứng dụng đ gì mà lại đẻ ra con Bitcoin vậy????
Trước khi đi tới Bitcoin, tôi muốn đề cập tới tính ứng dụng của Blockchain trước. Sự ra đời của Blockchain đánh dấu lần đầu tiên trong lịch sử con người, chúng ta có thể thực sự sở hữu một tài sản số (tài sản điện tử - digital asset) bởi với Blockchain, bạn có thể ghi lại Ai sở hữu Cái gì vào Thời điểm nào mà không bao giờ sợ bị Copy&Paste.
Ví dụ trong ngành ngân hàng - tài chính đi. 1 ngày trading tại các banks lớn diễn ra kiểu kiểu thế này, Goldman Sachs mua trái phiếu từ Credit Suisse, trái phiếu này của Credit Suisse mượn từ JP Morgan. Sau đó bond này trong một ngày được trade qua trade lại qua chục ngân hàng và chốt ngày rơi về Vietinbank chẳng hạn. Khổ một nỗi, chỉ cần back office của một ngân hàng nào để xảy ra lỗi không thu xếp chuyển giao trái phiếu này được là toi. Mất cả nhiều tuần để quay lại sửa lỗi này. Mà lỗi này (Failure to deliver/ Settlement fails) là rất phổ biến trong giới tài chính.
Bây giờ thử tưởng tượng bạn có một cơ sở dữ liệu kiểu Blockchain được chia sẽ giữa các ngân hàng, nó tự động ghi Ai sở hữu Cái gì vào Thời điểm nào/ Ai chuyển cho Ai Cái gì, Số lượng bao nhiêu vào Thời điểm nào - đặc biệt là không ai có thể thay đổi hay thao túng cơ sở dữ liệu này. Các ngân hàng sẽ biết Ai đang sở hữu trái phiếu nào và có khả năng loại bỏ phần lớn các back-office đang làm việc không hiệu quả. Tiết kiệm vãi lìn ra.
Blockchain có tiềm năng ứng dụng trên rất nhiều các sản phẩm khác. Bạn có thể tự mường tượng ra Blockchain có thể làm cơ sở dữ liệu ghi lại tất cả mọi thứ có giá trị và quan trọng như: các loại giấy khai sinh, báo tử, đăng ký kết hôn, bằng cấp, bảo hiểm, xếp hạng tín dụng, hệ thống kế toán kiểm toán, bất động sản, dịch vụ y tế, cho tới chia sẻ lưu trữ đám mây, IPO, ứng dụng kiểu Uber-like, Airbnb-like, etc. nhiều lắm.
Blockchain giúp ghi lại "Ai sở hữu Cái gì vào Thời điểm nào mà không bao giờ sợ bị Copy&Paste"Có người cho rằng, trong tương lai khi chúng ta sống trong thế giới của Internet of Everything thì chúng ta cũng cần một Ledger of Everything.
Trong trường hợp bạn đang bắt đầu lạc lối khi đọc tới đây. Tôi sẽ dừng lại một chút để tổng hợp. Ok?
Bạn có: Một cơ sở dữ liệu được phân phối phi tập trung trên Internet cho tất cả mọi người trong hệ thống. Cơ sở dữ liệu này trung lập, bạn và tất cả mọi người tham gia đều có thể tin tưởng tuyệt đối vào nội dung cơ sở dữ liệu này. Không ai có thể thay đổi được nó, hack nó. Không ai sở hữu nó.
Bây giờ, nếu giả sử bạn có sứ mệnh xây dựng một ứng dụng lên trên nền tảng cơ sở dữ liệu Blockchain này. Ứng dụng đó dành cho tất cả mọi người. Bạn sẽ làm gì?
Đối với Satoshi Nakamoto, ứng dụng đầu tiên là Bitcoin - một đồng tiền mã hoá.
Tại sao? Bởi với Blockchain bạn đã có khả năng thực hiện các giao dịch mà không cần thông qua một bên thứ ba là ngân hàng. Blockchain sẽ giúp ghi lại Chị Vi chuyển cho chị Xuân 20 đồng. Chị Vi còn 10 đồng. Chị Xuân có 20 đồng. Kiểu kiểu như vậy. Blockchain giúp hiện thực hoá một thế giới tiền tệ hoàn toàn trên nên tảng điện tử - thế giới không tiền mặt. Blockchain giúp tạo ra sự khan hiếm cho các tài sản điện tử và giám sát nó. Bạn không thể copy & paste 1 đồng ở đây sang kia để có 2 đồng được.
