Khi mình nói chuyện với mọi người, đa số nghĩ về triết học như là một thứ vô dụng và *** thể hiểu nổi. Thế nên mình quyết định viết bài này để giúp mọi người có cái nhìn đúng đắn hơn về triết học.
Trước khi bắt đầu, thì đây chỉ là một bài viết bày tỏ quan điểm và trải nghiệm cá nhân. Mình không phải người nghiên cứu triết học một cách có hệ thống, nên có sai sót gì mong mọi người thông cảm.
Trước hết, tại sao đa số mọi người không có thiện cảm với triết học? Mình cũng đã từng vậy =)) Mình nghĩ quan điểm trên là do việc tiếp cận chưa đúng cách. Lỗi ở ai? Xin được blame bộ môn triết học ở trường. Thực ra, mình nghĩ với cách dạy ở trường đại học thì môn *** nào cũng đáng ghét thôi, mà vì triết là môn khó nên đã ghét lại càng thêm ghét. Triết học rất rộng, đáng ra phải có một khóa giới thiệu người học đến với những vấn đề chính của triết học, điểm qua về lịch sử và những trường phái triết học. Nhưng không. Đã học là phải nhảy *** đến với Marx và Lenin (Marx chịu ảnh hưởng lớn từ Hegen, và Hegen được đánh giá là thể loại khó hiểu nhất). Thử tưởng tượng học toán cao cấp khi chưa biết cách cộng trừ. Sách vở thì toàn thuật ngữ chuyên ngành, giảng viên thì trình độ thấp (đa số). Vậy mà không “** triết là môn ngu *” mới là lạ =))
Vậy triết học “đúng nghĩa” là gì? Triết học trải rộng trên tất cả các lĩnh vực, giải quyết rất nhiều câu hỏi và vấn đề lớn. Như Plato đưa ra hơn 2000 năm trước: nhà triết gia chỉ đơn giản là người yêu tri thức. Tất cả các loại tri thức. Các môn khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, các vấn đề về đời sống con người, công lý và đạo đức đều bắt nguồn từ triết học. Dần dần, khi phát triển đến một mức nhất định, có phương pháp nghiên cứu và lập luận cụ thể, khoa học tự nhiên và khoa học xã hội tách ra thành nhiều bộ môn riêng. Triết học Marx chỉ là một nhánh rất nhỏ, cố gắng đưa ra câu trả lời cho các vấn đề kinh tế và xã hội.
Thế triết học có “vô dụng” và “*** thể hiểu nổi” không? Mình nghĩ nếu tiếp cận đúng cách, với một tâm thế “open-minded” thì việc hiểu các vấn đề triết học là hoàn toàn trong khả năng của mọi người. Và theo mình thì triết học không hề vô dụng. Triết học, theo cách hiểu của mình, chỉ đơn giản là suy nghĩ một cách thấu đáo và critical về một vấn đề nào đó. Có người nói (mình không nhớ câu của ai): bất cứ ai cũng là triết gia, vì ai cũng từng suy nghĩ và cố gắng hiểu thế giới xung quanh mình. Mình đến với triết học một cách tự nhiên, qua Taleb (lúc đọc không biết đấy là sách triết học =)). Bất cứ quyển triết nào mình từng đọc cũng đều nguyên bản, mới mẻ và hữu dụng: bắt đầu từ Taleb (sự ngẫu nhiên, tri thức, decision making...), rồi chuyển qua đọc classic, một chút của Seneca (đương đầu với nghịch cảnh, cách sống một cuộc đời trọn vẹn), Popper (phương pháp làm khoa học), Hume (quy nạp trong suy nghĩ con người), Mill (chủ nghĩa cá nhân), Russell (tôn giáo, giới thiệu về triết học), Marx (sẽ cố gắng đọc lại sau =)). Khi mà truyện rẻ tiền và sách self-help ngu * (với cách lập luận vô căn cứ, ngây thơ và một chiều) bày bán tràn lan, thì cầm lên một quyển triết học kinh điển, há hốc mồm trước những suy nghĩ đi trước thời đại hàng trăm hàng nghìn năm, rồi đặt sách xuống và nhìn thế giới với một cái nhìn mới, thực sự là một trải nghiệm không-thể-thay-thế đối với mình.
Okay, vậy để tiếp cận triết học “đúng cách” thì đọc gì? (Mình sẽ recommend bản tiếng Anh. Bản tiếng Việt thì một số quyển có một số quyển không, nhưng sẽ khó đọc hơn do trình độ của người dịch có hạn và do không có từ tiếng Việt hoặc cách diễn đạt tương đương). Sách giới thiệu về các vấn đề và lịch sử của triết học, có A Little History of Philosophy của Nigel Warburton, A History of Western Philosophy của Bertrand Russell. Nếu có hứng thú với decision making và business, hoặc chỉ đơn giản là muốn nhìn thế giới với một góc nhìn mới (và phá lên cười trong lúc đọc) có thể đọc luôn Taleb: Fooled by Randomness, The Black Swan, Antifragile. (Trong sách, Taleb cũng đưa ra rất nhiều recommendation về nên đọc cái gì – Seneca, Hume, Popper, Henri Poincaré...). Nếu muốn xem cách đây 2000 năm, một stoic nghĩ sao về cách sống một cuộc đời trọn vẹn, có thể thử On The Shortness Of Life, Letters From A Stoic của Seneca. Michael Sandel có Justice, What Money Can’t Buy, giới thiệu về moral philosophy và các vấn đề về công lý và đạo đức rất cụ thể. Popper, Mill, Hume, Marx thì khó đọc hơn, nên đọc sau khi đọc những quyển giới thiệu.
Tóm lại, mình nghĩ triết học rất đáng thời gian và công sức để đọc và tìm hiểu. Và sau khi tìm hiểu, mình tin nhiều người sẽ thấy được giá trị của triết học, và khi gặp ai có hứng thú với triết học thì không như này nữa:

Mình có đính kèm bản dịch On the Shortness of Life – một trong những bài luận triết học ảnh hưởng rất lớn tới cách mình nhìn nhận về thời gian và cuộc đời. Ai có hứng thú có thể đọc: