Xin hãy chiến đấu mạnh mẽ đến cùng và đừng ra đi lặng lẽ
Tớ hạnh phúc với hiện tại và tớ quá yêu sự tự do của mình nên sẽ không vội gì mà từ bỏ nó.
Con cô đơn quá Jo!
Con cần được yêu, con muốn được yêu
Điều đó không giống như con yêu ai đó
Con biết
Nhưng con cũng quá cô đơn I am so lonely
Little women được chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của Louisa May Alcott. Bộ phim chứa đựng một “không gian nữ tính” (female space) của những cô gái nhà March trong thời gian của cuộc Nội chiến Mỹ, tại thị trấn nhỏ Concord thuộc bang miền Bắc Massachusetts.
Đó là câu chuyện về những ganh đua, hiềm khích giữa các chị em gái, là tình yêu gia đình, là khao khát hạnh phúc, và sự vật vã tìm chỗ đứng trong xã hội nam trị của những người phụ nữ không chỉ có trái tim yêu thương mà còn có trí óc và khao khát cá nhân riêng biệt.
Trong bốn phiên bản điện ảnh nổi bật nhất cùng nhiều phiên bản truyền hình khác, Little Women phiên bản năm 2019 có lẽ là bộ phim xuất sắc nhất, gây ấn tượng nhất từ dàn diễn viên hoàn hảo cho đến kịch bản táo bạo
“Tham vọng của phụ nữ thay đổi theo thời kỳ nhưng mưu cầu có được hạnh phúc riêng vẫn còn đó và họ xứng đáng đạt được”.
Những nhân vật trong tác phẩm chuyển thể của Gerwig (đạo diễn rất thành công với Lady bird trước đó) được khắc họa với một nét tính cách khác biệt, với những suy nghĩ thậm chí là trái ngược nhau, những cô gái đầy ồn ào, vui vẻ, cau có và cả cãi nhau rồi lại làm lành. Dù là ai, họ vẫn luôn theo đuổi sự tự do và những niềm hạnh phúc của riêng mình.
Cô con gái thứ hai của nhà March là Josephine, cũng là cô gái kể câu chuyện, cũng là hình ảnh của chính tác giả, và nhiều độc giả nữ sẽ thấy bản thân mình giống cô ấy, cô sở hữu tính cách mạnh mẽ, bướng bỉnh, kiên cường dám nghĩ dám làm, luôn theo đuổi sự nghiệp viết lách
 “Saoirse là một Jo tuyệt vời. Cô ấy có tư duy bùng nổ”.
Đạo diễn của phim đã chia sẻ “Cảnh cô ấy (Jo March) cố gắng bán câu chuyện cho nhà xuất bản, tôi biết chính xác nó như thế nào. Việc ngồi trước một ai đó và cố gắng thuyết phục họ nhận lấy câu chuyện mình viết ra, và họ nói rằng bạn cần phải thay đổi. Và tôi nhận ra rằng mình đã trải qua nhiều thay đổi và vẫn sống là chính mình”.
Hình ảnh của Jo chắc chắn khiến cho nhiều cô gái, và những người phụ nữ thấy mình trong đó.
Đôi khi, mọi người hay nói với ta rằng, bạn thay đổi nhiều quá, và các đôi lứa thường có một câu chia tay là: Em khác quá, em không còn là người anh đã biết/ anh từng yêu, em không còn là chính mình nữa, em biết không? Nhưng đúng là tôi nhận ra rằng mình đã trải qua nhiều thay đổi và vẫn sống là chính mình, cuộc đời thú vị vậy đó! Thực tình ai cũng sẽ phải thay đổi, không ai tắm mãi hai lần trên một dòng sông, nên nếu như sự thay đổi của ta không song hành với sự thay đổi của bạn hay người kia, điều tất yếu là không còn đi cùng một con đường nữa
Người chị cả Meg do Emma Waston thủ vai mang đến chiều sâu và sự đồng cảm rất lớn. Meg nhẹ nhàng cổ điển, người chị luôn hiểu rõ vị trí, vai trò của mình, cũng là người hài hòa nhất trong tất cả. Cô cũng là người lựa chọn tình yêu thay vì sự xa hoa, phù phiếm của tiền bạc.
Bất ngờ lớn nhất là nhân vật Amy, cô em thứ ba trong nhà, dưới sự thể hiện của Florence Pugh, cô thông minh, duyên dáng, năng động và dám sống thật, nói thẳng, qua sự thể hiện của Pugh đã thay đổi định kiến về tính phù phiếm và ích kỷ của nhân vật trong truyện.
Beth, cô bé út trong nhà, không có quyền lựa chọn cho số phận của mình như ba người chị em gái khác nhưng vẫn là một cô bé biết yêu thương, hi sinh, nhường nhịn với mong ước giản dị  là cả nhà đều được hạnh phúc.
Người mẹ Marmee March (Laura Dern) là người phụ nữ hiền hậu và đảm đang, yêu các hoạt động xã hội, chăm lo gia đình suốt thời gian ông March (Bob Odenkirk) tham gia chiến tranh. Hình ảnh người mẹ thực sự khá hoàn hảo, điểm cao trào mình thấy tiếc khi tác giả không đi vào khai thác là người mẹ quan tâm tới hạnh phúc của thế giới, của người khốn khổ hơn là hạnh phúc của những đứa con, bà ấy không phụ thế giới nhưng lại phụ gia đình của mình mà thôi.
Và Meryl Streep thì “cướp luôn tâm điểm” (steal the show) mỗi khi bà xuất hiện dù chỉ đóng vai phụ là bà cô March khó tính khó chiều. Dì March được Grewig khắc họa là một người phụ nữ giàu có nhưng rất cổ hủ trong lối suy nghĩ rằng “người phụ nữ chỉ được cữu rỗi khi lấy một tấm chồng giàu có”. Nhưng bà cũng rất cá tính nhé.
- Cháu phải lấy được một tấm chồng giàu có
- Thế tại sao bà không lấy chồng vậy?
- Vì ta đã giàu sẵn rồi.
Và sau đó, dù không thích Jo, bà dì cũng vẫn để lại toàn bộ gia sản cho cô để cô biến nó thành một trường học.