Satoshi tạo ra 21 triệu đồng Bitcoin, chỉ thế thôi. Không hơn không kém. Không giống như tiền (fiat currency), Chính phủ có thể in thoải mái từ không khí và làm giảm giá trị đồng tiền trong túi của bạn qua một mỹ từ là lạm phát (inflation).
Thế là bỗng dưng, dù bạn ở bất kỳ đâu trên thế giới, bạn cũng thực hiện được giao dịch. Bitcoin hay Blockchain không quan tâm bạn là ai, số tiền bạn chuyển lớn như thế nào, màu da của bạn trắng hay đen, hay điểm tín dụng của bạn cao hay thấp. Bạn đủ số tiền trong ví là bạn thực hiện được giao dịch. Bạn làm điều này không cần thông qua Bank, Western Union, Paypal, hay ai cả.
Đồng tiền mà bạn sử dụng không chịu sự chi phối của Chính phủ hay Ngân hàng nào. Đồng tiền này hoàn toàn nằm trong tay những người sử dụng nó, là bạn và tôi.
Rồi, rồi, rồi. Đọc đến đây thì lại 1 tỉ câu hỏi nữa này sinh ra trong đầu bạn. Ơ thế đm tại sao Bitcoin lại có giá trị. Giá trị này từ đâu đến. Tiền này không có ai đảm bảo sao. Tiền này không ai quản lý sao. Thế một ngày nó hết giá trị thì sao. Vân vân và vân vân.
Tôi hiểu tôi hiểu. Tôi sẽ nói thêm về tiền tệ trong các bài viết sau của mình. Còn giờ, có lẽ câu nói này của Satoshi Nakamoto là tạm đủ:
“It might make sense just to get some (Bitcoin) in case it catches on. If enough people think the same way, that becomes a self-fulfilling prophecy” - Satoshi Nakamoto, 2009.
Tôi đ** thể dịch được vì tôi rất ngu dịch. Nhưng nôm na là nếu có đủ số người cùng tin và sử dụng đồng tiền này, hiệu ứng mạng (Network Effect) sẽ xảy ra. Bitcoin sẽ tạo nên giá trị từ đó và tự biến nó trở thành một đồng tiền.
Đấy nhé, tạm thời nếu bố, mẹ, ông, bà, cô, dì, chú bác, người yêu cũ, Vi hay Xuân hỏi về Blockchain thì các bạn biết trả lời thế nào rồi nhé.
Nếu mà còn hỏi nó hoạt động thế nào nữa thì chờ sang tuần tôi viết nốt cho. Giờ tôi phải đi đặt mấy lệnh #gotothemoon nữa đây.
Series bài viết này của theAlchemist, tôi viết ra với mong muốn nó sẽ như một sự giới thiệu và là một lời mời các bạn cùng tìm hiểu thế giới hấp dẫn này. Trong các tuần kế tiếp, tôi sẽ cố cho ra nhiều bài viết hơn về những thứ xung quanh nó như Sự phi tập trung, Tiền tệ, Bitcoin, Ethereum, ICOs, và đặc biệt là việc đầu tư Cryptocurrency hay Cryptoassets. Tôi sẽ đổ thêm nhiều gáo nước lạnh hơn nữa vào Bitcoin, bởi tôi cho rằng cách tiếp cận vấn đề cân bằng từ hai hướng luôn tốt hơn cho mọi phân tích.
Nếu quan tâm thì bạn có thể vào thealchemist.io 1 cái blog nhỏ của tụi tui hoặc đọc trực tiếp trên spiderum rồi mình cãi nhau cũng đc :)).
Ghẹo bác chủ topic xíu, chắc do mình dốt nên thật sự, mình vẫn chưa thấy thoả lòng với cách giải thích của bác.
1. Trong bài có lặp lại câu đối với blockchain dữ liệu phi tập trung, phi tập trung mình hiểu là nó không phụ thuộc vào chỉ duy nhất một nơi ghi nhận dữ liệu mà là khi có giao dịch xảy ra thì dữ liệu đó được ghi tại nhiều nơi khác. Vậy các nơi khác đó, được hình thành ra sao? Tại sao nó được hình thành dể dữ liệu phi tập trung?
