“Không phải cứ viết văn hay thì sẽ làm content giỏi” là điều mà sau này mình mới nhận ra - khi đã bị vả chan chát bởi sự thật nghề, bởi một loạt các vấn đề như: Viết lan man, viết quá self-help, tư duy câu lủng củng,... và nhiều vấn đề khác nữa.
Mình nghĩ không ít bạn trẻ mới tiếp cận với nghề viết đều gặp phải những vấn đề như mình vừa nêu trên. Vậy nên, bài viết này của mình rất đơn giản - là bài viết đầu tay -  là bài viết giúp các bạn chuẩn bị kỹ hơn cả về tư tưởng và kỹ năng trước khi trở thành một Content Creator trên nền tảng Tiktok. 
1. Hiểu người xem
Content của bạn có win trên nền tảng hay không phụ thuộc rất nhiều vào điều này. Sẽ có sự khác biệt đáng kể khi bạn viết content Tiktok so với content Youtube, Spiderum hay Vietcetera. Mình đã không ý thức được điều này. Với mình, content chỉ là viết, viết gì cũng được. Suy nghĩ này dẫn đến tình trạng suốt 3 ngày học việc đầu tiên, chị quản lý gạch hết biên tập của mình. Chị bảo: 
Mình nhận ra mình đang làm phí thời gian cả của mình và người xem bởi nội dung lan man
Mình nhận ra mình đang làm phí thời gian cả của mình và người xem bởi nội dung lan man
2. Hãy nghĩ: “Có bao nhiêu người đang gặp vấn đề này”
Giai đoạn tìm idea mầm có lẽ là điều khó nhằn nhất đối với tất cả Content Creator. Tất nhiên là mình cũng vậy. Mình học việc với hiệu suất cực kỳ thấp: 2 biên tập/ ngày ấy thế mà biên tập nào cũng bị gạch bỏ vì trùng chủ đề với video đã on air hoặc viết lan man, viết lủng củng,...
Trong buổi chiều học việc thứ 3 khi mà nó chuẩn bị kết thúc lãng xẹt như hôm thứ 2 thì một câu nói vu vơ của chị quản lý đã thắp đuốc cho mình. Chị bảo:
“Em đang bị áp lực phải viết cái gì để nhiều người xem nhưng thực ra em có thể viết bất cứ vấn đề nào. Em chỉ cần nghĩ: À, có mình và bao nhiêu người ngoài kia đang gặp vấn đề giống mình. Vậy là em đã có chủ đề để viết rồi”.
Khi tan làm, mình trò chuyện với đồng nghiệp và mình phải “wow”. Mình mô tả vấn đề của mình và các chị bảo: “Ơ, chị cũng thế”; “Vãi, người yêu chị y hệt em nói luôn”. Vậy mà bình thường mình chẳng biết gì. Mình cứ nghĩ chỉ mình mình có vấn đề với điều đó thôi. Có lẽ người xem cũng cần một ai đó khơi gợi ra vấn đề của họ và của cộng đồng chăng? Từ đó mỗi khi bí ý tưởng mình hay lân la hỏi chuyện để khai thác insight của mọi người xung quanh bằng phương pháp phỏng vấn 1-1 “5 whys” (Mình sẽ chia sẻ kỹ hơn ở bài viết sau). 
3. Viết đơn giản
Như mình đã nói ở trên, nếu bạn là một Tiktok Content Creator thì bạn nên đưa cho người xem thứ nội dung mì ăn liền - tức là nó dễ hiểu, dễ áp dụng. Chẳng ai kiên nhẫn ở lại xem video dài hơn 2 phút với các khái niệm trừu tượng được giải thích bằng các từ ngữ đầy tính học thuật. Ngay cả việc hiểu người xem còn chẳng hiểu được thì làm sao họ có thể tin và phải mua hàng của bạn chứ? 