7 năm sau những ngày tháng hạnh phúc tuổi thơ, mạch phim thay đổi bắt đầu từ khi Beth ngã bệnh, Meg cưới chồng, Amy đi theo dì tìm một tấm chồng như tia hi vọng cứu cả gia đình, Jo xuống New York để kiếm tìm cơ hội.
Cuộc sống thực tế không dễ dàng, Jo phải vật lộn để kiếm tiền và tìm được một vị trí cho mình trong làng văn New York khốc liệt, với sự được quan tâm từ anh chàng giáo sư người Pháp Friedrich Bhaer (Louis Garrel) nhưng dễ dàng chấm dứt bởi sự tranh cãi không bằng lòng.

Đối với mình, tuổi thơ của bốn chị em đẹp như một giấc mơ ngọt ngào còn hiện thực thì đó là cuộc sống với những gam màu đa dạng.
Thứ duy nhất vẫn còn tồn tại giữa biết bao va vấp của cuộc đời, giữa bao năm tháng xa cách, chỉ còn là tình yêu thương.  Bốn chị em giữa muôn vàn khó khăn thay đổi của cuộc đời vẫn luôn yêu thương nhau, bỏ qua cho nhau những nỗi buồn vụn vặt, mong muốn cho nhau những gì tốt đẹp nhất.

Jo với một tính cách bốc đồng, dám thử thách chính bản thân mình. Có lẽ vì vậy mà cô có đôi chút nuối tiếc với mối tình với anh chàng hàng xóm Larrie – một thanh mãi trúc mã, một công tử nhà giàu dường như có thể đem lại hạnh phúc cho Jo.
Với nhiều người, khi Jo từ chối tình cảm của Laurie, là điều khó hiểu không thể chấp nhận được, là sự hụt hẫng và tiếc nuối cho một chuyện tình tưởng chừng rất đẹp. Nhưng theo quan điểm của biên kịch, Robin Swicord cho rằng, nếu họ đến với nhau, đó sẽ faux, là sai.  

Đó là vì cảm xúc Jo dành cho cho Laurie không phải là tình yêu nam nữ, họ như anh em trong nhà, Jo như chị của Laurie trong bang hội. Dẫu cho trong một hành trình của tâm hồn, con người ta vẫn tìm kiếm điểm cân bằng và một bến đậu để an trú.

Người ta yêu nhau vì niềm vui yêu đương chứ không phải vì sự cấp thiết và trói buộc lẫn nhau vì lý do kinh tế hay sinh tồn. Giống như câu hỏi: cậu chọn Love hay cậu chọn Fear?

Nếu Jo chọn Laurie một cách đơn giản, thì chỉ có thể vì cô sợ hãi, cô sợ hãi một cuộc sống nghèo khó vất vả, không được yêu thương, trân trọng, chiều chuộng.

Nhưng thực tế, Jo là cô gái mạnh mẽ, độc lập, cô gái sẵn sàng cắt phăng mái tóc của mình để có tiền cho gia đình, cô gái sẵn sàng một mình đến một thành phố xa lạ, cô gái sẵn sàng làm mọi nghề để có tiền cho gia đình. Vậy nên, lựa chọn của cô là tất yếu!