2. Dữ liệu không thể thay đổi, không ai thao túng? Lý do tại sao không thể thay đổi? Không thể thao túng trong khi nó cũng chỉ là dữ liệu? Nếu dữ liệu ở block A thay đổi và đồng thời được ghi nhận ở 8 block khác...vậy nếu hacker xâm nhậm và thay đổi block A thì 8 block khác có thay đổi ko? Hoặc công nghệ tương lai cho phép hacker đồng thời xâm nhập và thay đổi cùng lúc 8 block cuối nguồn.
3. Nói về btc, ban đầu được tạo ra với 21tr btc. Vậy nếu một ngày nọ, kẻ có tên là satoshi tăng thêm thì có được không? Nếu không, tại sao? Lúc ban đầu tạo ra btc, vậy nó là tập trung hay phi tập trung?
4. Câu hỏi vui thôi, toàn bộ blockchain đều hoạt động dựa vào internet (hiện tại) vậy trong hiện tại này, nếu có ai shut down hệ thống internet thì sẽ thế nào? Hihi.
Hihi, mặc dù em mình đã khuyến khích mình đọc thêm về mã hoá hash password rồi, nhưng các vấn đề trên mình thực sự chưa hiểu lắm, nếu chủ thớt có thể khai sáng giúp mình thì mình vô cùng biết ơn.
Trả lời câu hỏi thứ 2 của bác =)))
Dữ liệu của các chuỗi khối có chứa một đoạn mã nhỏ, là giá trị băm (thông qua hàm hash) của chuỗi khối khác.
Hàm hash là hàm toán học một chiều, với đầu vào là một chuỗi không đổi, sẽ có đầu ra là một chuỗi cố định.
Một trong những tính chất quan trọng của hàm hash là, chỉ cần thay đổi 1 bit trong input sẽ ra một output là một chuỗi kí tự hoàn toàn khác.
Vì thế, việc thay đổi dữ liệu trong các chuỗi khối sao cho khớp là việc gần bất khả thi.
Theo mình đọc thì thấy cái vụ mã háh mình hiểu là băm mật khẩu thành một chuỗi ký tự vô nghĩa random. Tuy nhiên mình có thắc mắc là, phải làm điều đó nó cũng phải có thuật toán để mỗi lần gõ mật khẩu nó đều băm theo một kiểu để còn đối chiếu chuỗi băm đó với cơ sở dữ liệu. Vậy thuật toán này có thể tìm ra và hacker giải ngược ko? ^^
Một trong những nguyên tắc khi tạo ra một hàm thuật toán mật mã học là, ngay cả khi cả thế giới biết thuật toán trong hệ mật, cũng không có cách nào để có thể giải mã được nó.
Hàm băm hiện tại có MD5 là an toàn, phiên bản trước nó MD4 đã bị phá. =)))
:))))) lên tới số 5 rồi àh. Vậy mốt chắc cũng có thể lên số hàng chục áh. Nói chứ mình nghĩ đã là con người tạo ra cái ổ khoá thì thể nào cũng có người làm ra cái chìa.
Blockchain mình nghĩ đúng là công nghệ của tương lai nhưng vạn vật đều chung quy luật. Lấy con virus HIV ấy, nó cứ luôn cải tiến chính nó để đáp ứng kháng thuốc. Cho nên phàm cái chi con người tạo ra thì cũng sẽ chính con người hoá giải. Nên... chẹp, nói blockchain là an toàn thì ... ừ giờ nó an toàn thiệt. Nhưng, nào ai biết...
Dữ liệu không thể bị thao túng:
Công nghệ blockchain sử dụng dữ liệu phi tập trung, tức là một đoạn dữ liệu có thể tồn tại trên rất nhiều máy tính trong mạng lưới. Và với thông tin bị phân tán như thế thì thao túng cũng bất khả thi, do không có một bên nào, tổ chức nào sở hữu hay kiểm soát các chuỗi khối cả.
