This is a good sign, having a broken heart
It means we have tried for something
Elizabeth Gilbert - Eat, Pray, Love
Những ai đam mê ẩm thực và du lịch hẳn sẽ say mê tiểu thuyết "Ăn, Cầu nguyện, Yêu" của tác giả Elizabeth Gilbert. Khi nàng chạm môi vào chiếc bánh pizza tại chính Naples, nơi khai sinh ra món ăn danh tiếng, nàng nhận ra đó một trong những phút giây giác ngộ của cuộc đời mình.
Khi nhận được một câu hỏi: "Tại sao bánh Pizza Hình Tròn nhưng lại để trong hộp Hình Vuông và cắt hình Tam Giác?", tôi nghĩ rằng món ăn này xứng đáng có một bài viết riêng, bởi đây là một trong những món ăn hiếm hoi trải qua liên tục những cải tiến mạnh mẽ để trụ cùng thời cuộc và tạo nên những thương hiệu tỷ đô trong ngành ẩm thực
1.SẢN PHẨM HAY CẦN CÂU CHUYỆN HAY
Sử dụng người nổi tiếng là một trong những phương thức marketing khá phổ biến hiện nay. Nhưng ngay từ thế kỷ 19, lịch sử bánh pizza đã cho thấy cách sử dụng người nổi tiếng một cách khôn ngoan.
Ban đầu, pizza là món ăn bình dân và giới quý tộc hầu như không biết gì về món ăn này. Tuy nhiên, nhận thức đó thay đổi sau một sự kiện.
Năm 1889, Hoàng hậu Margherita đến thăm Naples. Người thợ bánh Raffaele Esposito đã dâng lên cho bà một chiếc bánh pizza. Sau khi thưởng lãm, Hoàng hậu vô cùng thích thú. Raffaele Esposito đã có một quyết định khôn ngoan, đặt tên loại bánh pizza đó theo tên của hoàng hậu, đó là Pizza Margherita, loại bánh pizza đầu tiên có tên riêng.
Pizza đã chính thức bước chân vào trở thành món ăn của cả giới thượng lưu.
Chưa dừng lại đó, Raffaele còn đưa ý nghĩa văn hóa vào khi giải thích ba nguyên liệu chính Sốt cà chua, Phô mai mozzarella và Lá thơm basil với ba màu đỏ, trắng, xanh chính là 3 màu tượng trưng cho màu cờ nước Ý.
Chiếc bánh pizza đã khoác trên mình tên của Hoàng hậu và ý nghĩa của quốc gia Italia, một bước chuyển ngoạn mục
2.SỰ PHÁ CÁCH LUÔN CÓ PHẢN ĐỐI, ĐỪNG BẬN TÂM
Cách ăn pizza kiểu truyền thống, đó là ăn cả chiếc cùng dao dĩa chứ không phải pizza cắt thành từng miếng như ngày nay.
Tuy nhiên, chỉ một điểm chạm duy nhất là khách hàng đến nhà hàng rồi mới thưởng thức khó khăn khiến nhiều quán pizza cạnh tranh nhau bằng cách mở ra những quán pizza to hơn, hoành tráng hơn và sau đó âm thầm đóng cửa vì gánh nặng chi phí.
Và thời điểm đó, món bánh pizza không được nhiều người ngoài nhóm di dân Italia biết đến
Patsy Lancieri, một thợ làm bánh bị rơi vào cái bẫy tương tự khi ông mở nhà hàng của mình vào đầu thế kỷ 20.
Trước tình cảnh ngặt nghèo, Patsy Lancieri quyết định cắt bánh thành những miếng nhỏ hình tam giác và cho thật nhiều người vừa cầm đi vừa ăn.
Dân gốc Italia ban đầu phản đối kịch liệ vì nó trái với truyền thống. Tuy nhiên, rất nhiều người không phải dân gốc Italia thấy món ăn này có vẻ ngon và đã thử.
Pizza sau đó đã vượt ra khỏi cộng đồng cứ dân gốc Italia nhỏ bé và được nhiều người dân Mỹ chấp nhận sao đó lan ra trở thành món ăn toàn cầu như hiện nay.
