DẠO ĐẦU

Trước khi vào chủ đề chính, mình xin trao đổi với mọi người trước điều này, về bản thân mình, dù ở ngoài đời hay trên mạng xã hội đều có 1 thói quen giao tiếp bất di bất dịch là:
-Hoặc là trả lời ngắn gọn cho nó vuông và cho qua chuyện, đối với hạng người mà mình nghĩ rằng sẽ không bao giờ nuốt nổi những gì không hợp với quan niệm sống của họ.
-Hoặc là mình sẽ nói thẳng vào vấn đề, nói vả vào mặt, và đã có không ít người khó chịu, thậm chí là ghét mình, nhưng mình không lấy làm bận lòng, vì đó là con người thật của mình và cũng là quan niệm sống của mình. Là sao ư?  Xét về bản chất con người mình, mình tự nhận mình không phải là người giỏi ăn nói, cái tài mà ăn nói hoạt bát, lưu loát, bật chữ rất nhanh, dễ lấy lòng người khác ấy mình không có, và dù qua thời gian, mình dần trao dồi khả năng giao tiếp và ngôn ngữ của mình, mình cũng chưa bao giờ làm liều dùng kỹ năng ăn nói để đạt được mục đích trong bất kỳ lĩnh vực gì.
Và lý do thứ 2 khiến mình có quan niệm sống như thế, đó là theo kinh nghiệm mà mình quan sát được trong 20 năm cuộc đời, rằng phần đông thiên hạ khi giao tiếp ít khi nào trên tinh thần là cầu thị-giao tiếp với 1 đầu óc cởi mở, chân thành, thân thiện, cũng như biết vừa nói vừa phân tích vấn đề, đóng góp ý kiến và học hỏi, cái gì sai thì bỏ qua,cái gì đúng thì tiếp thu. Phần đông những người mình giao tiếp và quan sát thấy, chia ra làm 2 loại:

- Loại 1: Kẻ đạo nhái ý tưởng:

Mục đích của những kẻ này khi bắt chuyện với bất kỳ ai là nhằm mong sẽ đạo nhái hành động, bí quyết, bắt chước 1 cách hời hợt. Khi họ gặp 1 ai đó mà họ cho rằng là "thành công" theo quan điểm của họ, ví dụ như cha mẹ có con cái học giỏi, hay người làm ăn có tiền, họ sẽ giả đò ngọt ngào, vồn vã, tìm cách lấy lòng, và thường sẽ hỏi khéo để mong có 1 bí quyết gì đó mà họ có thể bắt chước được. 
-Nhưng trong thâm tâm, loại người này không bao giờ có mối quan hệ lâu dài được, và cũng không bao giờ thật sự yêu quý hay ngưỡng mộ bạn. Vì mình cho rằng kẻ luôn mong đạo nhái được 1 ý tưởng của kẻ khác thì sẽ sống với quan niệm rằng mọi thành quả trên đời đều là ăn cướp lẫn nhau, và như thế họ chả bao giờ biết tôn trọng thành quả lao động và sự sáng tạo người khác. 
-Đạo nhái khác với cầu thị và học hỏi, bởi học hỏi là quá trình lâu dài, còn đạo nhái là sự bắt chước hời hợt, những kẻ mong ăn cắp ý tưởng và thành quả lao động của người khác không bao giờ hiểu được 1 điều, đó là bất cứ cái gì trên đời cũng là 1 sự tích tụ lâu dài, và không có gì xuất hiện từ trong hư vô, cũng không có cái gì ngẫu nhiên mà thành. Những con người này sau khi quan sát và dò hỏi biết được thủ thuật, mánh khóe của người khác, cách người khác làm việc như thế nào rồi chắc chắn họ sẽ tìm cách trở mặt, và thường có suy nghĩ rằng, à, cái này cũng thường thôi, chả có gì đặc biệt.Đôi khi tôi thấy thương hại loại người này hơn là ghét họ, họ không biết rằng,một con người tạo ra 1 thành quả nổi trội là do 1 thời gian dài phấn đấu, là do siêng năng, chủ yếu là thế, tất cả chúng ta sinh ra đều là người bình thường, đôi khi một vài người có năng khiếu bẩm sinh hơn người khác ở nhiều khía cạnh khiến họ dễ thành công hơn, nhưng đó chỉ là số ít,  và cá nhân mình thấy có nhiều người mình biết rất thông minh, họ ăn nói hoạt bát, dẻo miệng cực kỳ, dôi khi rất nhanh nhẹn, có người lại có bộ não có thể học thuộc lòng cả một tài liệu rất dài trong thời gian rất ngắn, nhưng phần đông họ lại không thật sự thành công, và cũng không có gì nổi bật dù họ có cố để chứng tỏ, còn cá nhân mình không thông minh, cũng chả có gì nổi bật, chỉ nhờ chịu khó, mỗi ngày một ít, mình mới đạt được tí xíu thành quả về đầu óc như hôm nay, còn những mánh khóe, thủ thuật, cách làm việc đặc biệt nếu có chỉ là phần phụ, và mang tính cá nhân, chỉ hợp với cá tính của người tạo ra nó. Vậy nên trong bất kỳ lĩnh vực nào cũng thế, dù là trong kinh doanh, chính trị, nghệ thuật hay tri thức, chuyện lớn hay chuyện nhỏ, đều do cố gắng siêng năng mà thành . 
-Phàm ở đời, nghề chơi còn lắm công phu, huống chi là những việc  to lớn và phức tạp hơn nhiều.Cá nhân mình không sợ lộ ý tưởng hay bí quyết gì, nhưng mình cũng không bao giờ cho không những con tên đạo nhái đó bất kỳ điều gì, bởi đơn giản vì mình không thích. Tại sao lại dung dưỡng những loại người này quanh mình?

-Loại 2: tên khinh người: 

Là những kẻ mà từ trong bản chất đã có thói quen ...tìm người để mà khinh và lấy đó làm niềm vui. Các bậc này là những người thích kiếm những kẻ mà theo quan niệm của họ là thất bại, thấp hèn để dò hỏi (thường là tỏ ra thân thiện, lịch sự 1 cách giả tạo) nhằm tìm hiểu xem anh ta đã làm gì, đã suy nghĩ như thế nào  mà đưa tới 1 hoàn cảnh như thế. Họ không làm về mục đích giúp đỡ, hay học hỏi mà chỉ vì niềm vui, vì sự khoái lạc khi suy nghĩ rằng: "à, ít ra còn có kẻ tệ hơn mình", loại này chắc chắn thường đi kèm với thói tọc mạch, buôn dưa lê và nói xấu sau lưng người khác. Họ sẽ đem những gì mà họ biết về bạn đi nói cùng đường cuối xóm. Họ không hiểu rằng cái thói lấy làm vui trên sự thất bại của kẻ khác là thể hiện 1 con người hết sức hẹp hòi và bất tài. Đầu óc hẹp hòi là đầu óc luôn mang nặng thành kiến, chỉ biết thấy những khía cạnh xấu của 1 con người,1 sự vật mà ít khi thấy mặt còn lại. Và chỉ có loại luôn cảm thấy mình bất tài mới đi tìm kiếm những kẻ bất tài hơn mình làm niềm vui.
-Mình thì chỉ xin bàn về 2 loại người trên 1 cách ngắn gọn như thế, bởi dù sao đây cũng chỉ là sự quan sát cá nhân của mình, và chắc chắn còn mang nặng thành kiến, vì mình không hề có cái bằng cấp chuyên môn trong lĩnh vực tâm lí hay xã hội nào. Và mình cũng không dẫn được tài liệu khoa học nào có con số cụ thể về những điều mình quan sát và rút ra được. Thật là hổ thẹn
-Đấy là mình chỉ phân loại dựa trên tinh thần một xã hội những người “trưởng thành”, và họ chủ động bắt chuyện, vì cá nhân mình là người ít nói và không bao gờ mình có cái thói đi bắt chuyện chỉ để khoe mẽ với người khác rằng mình đã làm được những gì và sắp dự định làm những gì. Nếu giả sử như bạn là loại người hướng ngoại và có nhu cầu phải giao tiếp xã hội liên tục, bạn luôn chủ động tìm người để xả những suy nghĩ trong đầu, hoặc bạn vẫn đang sống trong 1 môi trường mà ít có những toan tính như trường học, hay 2 người bạn thân lâu ngày và quen bộc bạch với nhau rồi, thì cách phân loại trên là không hợp lý, nhưng mình sẽ không nói dông dài vào lĩnh vực này.