1. Bất kì người nào mới tham gia gửi nhận Bitcoin đều sẽ được mạng lưới ghi nhận và trở thành một chỗ ghi dữ liệu mới, chỉ cần bạn sở hữu 1 phần mềm giao dịch bitcoin có kết nối blockchain. Hình thành chỗ ghi dữ liệu phi tập trung để mỗi người tham gia đều có quyền lực với mạng lưới. Kiểu như quyền lực thuộc về toàn dân ấy. Mỗi bitcoin bạn có đều là 1 phiếu bầu trong mạng.
2. Lý do tại sao không thể thay đổi là : Nếu muốn thay đổi số lượng bitcoin bạn có thì phải tạo ra dữ liệu mới, tạo ra dữ liệu mới thì thì phải sửa đổi một vài dữ liệu cũ trong khối bitcoin trước đó để chúng phù hợp với nhau. Việc này sẽ bị toàn mạng lưới blockchain phát hiện ra và loại bỏ. Bạn thay đổi Block A, khiến nó không phù hợp với 8 block kia thì mạng lưới sẽ biết và loại bỏ bạn. Nhưng làm sao mạng lưới biết là bạn sai ? bởi vì hàng triệu người dùng khác sở hữu ví Bitcoin khác có blockchain khác với bạn. Bạn muốn thay đổi dữ liệu thì phải có trên 50% công suất đào bitcoin trên toàn thế giới đồng ý là blockchain của bạn hợp lệ.
3. Ban đầu ông ấy định ra là sẽ có 21 triệu bitcoin, sẽ được đào dần lên trong 100 năm tới, hiện tại thì chỉ có khoảng 17 triệu bitcoin được đào lên thôi. Mỗi 4 năm thì số bitcoin được đào lên sẽ giảm đi 1 nửa cho tới ngày nó cạn kiệt hẳn. Ngay cả Satoshi cũng không thể can thiệp vào chuyện này bởi vì ông không có quyền lực gì trong mạng trừ khi ông để lại các cửa sau trong hệ thống. Nhưng hệ thống này là hệ thống mở, bất kì kĩ sư nào đều có thể kiểm tra tính xác thực nên khả năng này bằng không. Nếu bạn muốn mở rộng lượng bitcoin được tạo ra trong hệ thống thì bạn phải tiến hành bỏ phiếu. trên 50% phiếu bầu đồng ý với bạn thì ok ( phiếu bầu ở đây là lượng bitcoin hiện có trên thị trường chứ không tính đầu người )
4. Hệ thống bitcoin như một con rắn có vô số đầu, bạn chặt đứt 1 nửa mạng internet thì nó tách làm đôi, cứ như thế phân chia vô hạn :)), tới khi có mạng internet thì nó lại kết hợp lại. Còn shut down toàn bộ internet thì gục là cái chắc.
Cám ơn Death Star nhiều và mình cũng lờ mờ hiểu được kha khá rồi.
Nhưng nói về thao túng. Đến nay, Satoshi vẫn chưa biết là một nhóm hay một người. Lỡ như có một nhóm người thao túng btc bằng cách họp lại và chiếm hơn 50% số btc đang hiện hữu và thông đồng để thao túng số liệu thì sẽ ra sao? Vậy có khả năng nào là có sự tập trung trong phi tập trung ko?
Một vấn đề nữa trong ví dụ của mình, nếu block A thay đổi dữ liệu (do hacker) thay đổi, đồng ý 8 block còn lại phát hiện vậy thì ... “cái gì” sẽ đứng ra điều chỉnh và hiệu chỉnh lại số liệu cho khớp của toàn bộ chuỗi. Và liệu có một hacker siu nhân nào đó có thể bắt “cái gì” đó câm nín luôn không? Và 8 block kia (như deathstar nói nó chính là những cá nhân có ví btc) thì vẫn thấy số liệu ko đúng nhưng còn hiệu chỉnh thì ko biết thế nào?
Hihi. Bác xem có khai sáng giúp mình được ko nha.
