Hà Nội, Sài Gòn hay một số thành phố lớn khác trên cả nước, thường xuyên xảy ra nạn kẹt xe cửa ngõ theo chu kỳ, tức là cứ đến khoảng thời gian này. các cửa ngõ đều bị kẹt xe. Trước một tình huống mà hầu như ai cũng biết trước, nhưng lại chưa ai có một giải pháp để thoát khỏi việc này. Chủ động- là cách mà bạn phải tự mình học hỏi và thoát khỏi thay vì trông chờ vào các cơ quan chức năng.
Sau đây, mình sẽ đưa ra 8 cách giúp bạn có thể chủ động trong việc thoát khỏi tình trạng kẹt xe, tất nhiên, vẫn cần những kỹ năng “lách” và kinh nghiệm đi đường để hỗ trợ bạn, trong những trường hợp không thể tính toán trước được.
1.Tránh đi vào giờ cao điểm
7h – 8h30 sáng và 17h – 19h30 là khoảng thời gian cao điểm trong ngày, trên những tuyến đường cửa ngõ ra vào thành phố. Vào những ngày nghỉ lễ, khoảng thời gian trên có thể kéo dài từ 2 đến 3 tiếng đồng hồ. Do vậy, bạn nên chủ động xác định để tránh đi vào những khoảng này, trừ trường hợp những việc rất quan trọng và chỉ mình bạn mới có thể giải quyết. Nếu không, hãy giao lại có người khác làm, chúng ta có thể đi sớm hơn hoặc trễ hơn thời gian trên.
2. Thay đổi thời gian/ca làm việc nếu có thể
Nếu bạn làm việc cả ngày( full-time) và phải đi vào những khoảng thời gian trên. Bạn vẫn có thể tránh đi vào thời gian cao điểm. Hãy hỏi người quản lý/ đồng nghiệp/ bạn bè bạn có thể thay đổi ca làm việc của bạn, để bạn có thể đến sớm hơn hoặc trễ hơn thời gian quy định. Miễn sao có thể tránh thời gian cao điểm trong ngày.
3. Sử dụng phương tiện công cộng.
Xe máy là loại xe mang tính chất cơ động và nhanh chóng. tuy nhiên nếu sử dụng chúng thành phương tiện giao thông chủ yếu trong thành phố, thì phương tiện này lại có tác dụng ngược. Xe máy sẽ chiếm hết công suất làn đường. Ngay cả những nước châu Âu- nơi phát minh ra loại xe này cũng không sử dụng chúng làm phương tiên chủ yếu cho thành phố, kể cả những nước nghèo. Ngoài ra, đây còn là phương tiện không an toàn, khi làm gặp những tay “tổ lái” hay “trẻ trâu” húc vào, thì không biết còn được gặp lại bạn bè/ người thân nữa không?
Vì vậy, nếu có thể, bạn hãy sử dụng phương tiện công cộng như xe buýt.
Nghe vừa vô lý vừa hợp lý nhỉ? Tại sao vậy?
+ Bởi lẽ, mặc dù đi bus sướng thật, nhưng không thể làm chủ thời gian;
+ Quá trình phục vụ trên xe bus khá kém làm cho mọi người không có cảm tình đi xe bus.
+ Điều quan trọng là thói quen của mọi người. Giống như việc bạn thích uống Pepsi nhưng lại mua Coca Cola vậy. Khó đấy!
Vì vậy, tuy vào điều kiện công việc cũng như trường hợp hằng ngày mà linh hoạt sử dụng phương tiện hợp lý.
4. “Chiến lược” đi đầu
Cách này dành có những bạn “đao to búa lớn”. Nếu bạn sở hữu những con xe như : Exciter, Winner hay các loại motor có khả năng “gầm rú”. Bạn có thể “lách” đi trước để dẫn đầu đoàn xe.

Điều này giúp bạn có thể kiểm soát tốc độ của đoàn xe, ngoài ra có thể dễ dàng thoát khỏi xẹt xe.
5. Thường xuyên cập nhật tình trạng giao thông trước khi ra ngoài.
Đây là thói quen không nhiều người sử dụng, nhưng lại khá hiệu quả. Radio, Apps… sẽ hỗ trợ bạn.
+ Google Maps đã hỗ trợ tính năng thời gian thực. Theo đó, khi bật tính năng này, bạn có thể theo dõi tình trạng giao thông trên những tuyến đường khác nhau.
Nguồn ảnh: kenh14.vn
Được biết tính năng Google Traffic này hoạt động dựa theo tín hiệu GPS của smartphone những người đang tham gia giao thông, tức nếu khu vực đó đang có rất nhiều thiết bị GPS đang di chuyển với tốc độ chậm thì Google sẽ biết được nơi đây đang gặp tình trạng tắc đường.
Nguồn ảnh: kenh14.vn
Tính năng này thực sự rất hay, tuy nhiên hiện tại vẫn có thể chưa chính xác được hoàn toàn tại Việt Nam, bởi không phải ai cũng sử dụng smartphone và đặc biệt là cho dù có sử dụng smartphone đi chăng nữa thì cũng không phải thiết bị nào cũng được bật GPS liên tục. Tất nhiên nếu tính theo thời gian dài, chắc chắn tính năng này sẽ ngày càng chính xác hơn bởi độ phổ biến của smartphone vào những năm sắp tới sẽ càng nhiều hơn.
Nguồn ảnh: kenh14.vn
Quả thật, Google Traffic hữu dụng, chỉ khi độ phủ sóng phổ biến tại các thành phố lớn.
6. Di chuyển sáng suốt
Một cách nữa, đó chính là di chuyển giữa tim đường, với tốc độ dưới 30 km/h. Đó không phải tốc độ quy định, mà di chuyển với tốc độ đó sẽ mang lại cho bạn cảm giác an toàn.

7. Không tin vào đèn báo giao thông
Ngoài những cách trên, bạn còn cần phải di chuyển an toàn.

Khi đứng trước đèn giao thông, những giây chuyển từ đèn đỏ sang đèn xanh vô cùng quan trọng, mà bạn phải để ý, nếu không muốn mình gặp tai nạn. Mọi người thường vội vã, khi thấy đèn giao thông đang chuyển dần từ màu xanh –> vàng –> đỏ. Họ vội vã chạy qua, bất chấp đèn mới chuyển sang màu đỏ 1 đến 2 giây. Vì vậy, đứng bên phía đối diện, bạn phải bình tĩnh, quan sát hai bên đường để chắc rằng mọi người đã dừng lại. Khi đó, bạn mới có thể di chuyển.
8. Học cách làm quen với đường
Kinh nghiệm “chinh chiến” luôn là yếu tố quan trọng. Hãy di chuyển một cách an toàn, không có lý do gì bạn phải đi nhanh để gây nguy hiểm cho bản thân. Nếu bạn có kinh nghiệm, đã di chuyển nhiều thì bạn có thể biết được những ngã ba, ngã tư, những đoạn đường hay có tình trạng kẹt xe. Như vậy, bạn có thể tìm đến những con đường khác đi nhanh hơn, và an toàn hơn.
Tuy nhiên, bạn cũng cần biết rằng, dù có chuẩn bị kỹ lưỡng đến thế nào, những điều bất ngờ luôn xuất hiện khi ta không ngờ đến. Kẹt xe là tình trạng có thể xảy ra ở bất kỳ con đường nào, và bạn không thể đoán trước được. Tai nạn, mưa rào, ngập úng…
Đó là khi sự đau khổ xuất hiện.
Hoang Blogger