VÔ VẤN ĐỀ CHÍNH:

Tại sao mình lại đề cập tới 2 loại người trên, vì mình cho rằng đó là cần thiết để cho chúng ta, những người không hề giống nhau về quan niệm sống, có thể hiểu nhau hơn được 1 chút, chỉ cần 1 chút thôi,  sẽ giúp tránh những hiểu lầm không đáng có. Mình chắc chắn không phải là bậc thông thái, cũng không phải là 1 con người thành công, mình chỉ mới 20 và sắp qua tuổi 21, vào đại học thậm chí còn muộn hơn những bạn bè cùng trang lứa, nên mình xin không bàn về những chuyện đao to búa lớn thuộc kinh doanh(làm sao để có 1 doanh nghiệp triệu đô, nghìn tỉ?), hay tri thức(làm sao để trở thành bậc minh triết?) hay chính trị(Donald Trump có phải là 1 tổng thống tốt?)... Mình chỉ dám bàn về những chuyện nhỏ nhặt xung quanh mình, những thứ mà công phu quan sát của mình thấy được, những quan niệm mà mình suy ngẫm được. Và những điều tốt đẹp-nhưng vặt vảnh so với nhiều người- mà mình đang cố học hỏi mỗi ngày.
-Như mình đã đề cập ở  trên, trước đây, và có lẽ bây giờ cũng thế, mình bị nhiều người ghét hoặc xa lánh vì họ cho mình là khinh người khác. À, và dù không lấy làm buồn lòng, nhưng chắc chắn mình sẽ lấy làm suy ngẫm, mình có thật sự khinh người khác không? VÀ liệu sự "khinh người" đó là nó đúng, hay nó sai? Nó có lợi? hay có hại?
-Người ta đã phản ánh về mình, thì dù như thế nào, ta cũng phải suy ngẫm xem điều phản ánh ấy bản chất nó như thế nào. Và mình thấy, à, họ nói đúng, mình "khinh người” thật, mình không nói thì thôi, còn đã nói thì chả thèm nể ai bao giờ, không bao giờ sợ rằng, à, người này lớn tuổi hơn mình, à người này giàu có, quyền cao chức trọng hơn mình,...Mình vốn không phải loại người thích nói nhiều, và nhất là nói dối, nói phải lường trước coi sau, hay nói bóng nói gió mong lấy lòng người khác. Đối với mình, tiêu chuẩn của lời nói gọi là đẹp, là hay là phải đúng, và đủ. Chỉ thế thôi.
-Theo mình nghỉ, sống là phải nhìn thẳng vào bất kỳ vấn đề gì ta gặp hằng ngày,và thường cái thói quen giao tiếp của ta sẽ nói lên cái tư duy của ta. Mình không bao giờ đánh giá cao cái thói của nhiều người, đó là những chuyện mà cho là nhạy cảm, hay quan trọng, thì không dám đề cập tới, hoặc nói bóng,nói gió, né tránh vấn đề. “Ý tại ngôn ngoại” ở đâu mình chưa thấy, nhưng tới khi hậu quả xảy ra rồi, hoặc khi hết còn chịu đựng nhau được nữa rồi, thì lại quay ra nói xấu, hoặc chửi mắng nhau công khai giữa bàn dân thiên hạ. Mình luôn tự hỏi: “Ủa? Tại sao lại đối xử với nhau một cách vô văn hóa như thế, sao ngay từ đầu không góp ý thẳng thắn cho rồi?” Nhưng có lẽ, đó là 1 phần trong văn hóa giao tiếp và tư duy của nhiều người trong chúng ta rồi.
-Xét về một khía cạnh khác, lúc nào cũng né tránh vấn đề, giữ trong lòng mọi chuyện thì cuộc sống tất sẽ nhiều dồn nén, bức bối, khó chịu, nó cũng làm giảm chất lượng cuộc sống, hiệu quả công việc, và tạo điều kiện cho những kẻ mà ta không thích cứ sống cạnh ta. Và đối với tôi, một đứa con trai đặc biệt nhạy cảm, dễ buồn cũng dễ cười, dù bên ngoài có vẻ trầm tỉnh, là một cách sống không thể chấp nhận được.
-Nhìn sâu hơn vào vấn đề của mình, mình cho rằng mỗi cá nhân ai cũng phải sống biết yêu, biết ghét, biết tôn thờ, ngưỡng mộ và biết khinh thường một điều gì đó. Có thế ta mới hình thành nên cá tính của mình, ta yêu quý  và cố gắng phấn đấu cho những gì là lý tưởng của ta và tránh xa những đức tính mà ta khinh bỉ. Chứ 1 kẻ sống mà không có cảm xúc thì chắc chắn cũng sẽ không có lý tưởng, hay có lẽ lý tưởng mà họ có là một cuộc sống không phải làm gì cả chăng, cá nhân tôi cho rằng những bậc như thế có quan niệm sống quá cao đối với tôi, nên tôi xin không bàn tới. Vậy nên mình ủng hộ việc khinh người khác, vấn đề là khinh sao cho có văn hóa, khinh người chứ không phải kêu ngạo, và khinh với một tinh thần cầu thị.