3.HÃY CHỌN CHIẾN ĐỊA CỦA CHÍNH MÌNH
“Đừng đánh nhau trên chiến trường của đối thủ. Hãy tìm ra lãnh địa mà bạn có thể trở thành người dẫn đầu”, đó là cách thức Tom Monaghan đối đầu với Pizza Hut và tạo nên thương hiệu Domino’s.
Năm 1960, Tom Monaghan mua lại quán pizza có tên DomiNick's với 500 đô la tiền mặt và 900 đô là làm vốn lưu động. Nhận thấy mình không đủ khả năng để mở rộng chuỗi của hàng như Pizza Hut, Tom đã chọn cho mình một hướng đi khôn ngoan.
Tom Monaghan phát hiện phần lớn các quán pizza tại Mỹ khi đó quảng cáo rằng mình vừa có chỗ ngồi ăn tại quán và vừa có dịch vụ giao tận nhà. Nhận thấy nhu cầu gọi bánh giao tận nhà ngày càng tăng, Tom đã giới thiệu tới các khách hàng rằng Domino’s là thương hiệu chuyên giao tận nhà.
Tuy nhiên, chiến lược tốt không biến chuyển thành thắng lợi sau một đêm. Ban đầu, Tom Monaghan đã phải đối diện với khoản nợ lên tới hàng triệu đô la, vướng vào những cuộc kiện tụng liên miên do mải mê mở rộng đế chế của mình nhằm phục vụ cho dịch vụ giao đến tận nhà.
Giờ đây, Domino’s đã trở thành thương hiệu chuỗi pizza lớn thứ 2 thế giới, chỉ sau ông lớn Pizza Hut
4.DON'T THINK OUTSIDE OF THE BOX; THINK LIKE THERE ARE NO BOX
Năm 2012: Doanh số pizza tại thị trường Mỹ đạt 36,78 tỷ USD. Khi nhu cầu tiêu thụ bánh pizza ngày càng lớn, người ta đã bắt đầu có ý tưởng về một loại pizza mà người tiêu dùng có thể tự nướng tại nhà, đó là pizza đông lạnh - frozen pizza.
Ban đầu, loại bánh pizza này gặp phải sự phản đối dữ dội từ những người làm bánh pizza truyền thống. Họ cho rằng đó không phải là bánh pizza thực sự.
Tuy nhiên, pizza đông lạnh mà một sản phẩm đúng mực và ra đời đúng thời điểm, đáp ứng đúng nhu cầu của không ít người tiêu dùng.
Những thương hiệu như Red Baron hay DiGiorno đã nhanh chóng nhảy vào khai thác thị trường mới mẻ này.
Tuy rằng có rất nhiều tranh cãi về chất lượng của pizza đông lạnh so với pizza thường, nhưng tính tiện dụng của nó đã được người tiêu dùng ủng hộ nhiệt liệt.
Ngày nay, pizza đông lạnh tạo nên một thị trường hàng tỷ đô. Riêng dân Mỹ đã tiêu thụ khoảng 2 tỷ chiếc bánh pizza đông lạnh hàng năm.
5.VĨ THANH “ĂN, CẦU NGUYỆN, YÊU”
Nhìn lại lịch sử phát triển của pizza, ta thấy nó phản ánh một cách hoàn hảo câu nói nổi tiếng của Peter Drucker, cha đẻ của quản trị học hiện đại: “Doanh nghiệp có hai - và chỉ hai - chức năng trọng yếu nhất: Cải tiến và Marketing”. Những thương hiệu thành công nhất trong lĩnh vực pizza đều liên tục cải tiến sản phẩm của mình và có những chiến dịch marketing hoàn hảo, góp phần đưa pizza trở thành “Top 10 món ăn thay đổi thế giới” do CNN bình chọn.
Tôi thích một trường đoạn trong Eat, Pray, Love, khi cô nàng Liz trong một buổi sáng tinh khiết đã ngủ dậy trễ nải, tự mình cầu kỳ và lọ mọ làm một chiếc bánh pizza thật lộng lẫy để rồi chén sạch nó trong tích tắc.
C'est la vie, đẹp hay không thì cũng không thể mãi hoài ngắm nghĩa mà phải trải nghiệm thôi.
Cuối cùng thì hãy vứt bỏ đi những ưu phiền
Hãy ăn, cầu nguyện và hãy yêu...
HOÀNG TÙNG - Mr PIZZA #HoangTung #MrPizza #FnBShare