Thì ý mình nói là các miner đó tập trung và thống nhất thao túng ấy...đại loại vậy. Mặc dù có thể là khó xảy ra, những vẫn có thể xảy ra đúng ko bác. Hihi
Giả sử bạn muốn thao túng mạng blockchain. Có 2 cách :
1. Bạn phải đi lùng mua 50% số bitcoin hiện có trong thị trường, hiện tại giá cả vào khoảng 100 tỷ USD. Như vậy thì lượng bitcoin trong thị trường bị rút đi mất một nửa khiến lượng bitcoin trở nên khan hiếm nên giá cả sẽ tăng lên, bạn có dùng tới 200 tỷ USD cũng chưa chắc thu gom được hết số bitcoin đó, chưa kể các chủ sở hữu bitcoin đều là ẩn danh, việc liên lạc để thu mua lượng bitcoin khổng lồ như thế là rất khó,bạn có là CIA cũng chưa chắc điều ra được 1 người nếu như họ không nói cho ai biết, và với tình trạng khan hiếm bitcoin như vậy, không khó để người ta hiểu ra rằng có người đang có âm mưu chiếm đoạt quyền sở hữu mạng lưới.
Bỏ qua tất cả các khó khăn trên, bạn đã sở hữu trên 50% số bitcoin rồi,bạn sẽ làm gì ? bạn muốn thao túng mạng lưới thì cần phải bỏ phiếu, giả sử như bạn muốn sửa thuật toán để nó có lợi cho bạn chẳng hạn, tất nhiên là bạn sẽ thành công, nhưng tất cả mọi người đều sẽ biết là bạn đã chiếm quyền sở hữu, tính dân chủ của bitcoin đã biến mất, bitcoin trở thành đồng tiền vô giá trị, vì bạn là người sở hữu lượng bitcoin lớn nhất nên thiệt hại của bạn là lớn nhất. Chiếm quyền sở hữu mạng blockchain và thiệt hại 200 tỷ USD thì kể cả chính phủ Mỹ cũng không thừa nhận nổi thiệt hại này,đây là việc làm vô bổ.
Đúng là Bitcoin bây giờ lại dần trở nên tập trung hóa, các kĩ sưu đang nghiên cứu để ra đời thế hệ blockchain mới giúp chống tập trung hóa tốt hơn. Nhưng như ở trên đã nói, cho dù nó tập trung hóa thì cũng không có ý nghĩa nhiều bởi vì mạng lưới đều vận hành bởi thuật toán, con người không có quyền can thiệp, nếu muốn làm gì thì lại phải bỏ phiếu...:))
2. sở hữu trên 50% công suất đào bitcoin.
Cái thứ đứng ra điều khiển tất cả là chính là mạng lưới các thợ mỏ đào Bitcoin. Mạng lưới này được vận hành bởi thuật toán SHA-250 và có công suất hiện tại là 16 tỷ tỷ hash/s. hacker nào muốn đọ sức thì phải có mạng máy tính có công suất lớn hơn 50% con số trên để chèn tệp tin giả mạo.
. Vào 5 năm trước thì mạng Bitcoin đã vượt mặt 500 siêu máy tính lớn nhất thế giới hợp thành. Đến bây giờ thì mình nghĩ tất cả các siêu máy tính tồn tại trên trái đất hợp lại cũng không đọ sức nổi. Còn cách can thiệp khác mà không cần trên 50% công suất thì chưa có ai nghĩ ra, vì nó là một hệ thống vận hành khép kín hoàn toàn bằng thuật toán.
Nó thấy số liệu không đúng thì nó bỏ qua bạn luôn chứ không điều chỉnh gì cả. Cho bạn cầm 21 triệu bitcoin chơi với dế chứ ko ai quan tâm.
Còn ai mà thần thánh tới mức đổi được toàn bộ số liệu trên tất cả các blockchain ở máy tính người khác thì coi như nó ăn hết luôn,
Hè hè, việc mình nói chỉ lấy btc ra làm ví dụ. Còn rất nhiều tiền mã hoá khác dựa trên blockchain mà giá đâu có trên trời. Cái ý thôi bác.
Còn việc thấy số liệu ko đúng và thời điểm bán nó đi, bác có chắc là nó có thể xảy ra đồng thời ko? Giờ Hack cao cao, bán liền...với sự khan hiếm thiếu gì người mua ngay. Đại loại ý thế đấy bác.
Nói chung, mình hiểu ý bác, tuy nhiên, nếu đã chỉnh được số liệu ko đúng rồi thì cớ gì mà ko suy tính được nhiều trò khác. Ở đây mình chỉ thật sự ko hiểu là liệu tính bất biến của mệnh đề, blockchain là ko thể can thiệp, ko hiệu chỉnh là với hạn chế của kiến thức nhân loại hiện tại hay là thuật toán đó kì diệu đến nỗi nó là một chuyến one way ko có đường quay về để có thể hiệu chỉnh thao túng trong tương lai cho đến tận thế ấy.