-Mình cũng xin lưu ý rằng tập cho mình cái thói quen thẳng thắn, chứ không phải cái thói thích thể hiện mình, hay như 1 con thiêu thân, nói chuyện với ai cũng bừa đại, với cái lý tưởng sáo rỗng rằng như thế là “sống thật”. Cá nhân tôi không đề cao những kẻ có tính cách bốc đồng và trẻ trâu như thế. Như mình đã đề cập từ đầu đề, gặp những con người mà sống như đui mù, lúc nào cũng đầy thành kiến, và không bao giờ chịu hiểu những gì mà không nằm trong tư tưởng của họ, thì cứ tìm cách mà tránh xa ra, hoặc dạ dạ ừ ừ cho vuông chuyện, hoặc từ chối khéo. Từ chối phải cho khéo, vì phàm những kẻ này nếu cứ giả vờ đồng thuận với họ, họ sẽ tìm cách làm thân, không hẳn là họ muốn lợi dụng gì, nhưng vì họ nghĩ mình cùng quan điểm với họ, còn nếu chọc tiết, họ sẽ nổi điên như một con lợn trong chuồng, những người này có cái tôi rất bất an, và tốt nhất đừng dây vào.
-Tôi cũng không muốn chỉ nói lên cái tốt của bản thân, các bạn thấy tôi từ đầu bài tới giờ chỉ đề cập tới sự khinh người của bản thân với những lý do tốt đẹp, nhưng hãy nhớ rằng, tôi, cũng như hầu hết những người ở đây, là những người bình thường cả, nghĩa là tôi cũng từng có những cái háo thắng, bốc đồng, kêu ngạo của tuổi trẻ, sự háo thắng, ăn nói lỗ mãng, suy nghĩ và hành động không tới nơi tói chốn tôi đều từng phạm phải, cũng như có những lúc tôi từng để kẻ những kẻ bẩn thiểu chà đạp lên con người mình, và chính tôi lại đi chà đạp lên người khác. Và tôi tin rằng những người từng phản ánh tôi, từng ghét tôi, họ nói 1 phần nào đó rất đúng. Tôi không giận họ, không ghét họ, và cũng rất cảm ơn họ, dù rằng không có nghĩa là tôi xin lỗi hay cầu cạnh ai đó phải quay lại yêu quý tôi, vì những sai lầm đó mang tính cá nhân và tôi phải trả giá, chứ không ảnh hưởng gì ai khác. Tôi cũng như các bạn, ai cũng phải trưởng thành, sẽ có những con đường đi riêng, chẳng có lý do gì mà ai đó phải ủng hộ tôi nếu họ không thích và chính tôi cũng vậy. Tôi cũng không nhận rằng tôi đã thay đổi hết mọi khuyết điểm của mình, và tôi cũng không hứa rằng tương lai tôi sẽ làm được điều đó, vì nếu tôi làm được thế, tôi đã là bậc vĩ nhân rồi, là bậc lãnh đạo tinh thần có thể cứu nhân độ thế, cảm hóa kẻ xấu kiểu như...Đường Tăng chẳng hạn, nhưng tôi vẫn cố gắng thay đổi từng ngày, dù mỗi ngày chỉ 1 ít, bỏ bớt những cái xấu của mình và học hỏi những điều tốt.