Vì vậy, mình cũng thực sự buồn, khi Jo dù giỏi giang mạnh mẽ như vậy, nhưng lại không có người con trai nào nào thực sự hiểu và trân trọng cá tính ấy của cô, cũng như tác giả, ước gì cả trí tuệ và sự nhạy cảm của bà đều được trân trọng, và bà được sống đúng với con người mình thay vì sự cô độc đến cuối đời.

Jo mất đi người em gái đáng thương vì bệnh tật của mình, sự nghiệp viết văn dang dở, không có bước đi tiếp theo, cô mất đi một mối tình xưa cũ và tưởng rằng chỉ cần mình thật tâm là có thể quay lại như trước, viết tiếp cho những trang văn dang dở…
Nhưng Larrie đã rũ bỏ và cưới Amy, Jo vẫn cố gượng để chúc phúc cho em gái mình. Lúc ấy, với tất cả sự rối bời, cô đã tìm lại cuốn nhật ký dành cho Beth, khoác áo lên rồi thắp nến, tay cầm bút viết về bản thân cô và về cuộc sống của chị em nhà March.

Và bộ phim khép lại thật đẹp với tác phẩm được in thành sách mà cô cầm trên tay, về những dự định mở trường học của cô và bước tiếp trên con đường của mình. Như một câu chuyện cổ tích vậy!


Điểm trừ là mình thực sự không cảm thấy tình yêu đôi lứa trong câu chuyện thuyết phục, liệu có phải vì vốn bản thân nhà văn cũng bị nhà xuất bản yêu cầu phải thêm yếu tố tình yêu đôi lứa cho kịch tính mà phải lựa chọn vậy?
Mình không cảm nhận thấy giữa Amy và Larrie có tình yêu đôi lứa nồng nàn đến mức kết hôn với nhau, cũng không thấy Jo và anh chàng ở Mỹ có sự gắn bó đến mức yêu nhau.
Có gì đó thiếu trong tình yêu ấy, thiếu sự cao trào, thiếu cảm xúc chăng?
Những miêu tả của bà về GS. Bhaer khá là gượng gạo và không thực, đặc biệt khi Jo chạy theo Bhaer để níu giữ anh lại, mình còn cảm thấy Whats the f? Tại sao lại phải làm vậy, vì gia đình nói vậy, hay vì cô đã quá thất vọng mệt mỏi rồi?  
Vì vậy, đến cuối, mình vẫn cảm thấy sự yêu và kết hôn như là phần được thêm thắt vào vậy.
Thực tế thì ngoài đời, Louisa May Alcott không kết hôn!
Cái kết của Jo March với việc cặp đôi với giáo sư Bhaer  có thể là một sự sắp xếp để bán được sách trong bối cảnh thế kỷ 19 ngập tràn các tác phẩm của nam giới và male gaze, cũng có thể là một tương lai mà bà muốn có cho chính mình, yêu và được yêu!
Thêm một điều nữa, có lẽ Louisa May Alcott không thực sự quan tâm tới chiều sâu tâm hồn của mọi người xung quanh, của các chị em mình, nên các nhân vật xung quanh, được trần thuật lại cuộc đời nhưng không có nhiều cảm xúc, không có nhiều chiều sâu.
Điều nổi bật nhất trong tác phẩm chính là hình ảnh nữ quyền, hình ảnh nhân vật nữ chính với những suy nghĩ, triết lí, ước mơ, khát vọng rất người!
Trái ngược với tựa đề, khi dịch ra là Những người phụ nữ bé nhỏ, Little Women là câu chuyện về những người phụ nữ mạnh mẽ, dám yêu, dám sống và dám lựa chọn cho mình một số phận thay vì chịu sự sắp đặt của cha mẹ, của xã hội, của định kiến người đời.
Mục đích của phong trào nữ quyền, ít nhất là để phụ nữ có thể được sống đúng với khát khao của họ. Cho dù khát khao đó là hôn nhân hay sự nghiệp thì đều quan trọng như nhau.
“Ước mơ của em quan trọng thì không có nghĩa là của chị kém quan trọng hơn"
Ai cũng có lựa chọn cho riêng mình. Và dù là chọn lựa nào, phụ nữ cũng đáng được viết nên câu chuyện của đời mình như chính câu chủ đề trên poster phim “Own your story”.
Tự do là khi ta lựa chọn vì đó là điều ta cần, ta muốn chứ không phải vì xã hội, gia đình hay sự trói buộc!
Người đăng :