Cám ơn bác đã giành thời gian giải thích bác nhé.
Thật ra thì lúc viết bài này mục tiêu của mình chỉ là để giải thích một cách đơn giản nhất Blockchain là gì cho mẹ và bạn thân người yêu cũ. Chứ giải thích sử dụng hash function, tính phi tập trung, digital scarcity các thứ thì chắc từ từ mình viết tiếp =))
Tiếp tục việc đơn giản hoá mọi vấn đề (cho Vi và Xuân hiểu) thì sau đây là cách hoạt động của Blockchain:
Quay lại vấn đề mấy ông tướng tấn công thành địch nhé
Ban quyết định đánh vào canh ngọ nhưng lần này bạn đặt ra 2 luật mà tất cả đều phải tuân theo:
1- Mỗi tướng quân (kể cả bạn) phải bỏ ra 10 phút để chuẩn bị nội dung tin nhắn mới thì tin nhắn đó mới được coi là hợp lệ, VÀ:
2- Các tướng đều phải đính kèm lịch sử của mỗi tin nhắn trước đây trong mỗi tin nhắn mới.
Nào, bây giờ để xem là chuyện gì xảy ra :-?
Cũng như cũ, bạn phát lệnh “Canh Ngọ” và gửi tới "Tướng 2”. Lần này thì hơi khác 1 xíu, vì tướng 2 biết chắc chắn 2 điều:
1- Tin nhắn này phải được chuẩn bị trong 10 phút, VÀ
2- Không có tin nhắn trước đó - nên nó phải là “thật” (*** Genesis Block)
Ok. Bây giờ ông Tướng 2 tới lượt gửi tin nhắn. Như yêu cầu thì ông này phải bỏ 10 phút để chuẩn bị tin nhắn mới và gắn tin nhắn của bạn vào trong tin nhắn của ông ta. Rồi gửi tiếp tới Tướng 3. Bây giờ thì thực ra là có 2 tin nhắn được nối vào nhau. Tin nhắn thứ 2 có tin nhắn thứ nhất ở trong nó.
Nào, giờ giả sử là ông nhõi Tướng 3 này là thằng phản bội. Thằng này đổi giờ sang “Canh Tí” để các tướng 4,5,6 tấn công khác giờ với bạn. Nhưng giờ thì Tướng 3 này không làm được điều đó nữa. Tại sao? Bởi dưới luật mới Tướng 3 chỉ có 10 phút để chuẩn bị 1 tin nhắn cho tướng 4. Thằng phản bội giờ có 3 lựa chọn:
1- Thay đổi tin nhắn thành “Canh Tí” - nhưng để làm thế này, hắn cần 10 phút để tạo ra tin nhắn của hắn + 10 phút để sửa tin nhắn Tướng 2 gửi (có kèm tin nhắn của bạn) + 10 phút để sửa tin nhắn của bạn. Tổng cộng, thèng phản bội này nó cần làm 30 phút việc gói gọn trong 10 phút, để tránh bị lộ là phản bội. HOẶC
2- Công nhận việc tấn công lúc “Canh Ngọ” và bỏ ra 10 phút cbi tin nhắn. HOẶC
3- Đề xuất 1 giờ khác là “Canh Tí” và bỏ ra 10 phút để cbi.
Tất cả các tướng có không nhiều hơn 10 phút để chuẩn bị tin nhắn cho tướng kế tiếp. Các tướng đều cần nhiều hơn 10 phút để làm giả tin nhắn mới, và các tin nhắn trước. Nếu tướng nào không thể hoàn thành trong 10 phút, tất cả mọi người khác đều biết hắn là kẻ “bố láo” và bỏ qua.
Mình thấy giải thích thế này khá là dễ chịu cho Vi với Xuân, còn hôm nọ lúc vừa nhắc đến Hash function là 2 mẹ ý đổi chủ đề ngay :)))
Nếu mọi ng thích mình sẽ viết thêm về cách hoạt động của blockchain sâu hơn và tại sao bitcoin lại đạt đc tính "phi tập trung"
10 phút trong ví dụ trên là 1 phần của Proof of Work trong bitcoin đó
Vào FB cãi nhau với mình nhé: fb.me[slash]thealchemistcrypto
Hoyyy, mình ko có cãi nhau hehe. Mình chỉ thắc mắc thôi àh. Ví dụ của bạn đơn giản và rất dễ hiểu. Nhưng mình vẫn thắc mắc.
