Sau thời gian ngắn đi làm, mình có ít kinh nghiệm mà mình nghĩ sẽ giúp ích cho những bạn trẻ lần đầu tiên đi làm. 
1. Luôn đúng giờ.
Theo quan niệm của mình, nên tuân thủ giờ giấc: từ việc đi làm, tới việc ăn và thời gian đi về. 
Không chỉ việc giúp bạn có thời gian để quan sát các thành viên khác, cũng như có thời gian nhìn lại kế hoạch một ngày của mình. Nó giúp bạn xây dựng một chuỗi thói quen từ việc ngủ sớm tới việc sắp xếp đồ dùng và quần áo để có mặt tại công ty đúng giờ. 
Bên cạnh, luôn người làm việc hiệu quả và có kỷ luật hơn là việc tập trung vào thời lượng bạn ở công ty. Nhiều bạn bè mà mình biết hay ngồi lâu suy nghĩ, viết kế hoạch hàng giờ ở công ty hay giờ giấc ăn uống, nghỉ trưa thất thường hoặc dành thời gian quá ngắn để tiếp tục lao vào công việc. Thay vào đó hay đặt mục tiêu hoàn thành cùng khối lượng công việc đó trong một thời gian để vừa đúng cam kết công việc và đúng với sức khỏe của bản thân. 
2. Luôn có tinh thần sẵn sàng chịu học hỏi, chịu làm.
Bất cứ khi nào ai đó đề nghị bạn làm việc gì đó, nếu bạn không biết hay nói có và tìm cách làm sau. Mỗi cơ hội được giao trong công việc là thước đo cho khả năng của bản trong việc đảm nhiệm một vị trí cao hơn. Hoặc đơn giản là việc giúp bản thân giỏi hơn. Vì bạn càng có khả năng làm nhiều việc, đồng nghĩa việc mọi người phụ thuộc lớn vào bạn, bạn càng có sức ảnh hưởng.
Tất nhiên là bạn cũng cần tỏ rõ quan niệm về định hướng của bản thân và đồng ý cách có chọn lọc các vấn đề. Tuy nhiên ở thời điểm đầu việc luôn năng nổ, chủ động nhận việc là yếu tố giúp bạn lọt vào mắt xanh của người quản lý.
3. Luôn hỏi lý do bạn cần làm công việc bạn đang được giao.
Luôn thắc mắc về kiến thức, quy trình mà bạn được đào tạo hoặc được hướng dẫn trong suốt quá trình làm, đó là cách thức giúp bạn hiểu được ý nghĩa cốt lõi của quy trình/ kiến thức mà bạn đang làm, hơn là chỉ biết làm việc theo một trình tự, thói quen được bố trí trước. Việc này gần tạo cho bạn thói quen xấu về mặt tư duy học hỏi. Đây là nền tảng cho những đề xuất của bản sau thời gian làm việc có sự cải tiến hơn chất lượng công việc cá nhân, tập thể và chính công ty. 
4. Hãy quan sát và kết thân với những người nắm vai trò "chủ chốt" trong công ty.
Họ là những người có tiếng nói, được mọi người lắng nghe và đi theo. Hoặc đơn giản là họ nắm trong tay các quyền quyết định các công việc. Việc quen biết càng nhiều người chủ chốt, giúp bạn xây dựng được vùng ảnh hưởng của bản thân, cũng như có nhiều cơ hội được chứng tỏ năng lực của bản thân. Tối thiếu nhất là bạn có được mạng lưới nguồn lực để giúp bạn giải quyết được các vấn đề phát sinh trong công việc. 
5. Không tư duy "mặc định"
Việc bạn làm việc ở công ty giống một hợp đồng hợp tác giữa bạn và công ty. Vì thể mỗi khi có bất kì sự thắc mắc, lăn tăn về công việc thì hay trao đổi với quản lý của bạn để làm rõ các quan điểm và mong đợi. 
Hạn chế việc bạn hiểu sự việc theo một cách và mặc định như vậy? Trường hợp xấu nhất là việc bạn nghĩ tiêu cực: như ý kiến của bạn không được ghi nhận, bạn cảm thấy có sự bất công trong các quyết định đề cử của quản lý. Hãy đặt câu hỏi hơn là việc thắc mắc và mặc định. Vì một khi bạn đã "lăn tăn" vừa làm việc không hiệu quả vừa ảnh hưởng tới mọi người xung quanh. Tốt nhất là nên làm rõ để xác định mình có phù hợp hay lựa chọn việc rời đi.
6. Cuối cùng và tiên quyết nhất - hãy chọn người Sếp tốt để theo. 
May mắn nhất của một người nhân viên là có được người sếp tốt. Người có khả năng nhìn được năng lực của bạn, đưa lời khuyên, môi trường để bạn phát triển. Cách nhận biết là quan sát năng lực của những người mà Sếp đang quản lý, nó giúp bạn xác định thực lực của Sếp mình. 
Tất nhiên là bạn cũng phải xứng đáng để làm cho một người sếp tốt.
Hãy luôn hoàn thành công việc với tinh thần "phục vụ món phở". Đừng để Sếp phải lăn tăn việc tìm kiếm đôi đũa, lát chanh,... mà đơn giản là Sếp chỉ cần dùng nó thôi. Vì nếu sếp phải đụng tay đụng chân :D thì mình nghĩ sẽ chẳng có lý do gì để Sếp giữ bạn lại cả (họ đang trả tiền để bạn làm việc mà ^^)