-Các bạn có thể thấy những lời mình bộc bạch trên đây là sáo rỗng, dông dài. Nhưng tất cả chúng ta hãy cùng bình tĩnh, dành chút thời gian để đọc những dòng tâm sự cá nhân của mình, và ngẫm nghĩ xem điều mình nói có đúng phần nào không,đó đều là những kinh nghiệm và mình phải đánh đổi rất nhiều thứ mới hiểu được, và mình tin rằng ít ai chía sẻ thẳng thắn và thật lòng như mình. 
-Và để trả lời cho câu hỏi “Động cơ để mình viết bài này là gì?” Mình xin trả lời, đơn giản là vì mình muốn chia sẻ, mình nghỉ rằng đây là điều cần thiết, mình cho rằng bất kỳ ai khi sống cũng phải học cái thói quen cho đi, dù rằng ta không có nhiều, và cá nhân mình luôn cho đi trước, còn nhận lại cái gì mình không dám mong chờ, đối với mình đó là đạo làm người. Chứ còn những người luôn muốn rằng mọi thứ phải được đong đếm, và thật kỳ lạ là những “người có bản chất doanh nhân ” này luôn nói mọi thứ phải sòng phẳng, nhưng lại luôn đòi hỏi người khác phải đưa cho họ trước, chứ ít khi nào nghĩ rằng họ đã làm được cái gì, có lẽ đối với họ tí tiền bạc và thời gian mà họ khó khăn lắm mới chi ra được là đã rất có giá trị rồi. Mình không quan niệm giống những bậc đó, trong lĩnh vực trao đổi với nhau, tất cả chúng ta đều định giá khác nhau về những sự vật ,sự việc, cái anh cho là quan trọng chưa chắc tôi thấy quan trọng, nhất là những khái niệm vô hình như kinh nghiệm, tri thức hay tiền bạc, cái nào đã được luật hóa rõ ràng để quy ra tiền thì ổn rồi, nhưng có những cái không thể, hoặc chưa thể, nên cá nhân mình thấy cái gì là cần thiết với người khác thì mình sẵn sàng cho đi,  đối với nhiều người tri thức là điều đáng giá, thì đối với mình, cảm giác thỏa mãn khi chia sẻ với người khác cũng là điều rất có giá trị, thế thôi.