Trong ví dụ của bạn, nếu ông tướng đầu tiên thay đổi tin nhắn gốc thì sẽ ra sao? Các lính có phát hiện ra ko? Phát hiện rồi thì “cái j” sẽ hiệu chỉnh ông tướng đó.
Bên cạnh đó, cái luật đặt ra là ai đặt, và nếu cái luật đó bị can thiệp thì sẽ ra sao? Hihi.
hihi cho dzuiiiii mà :">
Trong blockchain thì mặc định là block đầu tiên (genesis block) là đúng. Kể cả trong ví dụ trên thì nếu Tướng 1 là người phản bội, tất cả các tướng còn lại cũng sẽ tin vào và thực thi theo tin nhắn đó.
Luật này được đặt ra trong code của Bitcoin. Open source và tất cả mọi người đều xem được nó
Bạn có thể sửa code, không đồng ý với luật => fork ra 1 đồng tiền riêng của bạn :)) Còn bitcoin network vẫn thực thi theo rule cũ
Cái này động đến tính chất nguồn mở nữa thì... thôi, tạm dừng hihi. Mình ko phải dân IT nên mấy cái này lùng bùng lém. Chỉ là thấy blockchain là xu hướng của tương lai nên mới tìm hiểu để ko tụt hậu. Hihi, cám ơn chủ thớt đã giải thích và khai sáng giúp mình nhé. Đa tạ.
câu thứ 2 của bạn: đây là theo suy nghĩ của mình, cũng là một thằng mới tìm hiểu về blockchain thôi nhé: bạn không thể thay đổi dữ liệu bằng cách hack vì mỗi blockchain đều cần phải có một mã hash của block trước đó. từ đó blockchain sẽ có một cơ chế seft-confirm đại loại là tự xác nhận nội dung của chính nó. bạn không thể ném vào đó một cái mã hash do chính bạn nghĩ ra được.
câu thứ 4: theo mình biết thì không thể shutdown internet được vì internet cũng là một mạng lưới không tập trung. có quá nhiều máy chủ dịch vụ rải rác khắp nơi trên thế giới (thậm chí là dưới lòng đất). Nếu bạn muốn shutdown internet, bạn nên bắt đầu cúp cầu dao điện của toàn bộ hệ thống máy chủ. (cách tốt nhất có thể là khơi mào chiến tranh hạt nhân hay đại loại vậy rồi đưa con người về thời kì đồ đá, không có năng lượng) . chưa kể hầu hết hệ thống máy chủ đều có nguồn năng lượng dự phòng đáng tin cậy. bạn cứ yên tâm nha!
Hóng bài tiếp theo nào, ra nhanh nhanh nhé chủ thớt :))
Cá nhân t thì thích alt coins hơn là bitcoin, vì tụi kia thường đóng một vai trò cụ thể trong một lĩnh vực/thị trường nên tôi cảm thấy rõ ràng hơn. Thằng bit cảm giác đang hot vì hai lý do:
- Nó đang là trung gian để có thể sắm alt coin => demand cao
- Một số người vẫn đang tiếp tục đầu cơ sau khi đánh đồng Blockchain với Bitcoin
Nhìn chung chuyện blockchain đột phá thay đổi thế giới có lẽ là không phải bàn cãi, có điều cũng giống Internet đời đầu, sẽ không dễ để pick đc winner :)) Nếu đủ hiểu biết (và may mắn) chúng ta có thể tìm đc Google, Facebook, Amazon mới; nhưng ngược lại, cũng hoàn toàn có thể dẫm shit coins :))))
Cho nên tôi quan điểm có đầu tư cứ đầu tư, nhưng cứ xác định đầu tư một khoản có thể mất cũng không sao cho nó đỡ mệt.
P/S: Cho hỏi thí chủ có đu đỉnh không vậy, trên đó có mát k :))
:)) Mình cũng đi đọc nhiều bài về blockchain rồi nhưng thích kiểu viết "Vi và Xuân" này nhất. Hóng các bài tiếp theo!
Chúc bác go to the moon thành công hết các kèo nhé!