Hồi lớp 7, lần đầu tiên mình bị cô giáo đội tuyển yêu cầu làm lại bài vì câu từ không phù hợp, quá hoa mỹ và thiếu thực tế. Mình nghĩ đó là văn phong riêng. Mình thích sự mỹ miều và cảm giác “văn học nghệ thuật” thấm đượm trong từng câu chữ. Suốt những năm cấp 3 cũng chẳng có ai ý kiến gì về cách hành văn đó. Phải cho đến khi bắt đầu làm Tiktok, mình mới lại bị yêu cầu viết lại biên tập vì câu từ quá bóng bẩy, thiếu tính gần gũi với người xem. Buồn! Nhưng đó là bài học sâu sắc của mình. 
4. Đừng quên yếu tố cảm xúc
Đây vừa là ưu điểm vừa là khuyết điểm của mình. Ưu điểm vì giọng văn của mình không khô khan như chatbot ngay cả khi mình viết nội dung ngắn. Khuyết điểm vì quá cảm xúc sẽ dẫn đến viết lan man, không nổi bật được thông điệp chính muốn truyền tải. Đơn giản như mình muốn chỉ bạn cách hết buồn nhưng mình lại dễ sa vào việc an ủi bạn:” Ừ, mình hiểu mà, mình hiểu sao bạn buồn mà” và mãi chẳng thấy cách hết buồn ở đâu. 
Tuy nhiên thì chị quản lý vẫn thường dặn mình phải khắc phục khuyết điểm và phát huy ưu điểm. Tăng sự đồng cảm, tăng khả năng khơi gợi cảm xúc sẽ là chìa khóa giúp mình giữ chân người xem ở lại với video. Dần dần, họ sẽ trở thành người xem trung thành của kênh mình. Nếu bạn theo dõi Tiktoker Chikakay bạn sẽ thấy rõ hiệu quả của yếu tố cảm xúc trong các video của chị.
5. Dám bị chê bởi Content Creator khác 
Mình thường làm bước này khi đã viết xong một bài nhưng vẫn thấy lấn cấn. Cô Thu Lan dạy môn Marketing Căn Bản ở NEU cũng nói với sinh viên rằng:” Các em muốn làm Marketing thành công thì phải cởi bỏ đôi giày của doanh nghiệp để xỏ vào đôi giày của khách hàng”. Ý tứ của cô Thu Lan cũng tương tự với ý mình muốn truyền tải. Mình sinh ra đứa con tinh thần của mình thì tất nhiên mình sẽ thấy nó hay, nó có ích, nó tuyệt vời. Thế nhưng phải là một người xem thuần túy, bạn mới có thể đánh giá khách quan Content của mình đang gặp vấn đề ở đâu. Mình thường không muốn nghe quá nhiều lời khen, ngược lại, việc bị phê bình sâu sắc mới là điều mình quan tâm hơn cả. Đây là một trong những bước quan trọng trong quy trình cải tiến mỗi ngày để nâng cao khả năng viết. Đơn cử như so với ngày thứ 2 học việc và khi đã làm được gần 1 tháng với điều kiện bị gạch biên tập nhiều lần, mình giờ đây đã hiểu thế mạnh văn phong của bản thân giúp cho việc viết có tiến bộ rõ rệt.
Mình may mắn gặp được sếp giỏi và được tham gia dự án cá nhân của chị với vai trò Content Creator. Song hành với việc tôn trọng ý tưởng, màu văn của mình, chị cũng giúp mình trở thành một người viết đa dạng hơn trên những nền tảng khác nhau. Một câu của chị khiến mình nghiêm túc hơn với công việc trong dự án và công việc cá nhân của mình đó là: “Ít nhất hiện tại, chị vẫn đang trả phí cho các em được học”. Điều đó là động lực để mình hiện thực suy nghĩ: “Chị chẳng tiếc gì để đào tạo nhân sự của mình. Vậy thì mình tiếc gì khi chia sẻ những điều mình biết cho người khác”. 
Những sự đúc kết trên đây là trải nghiệm cá nhân của mình. Hy vọng nó giúp ích cho các bạn. Chúc các bạn thành công với ước mơ của mình.